Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.271
123.157.619
 
Tận cùng của Ðức tin: Tôn giáo, Nạn khủng bố và Tương lai của Lẽ phải -Phần 7.
Sam Harris

Các Thử nghiệm trong Ý thức

Tại cốt tủy của mỗi tôn giáo ẩn chứa một khẳng định không thể chối từ về thân phận loài người: có thể thay đổi một cách căn bản sự hiểu biết về thế gian của một con người. Mặc dù chúng ta thường sống trong khuôn khổ những giới hạn đặt để  bởi những thói quen chú ý thông thường của mình - thức dậy, làm việc, ăn uống, xem truyền hình, trò chuyện với người khác, ngủ, mộng mơ - hầu hết chúng ta đều hiểu, dù mờ nhạt, rằng những kiến thức lạ thường có thể xảy ra.

 

Vấn nạn của tôn giáo là ở chỗ tôn giáo đã pha trộn hết sức nhuần nhuyễn sự thực này với nọc độc của sự phi lý. Lấy Kitô giáo làm một ví dụ: Việc Jesus là một người đã tự mình chuyển hóa thật chưa đủ để trở thành một mức độ khiến cho Bài giảng trên núi có thể là lời thú tội của lòng ông. Ông còn phải là con trai của Thượng đế, phải sinh ra từ sự trinh nguyên và có số phận phải trở lại thế gian trong các đám mây của vinh hiển. Hiệu quả của các tín điều ấy là để làm cho một kiểu mẫu như Jesus là vĩnh viễn không thể với tới được. Lời rao giảng của ông không còn là một tập hợp những khẳng định có tính kinh nghiệm chủ nghĩa về mối liên lạc giữa đạo đức và các nhận thức tâm linh mà thay vào đó đã trở thành câu chuyện thần kỳ vô cớ, khá ghê tởm. Theo tín điều của Kitô giáo, trở thành một con người như Jesus là điều bất khả. Người ta chỉ có thể tính đếm các tội lỗi của mình, tin vào những điều không thể tin được và chờ ngày tận thế.

 

Nhưng một câu trả lời toàn bộ hơn cho sự hiện hữu là có khả năng với chúng ta, và sự minh chứng về Jesus cũng như hàng vạn sa số những người đàn ông, đàn bà khác qua nhiều thế hệ, đã chứng thực cho điều này. Thử thách cho chúng ta là sự bắt đầu nói về những khả năng này trong những ý nghĩa hợp lý.

 

Cuộc truy tìm Hạnh phúc

Ngay các bông hoa ngoài đồng cũng được che phủ một cách tuyệt diệu, tôi và quý bạn bị lôi ra khỏi tử cung trần truồng và kêu la thất thanh. Chúng ta cần gì để được hạnh phúc ? Hầu như tất cả những gì chúng ta làm đều được xem như câu trả lời cho câu hỏi này. Chúng ta cần thức ăn,quần áo và chốn che thân. Chúng ta cần bầu bạn. Và rồi chúng ta cần học hỏi vô vàn những điều để tận hưởng được tất cả những điều này. Chúng ta cần tìm được việc làm mà mình thích, và chúng ta cần thì giờ cho các giải trí. Chúng ta cần rất nhiều thứ, và dường như không có gì thay thế được ngoài việc cứ tìm kiếm và tiếp tục tìm kiếm, hết điều này đến điều khác, hết giờ này qua giờ khác.

Nhưng phải chăng những điều ấy có hằng đủ để hạnh phúc ? Phải chăng một con người được bảo đảm sẽ được hạnh phúc chỉ từ việc có sức khỏe, tiền bạc và những người thân thích bạn bè tốt ? Rõ ràng là không. Phải chăng những điều ấy thực sự cần thiết cho hạnh phúc ? Nếu đúng là cần thiết thì tại sao những người theo phái Yoga ở Ấn độ từ bỏ tất cả vật chất và các vướng mắc gia đình chỉ để trải qua nhiều chục năm cô độc trong hang động mà thực hành suy tưởng ? Dường như những người đó cũng hạnh phúc nữa. Thực thế, một số người đó đã khẳng định là họ hoàn toàn thực sự hạnh phúc.

 

Rất khó để mà tìm được một từ ngữ cho cái công việc khó khăn của con người nhắm trực tiếp đến hạnh phúc - đến loại hạnh phúc có thể sống sót nổi qua những thất vọng của tất cả các niềm ao ước thông thường. Thuật ngữ "tâm linh" như không thể tránh khỏi ở đây - và như tôi đã dùng đến nhiều lần trong cuốn sách này - nhưng thẳng thắn mà nói, thuật ngữ ấy có quá nhiều nghĩa rộng đến nỗi trở thành lúng túng. Có lẽ chữ "Chủ nghĩa thần bí" có vẻ trang trọng hơn nhưng từ ngữ ấy lại có quá nhiều liên kết không may của chính nó. Không một từ ngữ nào có thể nắm được tính hợp lý và sâu sắc của cái khả năng mà giờ đây chúng ta phải cân nhắc: rằng có một hình thái sảng khoái sung sướng (well-being) thay thế được tất cả mọi hình thái khác, thực ra là, vượt khỏi được tính cách hay thay đổi của bản thân các kinh nghiệm. Tôi sẽ dùng đế cả hai từ "tâm linh" và "chủ thuyết thần bí" một cách có thể thay đổi lẫn nhau ở đây, bởi vì, không có lựa chọn nào khác, nhưng xin các độc giả nên nhớ rằng tôi sẽ dùng đến hai từ ngữ này trong một ý nghĩa nghiêm ngặt. Trong lúc thăm viếng bất cứ tiệm sách thuộc thế hệ mới nào cũng sẽ khám phá ra rằng con người hiện đại đã từng ôm nắm một vùng nản lòng của các mối thiên kiến “tâm linh”- từ loại sức mạnh chữa bệnh của các tinh thể, cách thụt rửa ruột đến các sôi nổi của việc bắt cóc người hành tinh – các bàn luận của chúng ta sẽ tập trung đến một hiểu biết đặc thù vốn có thể có được một liên quan đặc biệt cho cuộc truy tìm hạnh phúc của chúng ta.

 

Hầu hết các giảng dậy về tâm linh đều đồng ý rằng có nhiều cách để đến với hạnh phúc hơn là trở nên một thành viên tích cực của xã hội, một khách hàng hớn hở của một lạc thú hợp pháp, và một kẻ tích cực sinh con đông đúc có ý thích hưởng thụ các lạc thú hợp pháp ấy . Thật thế, nhiều người cho rằng chính là cuộc truy tìm của chúng ta cho hạnh phúc – nỗi thèm muốn kiến thức và kinh nghiệm mới của chúng ta, nỗi khao khát nhận thức của chúng ta, các nỗ lực của chúng ta để tìm được một người bạn tình lãng mạn đúng cho mình, ngay cả lòng mong mỏi của chúng ta về bản thân một kinh nghiệm tâm linh- khiến chúng ta không chú ý đến một hình thái sảng khóai sung sướng (well-being) ẩn sâu đến sự hiểu biết trong từng phút giây hiện tại. Một số phiên bản của nhận thức này như nằm sâu trong cố tủy của nhiều tôn giáo của chúng ta, do đó không có cách gì để phân biệt được dễ dàng giữa các tín điều.

 

Mặc dù rất nhiều người chúng ta trải qua hàng bao nhiêu thập niên mà không phải chứng nghiệm một ngày trọn vẹn nào trong cô độc nhưng chúng ta thực đang sống cô độc trong tâm thức của chính mình trong từng khoảnh khắc. Bất kể là chúng ta sát kề bên người khác đến đâu, các khoái lạc và đau khổ cũng chỉ là của riêng mình. Thực hành tâm linh thường được nhắc đến như một cách giải quyết hợp lý nhất cho tình huống này. Cái khẳng định nằm ẩn náu ở đây là cái mà chúng ta có thể nhận ra được một điều gì về bản chất của ý thức trong khoảnh khắc này sẽ cải thiện được đời sống chúng ta. Kinh nghiệm của vô số nhà tu hành cho thấy rằng ý thức - thuần túy là điều kiện trong đó ta suy nghĩ, cảm xúc, và ngay cả ý thức về chính mình xuất hiện – không bao giờ thực sự thay đổi bởi cái gì nó hiểu được. Nghĩa là sự biết vui không thể trở thành niềm vui, sự biết buồn không thể chuyển thành nỗi buồn. Từ trọng tâm quan điểm về ý thức, chúng ta chỉ đon thuần hiểu được về ánh sang, âm thanh, cảm giác, trạng thái và các suy nghĩ. Nhiều bài giảng dậy về tâm linh cho rằng nếu chúng ta có thể nhận biết được bản sắc của mình như bản thân của ý thức, như chỉ là một chứng nhân của những sự xuất hiện, chúng ta sẽ nhận thấy được mình mãi mãi thoát khỏi các thăng trầm của kinh nghiệm. 

 

Điều này không phải để chối bỏ rằng đau khổ có một chiều kích vật lý. Cái sự thực của một viên thuốc như Prozac có thể giảm nhẹ được rất nhiều triệu chứng trầm cảm cho thấy rằng các đau đớn về tinh thần có thể không còn là môt thứ siêu phàm hơn một viên thuốc màu xanh. Chúng ta hiểu bản thân các ý tưởng có được cái sức mạnh hoàn toàn xác định được kinh nghiệm của một con người về cả thế giới. [i]Ngay cả tầm quan trọng của cơn đau thể chất ghê gớm cũng được đưa vào sự diễn giải một cách chủ quan. Hãy thử nghĩ đến cơn đau đẻ: Có bao nhiêu phụ nữ thoát khỏi được kinh nghiệm đau đớn này ? Bản thân cơ dịp này thường là một cơ dịp hạnh phúc nếu như tất cả đều diễn ra xuông xẻ tốt đẹp với cuộc sản sinh. Thử tưởng tượng sự khác biệt sẽ đến là dường nào nếu người phụ nữ đã bị hành hạ bởi cơn đau đẻ thông thường lại phải đau khổ thêm vì một nhà khoa học điên loạn ? Các cảm giác có lẽ cũng giống nhau, nhưng những cảm giác này có lẽ là một kinh nghiệm tồi tệ nhất trong đời sống của bà sản phụ. Điều này rõ ràng là khiến phải đau đớn nhiều hơn ngay cả về thể chất hơn là những cái đau từ riêng cảm giác .

 

Các truyền thống tâm linh của chúng ta cho thấy rằng chúng ta có được khá đủ chỗ ở đây để thay đổi mối quan hệ của mình đối với các nội dung của ý thức, và từ đó chuyển hóa được kinh nghiệm của mình về thế gian. Thật vậy, đã có một khối lượng sách vở lớn lao chứng minh cho điều này.[ii] Cũng rõ ràng là không có gì cần đến sự tin vào những chứng cớ yếu kém để chúng ta xem xét đến khả năng này với một tâm thức cởi mở.

 

Ý thức

Như Descartes, hầu hết chúng ta bắt đầu những câu hỏi này như những nhà tư tưởng, bị đào thải bởi những giới hạn từ tính chủ quan của mình để dối trá trong một thế gian vốn xuất hiện khác hơn là chúng ta tưởng. Descartes làm nổi bật tính lưỡng phân này bằng cách khẳng định có hai thực thể được tìm thấy trong vũ trụ của Thượng đế : vật chất và tinh thần. Ðối với tất cả chúng ta, một chủ thuyết nhị nguyên của loại này không khác gì một nội dung của hiểu biết thông thường (dù thuật ngữ “linh hồn” có vẻ hùng vĩ hơn, theo như tâm thức của chúng ta thường tự xử sự). Tuy nhiên, dù khoa học đã tỏa ánh sáng cụ thể trên các bí ẩn của tâm thức con người, thuyết nhị nguyên của Descartes (cùng với “tâm lý dân gian” của chính chúng ta) đã đi đến một số cư xử thô bạo. Ðược chống đỡ bởi các thành công không thể chối bỏ được qua ba thế kỷ của khảo cứu thuần túy khoa học, nhiều triết gia và khoa học gia giờ đây chối bỏ sự phân biệt của Descartes vế tinh thần và vật chất, tâm hồn và thể xác, như sự nhượng bộ đến lòng mộ đạo Kitô giáo rằng chắc chắn nó là như thế, và tưởng tượng rằng bằng cách ấy chúng đã xóa bỏ được vực sâu khái niệm giữa ý thức và thế giới vật chất.

 

Trong chương vừa rồi chúng ta đã thấy là các niềm tin của chúng ta về ý thức đã gắn liền mật thiết với đạo lý của chúng ta. Chúng cũng ngẫu nhiên có một quan hệ trực tiếp đến quan niệm của chúng ta về cái chết. Hầu hết các nhà khoa học tự nhận mình là các nhà vật lý học, điều này có nghĩa là họ tin rằng các đời sống tinh thần và tâm linh của chúng ta hoàn toàn tùy thuộc vào sự hoạt động của não bộ chúng ta. Từ lý giải này, khi bộ não chết đi, dòng chảy của sự sống chúng ta phải đi đến chung cuộc. Một khi ngọn đèn của các hoạt động thần kinh đã tàn lụi, sẽ không còn gì sống sót nữa. Thật thế, nhiều nhà khoa học mang đến sự quả quyết này như thể tự bản thân nó là một lời nguyền thiêng liêng đặc biệt, thử mang điều thẳng thắn trí thức này mà hỏi ý bất cứ người đàn ông, phụ nữ, hay trẻ em nào xem ai là kẻ đủ cứng rắn để nuốt vào.

 

Nhưng sự thực là chúng ta đơn giản không hề biết được điều gì xảy ra sau khi chết đi. Mặc dù có quá nhiều điều đã được bàn cãi chống lại một khái niệm ngây thơ về một thứ linh hồn độc lập với não bộ [iii], nơi chốn của ý thức trong thế giới tự nhiên vẫn là một câu hỏi rộng mở. Ý tưởng rằng não bộ sản sinh ra ý thức chỉ đại loại như  một bài viết về đức tin giữa các khoa học gia vào hiện tại này, và có rất nhiều lý lẽ để tin rằng các phương pháp của khoa học sẽ đủ để hoặc là chứng minh hoặc phế bỏ điều ấy.

 

Một cách không tránh khỏi, các nhà khoa học coi ý thức như là một thuộc tính đơn thuần của một số động vật có não bộ lớn. Tuy nhiên, vấn đế là khi được khảo cứu như thể một hệ thống vật lý, không có gì về não bộ khẳng định được nó là tác nhân mang gánh cái đại lượng nội tại, khác thường mà mỗi chúng ta chứng nghiệm như là ý thức trong mỗi trường hợp riêng của mình. Mỗi luận thuyết toan tính tỏa ánh sáng lên biên giới giữa ý thức và vô thức, tìm kiếm sự khác biệt vật chất khiến tạo nên một thứ phi thường, lệ thuộc vào các báo cáo chủ quan để báo hiệu một sự kích thích thử nghiệm đã được theo dõi [iv]. Ðịnh nghĩa có thể dùng được cho ý thức, do đó, là tính thông báo được (reportability). Nhưng ý thức và tính thông báo được không phải là cùng một thể loại. Loài sao biển có ý thức không ? Không có khoa học nào đúc kết được ý thức với tính thông báo được để mang đến một câu trả lời cho câu hỏi này. Để tìm kiếm ý thức trong thế giới trên căn bản của các biểu hiệu trông thấy được là điều duy nhất chúng ta có thể làm. Tuy nhiên, để xác định ý thức trong các ý nghĩa của những biểu hiện trông thấy được là một sai lầm. Các máy điện toán của tương lai, đủ tiến bộ để đậu được trắc nghiệm Turing sẽ mang đến được một tính cách phong phú về loại tự-thông báo - nhưng chúng sẽ có tính ý thức hay không ? Nếu như chúng ta chưa từng được hiểu thì sự hùng biện về nội dung này sẽ không quyết định được vấn đề. Ý thức có lẽ là một hiện tượng sơ đẳng hơn là các sinh thể sống và não bộ của chúng. Và có lẽ không có một phương cách rõ ràng nào để loại trừ một tiền đề có tính thực nghiệm [v]như thế.

 

Và do vậy, dù chúng ta hiểu biết khá nhiều về chính chúng ta trong các ý nghĩa về cơ thể, tâm lý, và tiến hóa, chúng ta hiện hoàn toàn không biết tại sao nó lại "giống như một điều gì" để trở thành như chúng ta. Cái sự thật mà vũ trụ lấp lánh nơi bạn đứng, các suy nghĩ và trạng thái cùng tình cảm của bạn có tính cách thuộc về phẩm chất thực là một bí ẩn tuyệt đối - chỉ so sánh được từ sự bí ẩn vốn được chắp nối mạch lạc một cách nổi tiếng bởi triết gia Schelling, rằng chắc là phải có bất cứ một điều gì trong vũ trụ này hơn là không có gì cả. Vấn nạn ở chỗ là kinh nghiệm của chúng ta về não bộ, như một đối tượng của thế gian, đã khiến chúng ta hoàn toàn vô cảm về cái thực tại của ý thức, trong khi kinh nghiệm của chúng ta như một não bộ chẳng cho chúng ta được một kiến thức gì cả. Căn cứ vào tình huống này, thật là hợp lý để kết luận rằng khu vực của tính chủ quan chúng ta cấu thành một không gian thích ứng (và thiết yếu) của sự nghiên cứu vào bản chất của vũ trụ: như thể một số sự thực sẽ được khám phá chỉ bằng ý thức, trong các giới hạn của người đầu tiên hoặc không hề khám phá ra điều gì cả.

 

Nghiên cứu trực tiếp bản chất của ý thức thông qua sự xem xét nội tâm kéo dài, đơn giản chỉ là tên gọi khác cho sự thực hành tâm linh. Nên tách bạch rõ ràng là bất kể kinh nghiệm của bạn có thể chuyển hóa được ra sao-sau bốn mươi ngày đêm trong sa mạc, sau hai mươi năm trong hang động hay là sau khi một số cơn đau serotonin đã được truyền vào hệ thống thần kinh của bạn- những chuyển hóa này sẽ là một vấn đề của các thay đổi xảy ra trong nội dung của ý thức bạn. Bất kể Jesus đã chứng nghiệm gì, ông đã chứng nghiệm bằng ý thức. Nếu ông yêu người láng giềng như chính mình thì điều này chỉ giống như là một giải thích về việc Jesus đã cảm thấy như thế nào giữa hiện diện của những con người khác. Lịch sử của tâm linh nhân loại là lịch sử của các nỗ lực khám phá và thay đổi sự cung cấp của ý thức thông qua các phương pháp như tuyệt thực, ca múa, loại bỏ cảm giác, cầu nguyện, thiền định và sự xử dụng các dược thảo về tâm lý. Không còn thắc mắc gì nữa về những chứng nghiệm thuộc loại này có thể được thực hiện trong một nội dung hợp lý. Thật thế, chúng là những phương tiện duy nhất của chúng ta để quyết đoán được các điều kiện của con người có thể chuyển hóa một cách có chủ tâm đến giới hạn nào. Công việc táo bạo đó chỉ trở nên vô lý khi con người bắt đầu tạo ra các khẳng định về thế gian mà không được hỗ trợ bởi các chứng cứ thực nghiệm.

 

Chúng ta đang gọi "ta" là gì ?

 

Các khả năng tâm linh của chúng ta phần lớn tùy thuộc vào những gì mà chính chúng ta là. Trong các ý nghĩa vật lý, mỗi chúng ta là một hệ thống, khóa chặt trong một sự hoán chuyển không gián đoạn của vật chất và năng lực với một hệ thống lớn hơn của địa cầu. Cuộc đời của chính các tế bào của bạn được xây dựng trên một mạng lưới các hoán đổi qua lại mà bạn có thể xử dụng chỉ một tác dụng ý thức thô sơ nhất - trong hình thức quyết định mình có nên nín thở hay là lấy thêm một lát pizza nữa ra khỏi tủ lạnh. Như một hệ thống vật chất, bạn không còn được độc lập hơn là lá gan của mình về bản chất ở khoảnh khắc này như toàn bộ cơ thể mình. Như một tập hợp của các tế bào tự phối và tự chia liên tục, bạn cũng có tính liên tục với những điềm báo trước có tính di truyền của mình: cha mẹ mình, và trở về hàng chục triệu thế hệ - ở cái thời điểm mà tổ tiên của bạn bắt đầu nhìn ít giống  những đàn ông, đàn bà từ bộ răng xấu xí như những váng bẩn nổi trên mặt ao hồ. Thật xứng đủ để nói rằng, trong các ý nghĩa về thể chất, bạn không khác gì một gợn nước xoáy trong dòng sông vĩ đại của sự sống.

 

Nhưng, dĩ nhiên bản thân cơ thể của bạn là một môi trường đầy những sinh thể, trong mối quan hệ đến những sinh thể bạn có chủ quyền chỉ trong danh xưng. Ðể khảo sát cơ thể của một con người, các cơ phận và mạch máu, các tế bào và các vi sinh khuẩn đường ruột (than ôi, có khi là fauna), là để phải đương đầu với một thế giới không còn làm chứng gì hơn về trí thông minh có tính ý thức hơn là thế giới trên quy mô lớn. Có lý do nào để để nghi ngờ, khi quan sát chức năng của các ti thể bên trong một tế bào, hay sự co rút của các cơ bắp trong bàn tay, rằng có một ý thức , ở trên và vượt ra khỏi một tiến trình như thế để nghĩ rằng “tổ quốc chính là ta” (L’etait c’est moi). Thật vậy bất cứ đặc quyền nào chúng ta đã toan để hòa hợp với cái giới hạn của làn da bọc ngoài trong cuộc tìm kiếm của chúng ta cho cái ta vật chất có lẽ là hoàn toàn tùy tiện.

 

Các giới hạn của cái ta tâm trí còn không dễ nhận diện hơn: các di truyền văn hóa, những điều cấm kỵ, các hình thái nghi lễ, các quy ước về ngữ học, những định kiến, các lý tưởng, thành kiến thẩm mỹ, các âm hưởng thương mại – cái hiện tượng đang  cư trú các miền đất xinh đẹp của tâm hồn chúng ta là các di dân từ thế giới nói chung. Nếu bạn ao ước muốn được gọn gàng - muốn có thị hiếu trong ăn mặc, ý thức cộng đồng của bạn, mong đợi của bạn về lòng tử tế với nhau, sự hổ thẹn của bạn, tính nhã nhặn của bạn, kiểu cách tình dục của bạn v.v...- điều gì bắt nguồn từ chính nơi bạn ? Đó có phải là những suy tưởng đúng nhất về những gì đang trú trong bạn hay không ? Những hiện tượng này là các kết quả trực tiếp sự ngâm nhúng của bạn vào trong một thế giới của những mối quan hệ xã hội và văn hóa ( cũng như là sản phẩm của di truyền của bạn). Nhiều hiện tượng tựa như không còn là "bạn" nữa, hơn là quy luật văn phạm Anh văn cho thấy "bạn" là ai.

 

Và rồi thì, những cảm giác về một bản ngã vẫn tiếp tục dai dẳng. Nếu như cái ý nghĩa "ta" nói đến bất cứ điều gì, thì đơn giản là nó không chỉ nói về thể xác. Sau cùng, hầu hết chúng ta cảm thấy như một bản ngã riêng trong khuôn khổ của thể xác. Tôi nói về thể xác của tôi cũng như tôi nói về chiếc xe hơi của mình, vì một lý do đơn giản là mọi hành vi của nhận thức hay nhận biết chuyên chở ý nghĩa ẩn kín rằng cái biết là điều gì khác hơn điều được biết. Hệt như cái ý thức của tôi về chiếc xe hơi của tôi chứng tỏ rằng tôi, như một chủ thể, là điều gì khác hơn chiếc xe của tôi, là một vật thể, tôi có thể được nhận biết từ tay mình, hay từ một cảm xúc, và chứng nghiệm cùng một sự phân tích giữa chủ thể và vật thể. Vì nguyên nhân này, cái bản ngã đơn giản không thể ngang bằng với cái tổng thể của đời sống tinh thần của một người hay với cái tính cách của người ấy như một sự toàn bộ[vi] . Hơn thế nữa, đó là trọng tâm của quan điểm về những tình trạng thay đổi của tinh thần và thể xác xuất hiện như sao chùm. Bất kể mối tương quan giữa ý thức và thể xác thực sự như thế nào, trong các ý nghĩa chứng nghiệm của thể xác là một điều gì mà đối với bản ngã ý thức nào, nếu có một bản ngã như thế, có giá trị trong mối tương quan với nhau. Một cách chính xác là khi, trong những ý nghĩa tiến bộ hay cách mạng, trọng tâm của quan điểm này nảy sinh không được biết đến, nhưng có một điều rõ ràng ; vào một số thời điểm trong năm đầu của hầu hết đời sống con người được rửa tội như thể "tôi", một chủ thể quanh năm suốt tháng, cho kẻ mà tất cả các xuất hiện, bên trong bên ngoài, trở nên vật thể của một thể loại, được chờ đợi để được biết đến. Và nó là cái "tôi" mà mọi nhà khoa học bắt đầu cuộc truy tìm vào bản chất của thế gian và mọi con người ngoan đạo đều chắp tay trong lời cầu kinh của mình.[vii]

 

Ý nghĩa của bản ngã có lẽ là sản phẩm của hành vi do chính mình miêu tả về hình ảnh của não bộ; cái nhìn về thế giới của nó tạo ra một hình ảnh của kẻ nhìn thấy. Thật là quan trọng để nhận ra rằng cảm giác này – cảm giác mà mỗi chúng ta có về sự thích ứng, hơn là cái thuần túy tồn tại, một không gian của chứng nghiệm – không phải là đặc điểm cần thiết của ý thức. Nói cho cùng, có thể hiểu được rằng một sinh vật có thể tạo nên một tiêu biểu của thế giới mà không cần phải tạo nên một tiêu biểu của chính mình trong thế giới. Và thật ra nhiều người thực hành tâm linh khẳng định sự chứng nghiệm thế giới đúng từ cách thức này, dịch chuyển hoàn hảo từ bản ngã.

 

Một tìm kiếm căn bản về ngành thần kinh tâm lý học sẽ tăng thêm niềm tin cho các loại khẳng định đó. Không nhiều lắm về việc chúng là gì mà chúng làm gì khiến các tế bào thần kinh nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ và cảm được. Như các hoạt động khác xuất hiện từ hoạt động của não bộ, cái cảm giác về tự thân được xem đúng nhất là một tiến trình. Do đó, điều này không đáng ngạc nhiên lắm khi chúng ta có thể mất cảm giác này, bởi vì tiến trình, bởi chính tính chất của nó, có thể bị gián đoạn. Trong khi các chứng nghiệm về tính tự thân không cho thấy điều gì về mối quan hệ giữa ý thức và thế giới vật chất (và từ đó lặng im về câu hỏi cái gì xảy ra sau khi chết), các chứng nghiệm này có những ám chỉ rộng rãi cho các khoa học về tâm thức, cho các tiếp cận của chúng ta về tâm linh, và cho các nhận thức của chúng ta về hạnh phúc của con người.

 

Như một hiện tượng tinh thần, việc đánh mất bản ngã không hiếm hoi như sự cẩu thả có tính uyên bác về chúng mang lại. Kinh nghiệm này được đặc điểm hóa bởi sự mất đột ngột của nhận thức khách quan/chủ quan: chuỗi liên tục của kinh nghiệm vẫn còn lại, nhưng người ta không còn cảm giác là có một điều được biết đứng giữa cái biết . Các suy nghĩ có thể xuất hiện, nhưng cảm giác khiến một người là kẻ suy nghĩ của những tư tưởng này đã tan biến mất. Một điều gì đã dứt khoát thay đổi ở mức kinh nghiệm của một khoảnh khắc -đến-khoảnh khắc của một người, và sự thay đổi này - sự biến mất của bất cứ điều gì được gọi bằng “tôi/ta” có thể gắn dính vào một cách trung thực – báo hiệu rằng đã từng có một chứng nghiệm có ý thức về cái tự thân(selfhood) suốt lúc đó tuy nhiên khó có thể biểu thị được đặc điểm của nó.

 

Hãy nhìn vào cuốn sách này như một đối tượng vật chất. bạn ý thức được nó như một xuất hiện trong ý thức. Bạn có thể cảm giác rằng ý thức của mình là một việc – nó là bất cứ điều gì lấp lánh thế giới của bạn có lẽ từ một số điểm sau đôi mắt của bạn, và cuốn sách là một việc khác. Đây là loại nhận thức có tính nhị phân (chủ quan/khách quan) đã đặc điểm hóa kinh nghiệm đời sống thông thường của chúng ta. Tuy nhiên, có thể tìm thấy chính mình bằng cách đặt phép lưỡng phân này trong nghi vấn-và ngay cả vứt bỏ tất cả chúng đi.

 

Các nội dung của ý thức – ánh sáng, âm thanh, cảm giác, suy nghĩ, tính cách v.v…- bất cứ chúng là gì ở vị trí nào của não bộ, đơn thuần là các diễn tả của ý thức ở tầm mức của kinh nghiệm chúng ta. Không nhận thức được như thế, đa số các xuất hiện này có lẽ tác động đến ý thức từ bên ngoài, và ý thức về cái ta nổi lên, và trở nên bám chặt vào, khi cái cảm giác là cái điều mình biết bị giới hạn, điều chỉnh, và thường bị đè nén bởi cái được biết. Thật thế, điều này tựa như cha mẹ chúng ta tìm thấy chúng ta trong những cái nôi rất lâu trước khi chúng ta tìm thấy mình ở đó, và rằng chúng ta thuần túy bị hướng dẫn bởi những cái nhìn chăm chú, các chỉ trỏ của họ để kết hợp chung quanh một trung tâm của nhận thức có tính ám chỉ vốn không thực sự hiện hữu [viii]. sau đó, mỗi vuốt ve chăm sóc, mỗi thỏa mãn của cơn đói khát cũng như các hình thức thay đổi của sự tán thành hay khiển trách đến trong sự trả lời về các hành động của tinh thần nội tại của chúng ta, có lẽ xác định một ý thức bản ngã mà chúng ta, thí dụ, cuối cùng học để gọi "ta" - và do đó chúng ta đã trở nên một quỹ tích hẹp chung quanh tất cả các sự việc và các biến cố, vui vẻ và không vui vẻ, tiếp tục cuốn xoáy.

 

Trong các ý nghĩa chủ quan, cuộc truy tìm bản ngã có lẽ dẫn đến một nghịch lý: sau cùng, chúng ta đang tìm kiếm chính ngay điều vốn đang thực hiện sự tìm kiếm. tuy nhiên hàng nghìn năm của kinh nghiệm nhân loại cho thấy rằng cái nghịch lý ở đây chỉ là bên ngoài; nó không chỉ thuần túy rằng cái thành phần cấu thành của kinh nghiệm chúng ta khiến chúng ta gọi "ta" không thể tìm thấy được; chính là nó đã thực sự biến mất khi tìm kiếm trong một phương cách nghiêm nhặt.

 

Những điểm đề cập trên chỉ là một nước bóng bên ngoài hiện tượng học ở đây, nhưng nó cũng đủ để cho chúng ta bắt đầu. Cái căn bản sự thực (và tôi nghĩ không thể bàn cãi được) chính là hầu hết nhân loại trải nghiệm tính hai mặt của chủ thể và đối thể trong một số giới hạn, và hầu hết chúng ta cảm thấy sức mạnh của nó gần như trong mọi khoảnh khắc của đời sống. Chắc chắn không phải là sự cường điệu để bảo rằng cái cảm giác mà chúng ta gọi “ta” là một trong những đặc điểm rông khắp và dễ thấy nhất của đời sống nhân loại: và các ảnh hưởng trên thế giới của nó, khi sáu tỉ “bản ngã” theo đuổi các kết quả khác nhau và đôi khi hoàn toàn không tương thích với nhau, so với những thứ có thể gán cho hầu hết những hiện tượng khác trong thiên nhiên. Rõ ràng, Không có điều gì là tối ưu- hoặc ngay cả sống còn được một cách cần thiết- về hình thái hiện tại của chủ quan chúng ta. Hầu như mọi vấn nạn nào chúng ta cũng có thể gán cho sự thật là con người bị lừa dối đến tận cùng bởi cảm giác của sự phân chia. Có lẽ rằng một tính chất tâm linh có thể sói mòn được tính nhị nguyên ấy, chỉ qua sự trầm tưởng của ý thức, đã không giúp được gì nhưng cải thiện được tình thế của chúng ta. Sẽ có hay không có một số lượng rất lớn những con người dự phần vào vai trò khám phá địa hình địa vật này là tuỳ thuộc vào cuộc luận bàn về tôn giáo của chúng ta tiến hành như thế nào. Rõ ràng là không có một trở ngại nào cho cuộc tiếp cận thực sự đến kinh nghiệm tâm linh lớn hơn các niềm tin hiện tại của chúng ta về Thượng Ðế.

 

Sự Thông thái của Đông phương

Những điều đề cập trên sẽ gây ấn tượng không tránh khỏi đến một số độc giả như thể một sự bùng nổ rối rắm về triết học có tính suy đoán. Điều này thật là không may, bởi vì không một điều gì đã từng được suy đoán hoặc ngay cả phù hợp một cách chi tiết với triết học-tối thiểu trong ý nghĩa mà thuật ngữ này từng được yêu cầu đến ở phương Tây. Hàng nghìn năm đã trôi qua kể từ khi một triết gia phương Tây nào đó đã tưởng tượng rằng một con người có thể được khiến cho trở nên hạnh phúc, an bình, ngay cả thông thái, trong một ý nghĩa thông thường, từ cuộc truy tìm chân lý của y[ix]. Sự chuyển hóa cá nhân, hoặc ngay cả sự tự giải phóng khỏi cái ảo tưởng của bản ngã, dường như đã từng được suy nghĩ nghĩ quá nhiều để mà hỏi rằng: hay tốt hơn là chẳng suy tưởng gì cả. Hậu quả là, đa số chúng ta ở phương Tây thường không được trang bị một cách khái niệm để hiểu được các khẳng định có tính kinh nghiệm của các loại viện dẫn trên.

 

Thực ra, các khác biệt về tâm linh giữa Đông và Tây đều gây kinh ngạc đến từng tiểu tiết một như những khác biệt thuộc về vật chất giữa Nam và Bắc. Để tóm gọn lại trong một dòng, luận thuyết đầy quyến rũ của Jared Diamond, là nền văn minh tiến bộ đã không mọc ra trong vùng sa mạc Sahara ở Phi châu, bởi vì người ta không thể cưỡi một con tê giác mà đi đánh nhau[x]. Nếu như có một hình ảnh lôi cuốn tương đương nào để giải thích được tại sao chủ thuyết thần bí kinh nghiệm không mang tính nghị nguyên dường như chỉ xuất hiện ở Á châu mà thôi thì tôi chưa từng tìm thấy. Nhưng tôi ngờ rằng thủ phạm đã từng là những người Kitô giáo, Do thái giáo và Hồi giáo vốn đã chú trọng vào bản thân của đức tin. Đức tin đa phần giống như một con tê giác, thực tế: nó chẳng giúp gì nhiều về công việc thực tế cho bạn, nhưng khi ở sát cạnh, đức tin sẽ tạo nên những yêu sách ngoạn mục vì sự chú ý của bạn.

 

Điều này không phải để cho rằng thực hiện tâm linh thường đạt được ở phía đông của Bosporus. Rõ ràng không thường đạt được như thế. Cũng cần phải thừa nhận rằng Á châu luôn từng có được phần chia công bằng của họ về các nhà tiên tri giả tạo và các vị thánh bịp bợm, trong khi Tây phương chưa từng bi tước đoạt mất hết khôn ngoan của mình[xi]. Thế mà, khi đem các bí ẩn triết học vĩ đại của Đông phương so sánh với các vị sáng tạo nên triết học Tây phương và các truyền thuyết thần học, thì các khác biệt không thể nhầm lẫn được : Phật Thích ca, Shankara, ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambhava), Long Thọ Bồ Tát (Nagarjuna), Longchenpa và vô số những vị khác trải suốt đến hiện tại đều không có một tương đương nào ở Tây phương. Trong phạm trù tâm linh, chúng ta trở thành đứng trên các đôi vai của những người lùn. Do đó, có một chút băn khoăn ở đây là các học giả Tây phương đã tìm ra một quan điểm trong một giới hạn khá là tầm thường[xii].

 

Mặc dù đây không phải là một luận thuyết về tâm linh Phương Đông, nó cũng không có nghĩa không thích hợp để xem xét một cách khái quát sự khác biệt giữa tiêu chuẩn của Đông và Tây phương vì tính chân thật đáng ngạc nhiên của nó. Để minh hoạ cho điểm này, tôi đã tuyển chọn ra một cách ngẫu nhiên một chương từ một tủ sách văn chương Phật giáo. Văn bản sau đây được tìm ra ngay tức khắc, với đôi mắt nhắm nghiền, trong hàng vô số kinh sách. Tôi xin mời độc giả tìm ra bát cứ điều gì ngay cả gần giống như thế này trong Thánh kinh hay từ kinh Koran :

 

Trong khoảnh khắc hiện tại, khi (tâm thức của bạn) còn ở trong tình trạng của chính nó không tạo dựng nên một điều gì,

Sự biết ở khoảnh khắc ấy trong tự bản thân nó thì khá là tầm thường.

Và khi bạn nhìn vào chính mình một cách trần truồng bằng cách này (mà không kèm theo một suy tưởng lan man nào),

Bởi vì chỉ sự quan sát thuần chất này mới tìm thấy được một sự sáng sủa minh bạch mà không một ai ở đấy quan sát;

Chỉ có sự hiểu biết hiển nhiên trần truồng hiện diện.

(Sự hiểu biết này) thì trống không và thanh khiết vô cùng, không phải được tạo nên bởi bất cứ thứ gì.

Nó là sự thật không pha trộn, không có bất cứ thứ nghĩa đôi nào về sự sáng suốt và hư không.

Nó không lâu bền nhưng nó thực không phải được tạo nên bởi bất cứ thứ gì khác.

Tuy thế, nó không phải chỉ là một thứ vô nghĩa hay một thứ gì có thể bị tiêu hủy bởi vì nó rõ ràng và nó hiện hữu.

Nó không hiện hữu như một đơn thể bởi vì nó có mặt và rõ ràng trong các ý nghĩa của sự trở thành nhiều điều khác.

(mặt khác) nó không được tạo nên như thể một bội số của các sự việc bởi vì nó không thể tách chia vì một vị riêng nào.

Cái sự biết tự thân cố hữu này không có nguồn từ điều gì bên ngoài chính nó.

Đây là sự khởi đầu thực sự cho các điều kiện thực của các sự thể.

 

Liên Hoa Sinh(Padmasambhava) [xiii]

 

Người ta có thể sống một thời gian vô tận như một người Kitô giáo, Hồi giáo, hay một người Do Thái giáo và sẽ chẳng bao giờ gặp được những lời giảng dậy về bản chất của ý thức như thế này. So sánh với Hồi giáo thì đặc biệt dể gây ra ác cảm, bởi vì ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) là một người gần như đương thời với Muhammad[xiv]. Dù ý nghĩa của đoạn văn trên có thể không hoàn toàn rõ ràng với mọi độc giả- đoạn văn ấy chỉ là một phần của một bài giảng dài chi tiết hơn về bản chất của tâm thức và chứa đựng một số lượng tương đối về các biệt ngữ Phật giáo (“sự sáng suốt”, “hư không”, “vị riêng” v.v…) – văn bản này là một tài liệu có tính kinh nghiệm nghiêm túc chứ không phải là một phán quyết của siêu hình học. Ngay cả các sách vở đương đại về ý thức, từ triết học, khoa học nhận thức,tâm lý học và thần kinh học cũng không thể sánh được với các loại nghiên cứu có tính chính xác phi thường vốn được tìm thấy trong khắp các kinh sách của Phật giáo. Dù chúng ta không có lý do gì để bị gắn liền một cách giáo điều với bất cứ truyền thống hướng dẫn tâm linh nào, chúng ta cũng không nên tưởng tượng rằng tất cả đều cùng thông thái như nhau hoặc biện giải như nhau. Các nghiên cứu ấy không phải là như thế. Để có thể sống còn, chủ nghĩa huyền bí phải cần đến những hướng dẫn có tính chi tiết, cái mà khiến ta phải chịu đựng những mơ hồ, giả tạo trong các phô bày của chúng hơn là bản hướng dẫn cách xử dụng cái máy cắt cỏ[xv]. Một số truyền thuyết đã nhận ra được điều này từ cả thiên niên kỷ trước. Một số khác thì không.

 

Thiền Quán

Hầu hết các kỹ thuật  về xem xét nội tâm nhằm vào việc mở hé ra các đặc tính nội tại của ý thức thường được nhắc đến như các phương pháp thiền. Tuy nhiên, để được cho rằng một con người đang “thiền” có nghĩa là không cho được một thông tin nào cả về nội dung kinh nghiệm của kẻ ấy. “Thiền” trong ý nghĩa mà tôi xử dụng ở  đây nói đến bất cứ phương tiện nào qua đó cái hiểu biết của chúng ta về “bản ngã” - của triết lý nhị nguyên chủ thể/đối thể trong nhận thức và hiểu biết – có thể được làm cho tan biến đi, trong khi ý thức vẫn tồn tại và nhận thức được một cách sinh động về sự liên tục của kinh nghiệm[xvi].

 

Trở ngại chính không thể tránh khỏi đối với thiền là sự suy nghĩ. Trở ngại này khiến nhiều người đi đến sự thừa nhận rằng mục đích của thiền là để sinh ra một tình trạng không-suy nghĩ. Đúng là một số kinh nghiệm có đưa đến sự tạm ngưng suy nghĩ  nhưng thiền ít là một nội dung của đè nén tư tưởng hơn là sự phá vỡ các nhận dạng của chúng ta với chúng, để chúng ta có thể nhận biết cái điều kiện mà ở đó bản thân các suy nghĩ nổi lên. Các khoa học gia và triết gia Tây phương thường tưởng tượng rằng suy nghĩ là một bản toát yếu của đời sống ý thức và không thể có một tâm hồn không có suy nghĩ cũng như không thể có một bàn tay không có ngón. Tuy nhiên, tri thức căn bản của hầu hết các nhà trường Đông phương về tâm linh là dù suy nghĩ là một sự cần thiết có tính thực tiễn, sự thất bại để nhận biết được suy nghĩ như là các suy nghĩ, khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác, là cái đem lại cho mỗi chúng ta cám cảm giác mà chúng ta gọi “tôi/ta”, và đây là sợi dây mà tất cả các thể trạng của sự đau khổ và không thỏa mãn bị treo lơ lửng[xvii]. Đây là một khẳng định có tính kinh nghiệm chủ nghĩa, chứ không phải là nội dung của nghiên cứu triết học. Phá vỡ vỏ bọc của suy nghĩ, tính nhị phân của chủ thể và đối thể sẽ tan biến- cũng như thể cái khác biệt căn bản giữa các tình trạng quy ước của hạnh phúc và đau khổ. Đây là một sự thực về tinh thần mà ít học giả Tây phương nào từng tạo nó thành sự thực hành để am hiểu.

 

 

Chính là từ ở đây mà sự thực hành thiền bộc lộ chính mình như thể là một nghiêm túc tri thức và không thể thiếu được. Có một điều gì để mà nhận biết được về bản chất của ý thức, và sự nhận biết này không mang đến sự nghĩ đến các suy nghĩ mới. Tựa như bất cứ sự khéo léo nào đòi hỏi đến các tinh tế trong nhận biết và hiểu biết, nhiệm vụ của sự nhận biết được ý thức trước phép lưỡng phân chủ thể/đối thể có thể dễ dàng tạo được bởi một nhà chuyên môn[xviii]. Nhưng tối thiểu trong nguyên tắc, nó là một kinh nghiệm sẵn sàng cho bất cứ ai.

 

Bây giờ bạn đang ngồi đọc cuốn sách này. Quá khứ của bạn là ký ức. Tương lai của bạn là nội dung của sự thuần mong đợi. Cả ký ức và mong đợi có thể cùng trồi lên trong ý thức chỉ như các suy nghĩ trong khoảnh khắc hiện tại.

 

Dĩ nhiên, bản thân việc đọc sách là một sinh thể của suy nghĩ. Có lẽ bạn có thể nghe âm thanh của chính mình đọc những dòng này trong tâm trí mình. Tuy vậy, những câu này không cảm giác giống như là những suy nghĩ của bạn. Các suy nghĩ của bạn là những cái đến không báo trước và đánh cắp bạn ra khỏi dòng chữ. Chúng có thể có đôi liên quan đến điều gì bạn đang đọc - bạn có thể nghĩ là "Phải chăng y vừa tự mâu thuẫn với mình ở đó ?" - hoặc chúng không hề có một tương quan gì cả. Có thể đột nhiên bạn thấy chính mình nghĩ về buổi ăn tối, hoặc về cuộc tranh luận mình vừa có dăm ngày trước, ngay cả trong khi đôi mắt của bạn vẫn đọc những dòng chữ một cách mù lòa không hay biết. Chúng ta đều biết đọc cả chương  và ngay cả đọc nhiều trang của một cuốn sách mà không hề tiêu hóa được một chữ có nghĩa là gì. Ít người trong chúng ta biết được rằng mình đã trải qua phần lớn cuộc đời mình trong tình trạng : chỉ nhận hiểu được hiện tại - hình ảnh, âm thanh, mùi vị cảm giác - một cách mập mờ, xuyên qua tấm màn che của suy tưởng. Chúng ta đã sống cuộc đời mình để tự kể cho chính mình câu chuyện về quá khứ và tương lai, trong lúc cái thực tế của hiện tại đa phần không hề được khám phá. Giờ đây chúng ta đang sống trong sự ngu dốt của tự do và sự giản đơn của ý thức trước khi có sự khởi phát của suy nghĩ.

 

Ý thức của bạn, dù vẫn chưa được hiểu trong các phạm trù khoa học, là một sự đơn giản vô cùng như một nội dung của chứng nghiệm. Ý thức của bạn chỉ đứng trước riêng mình bạn, như chính bạn, khi mọi thứ khác chung quanh xuất hiện đến sự chú ý của bạn. Bạn nhìn thấy cuốn sách này. Bạn nghe thấy nhiều thứ âm thanh. Bạn cảm thấy được cảm giác của cơ thể mình trong không gian và rồi các suy nghĩ về quá khứ, tương lai nổi lên, tồn tại một chốc rồi đi mất.

 

Tuy nhiên, nếu bạn sẽ nhìn chăm chú vào đối tượng của kinh nghiệm mình, sự vắng mặt của nó trở nên rõ rệt, nếu chỉ trong một thoáng chốc.  Mọi thứ đều còn lại - cuốn sách này, đôi tay bạn- và hãy còn nữa, cái chia cách viển vông từng tách bạch kẻ  biết và điều được biết, từ bản ngã và thế giới, nội tại với ngoại tại cũng sẽ tan biến hết. Kinh nghiệm này đã từng ở tại tâm điểm của tâm linh nhân loại trong nhiều thiên kỷ. Không có điều gì mình cần hiểu được để hiện thức hoá nó. Chúng ta chỉ cần nhìn kỹ vào cái gì mình đang gọi là "ta".

 

Một khi sự quên mình của ý thức được thoáng hiện, đời sống tâm linh có thể được nhìn như  một chủ đề về sự từ bỏ sự chú ý nhiều hơn và nhiều hơn nữa của một con người để  nhận thức này có thể trở nên vững vàng. Đây là nơi mà mối liên hệ giữa đạo đức và tâm linh trở thành không thể trốn thoát được nữa. Rất nhiều sách vở về thiền cho thấy rằng các xúc cảm tiêu cực có tính xã hội như  thù, ghen và ghét bỏ thẩy đều phát sinh và đâm nhánh cái nhận thức nhị nguyên của chúng ta về thề giới. Mặt khác, các xúc cảm như yêu thương và bác ái có lẽ đã khiến cho tâm hồn chúng ta rất mềm dẻo trong những ý nghĩa có tính hòa giải, và không ngừng dể dàng hơn để tập trung dưới ảnh hưởng của chúng. Không có gì ngạc nhiên rằng các cảm xúc này sẽ trở nên dễ dàng hơn để loại bỏ sự chú ý của một người từ những nội dung của suy tưởng, chỉ đơn giản tồn tại như ý thức, nếu thái độ căn bản của một người khác là tích cực và và nếu một ai có những mối quan hệ đã thiết lập trên căn bản này. Những vụ kiện cáo, cừu hận, các mưu mẹo khó hiểu đã bị bỏ ngục đem đến tòa án The Hague vì những tội ác đối với nhân loại không phải là những thành phần trong những thứ cần thiết cho sự ổn định của suy tưởng. Nó dường như cũng là một nội dung của loại hiểu biết thông thường rằng cái cảm giác tự ngã càng được thư dãn chừng nào thì càng ít những những tình trạng ấy nảy sinh - những tình trạng như sợ hãi và giận dữ. Các khoa học gia đang tạo nên những cố gắng ban đầu trong việc thử nghiệm những khẳng định này, nhưng tất cả những người hành thiền có kinh nghiệm đã thử nghiệm những điều này rồi[xix]. mặc dù rất nhiều những khảo cứu khoa học đã được thực hiện về thiền đã đạt đến chỉ một sự ít ỏi như là một phương tiện làm vơi nhẹ sự trầm cảm, không thắc mắc tại sao hiện tượng ích kỷ đã bắt đầu tạo được lối vào bên trong vòng quẩn đẹp đẽ của một yếu tố thứ ba: ngành khoa học về chứng nghiệm[xx].

 

Cũng giống như trong các lãnh vực khác, trực giác tâm linh thì tùy thuộc vào sự đồng lòng và bác bỏ có tính chủ quan. Tựa như các nhà toán học có thể vui thú được với những cuộc đối thoại có thể hiểu được về các tư tưởng trừu tượng (mặc dù có có luôn không đồng ý với nhau về cái gì “hiển nhiên” bằng trực giác), cũng như những lực sĩ có thể trò chuyện với nhau một cách có hiệu quả về niềm vui của thể thao, người thần bí có thể làm sáng tỏ một cách đồng thuận với nhau về các dữ kiện trong phạm vi của mình. Do đó, chủ nghĩa thần bí đích thực có thể là “khách quan” – chỉ ở trong ý nghĩa có tính nguyên tắc về thế giới này là nó đáng được duy trì – trong ý nghĩa là nó không cần phải bị vẩn đục bởi các giáo điều võ đoán[xxi]. Kinh nghiệm tâm linh, như thể một hiện tượng được nghiên cứu, không khó bảo hơn các giấc mơ, các xúc cảm, các ảo tưởng tri giác hay ngay cả chính tự thân của các suy nghĩ[xxii].

 

Một tương lai lạ thường đang chờ chúng ta: các loại máy-đọc-được suy nghĩ, thực tại ảo xác thực, cấy tạo mô thần kinh, và sự tăng cường các dược chất tinh tế có lẽ tất cả đều có những quan hệ mật thiết đến chính chúng ta và các quan niệm của chúng ta về các khả năng tâm linh. Chúng ta đang đi đến một thời đại mà chính các tính người nhất của chúng ta, trong các ý nghĩa di truyền, không còn là điều kiện cần thiết cho sự hiện hữu của chúng ta nữa. Hỗn hợp của trí tuệ con người và máy móc cũng là một khả năng quan trọng. Những thay đồi ấy trong các giới hạn truyền thống giữa cái ta và thế giới sẽ có nghĩa gì đối với chúng ta ? Các thay đổi ấy có thích hợp gì với một tâm linh vốn cắm rễ sâu trong sự thừa nhận tính không nhị nguyên của ý thức ?

 

Ðối với tôi dường như là bản chất của ý thức sẽ ăn đứt tất cả những phát triển này. Bất kể kinh nghiệm gì đang chờ đợi chúng ta - hoặc là với hỗ trợ của khoa học kỹ thuật hay sau khi chết đi - bản thân kinh nghiệm là chủ đề và các nội dung của ý thức. Tìm được rằng ý thức vốn đã vượt quá những nội dung của nó, tìm được rằng ý thức đã tận hưởng được cái niềm vui sướng thỏa mãn mà nếu không thì bản ngã sẽ phải tìm kiếm là bạn đã vượt quá được cái lý lẽ của kinh nghiệm. Thảo nào kinh nghiệm sẽ luôn luôn có tiềm năng làm thay đổi chúng ta, nhưng có lẽ những thay đổi này sẽ vẫn còn là một vấn đề của việc chúng ta có thể ý thức được gì trong khoảng khắc kế tiếp, chứ không phải ý thức là gì là trong tự bản thân nó[xxiii].

 

CHỦ THUYẾT THẦN BÍ là một sự mạo hiểm có tính lý trí. Tôn giáo thì không. Người thần bí đã nhận ra được một điều gì về bản chất của ý thức trước sự suy nghĩ, và sự nhận biết này có thể chịu được sự bàn luận có lý lẽ. Những người thần bí có những lý do cho những gì họ tin, và những lý do này thuộc về kinh nghiệm. Cái bí hiểm đục ngầu của thế gian có thể được phân tích với những khái niệm (đây là khoa học), hay có thể được chứng nghiệm hoàn toàn không có khái niệm gì cả (đây là chủ nghỉa thần bí)[xxiv]. Tôn giáo chỉ là những khái niệm tồi luôn luôn được giữ ở cùng chỗ với những khái niệm tốt. Tôn giáo là sự chối bỏ - cùng một lần toàn bộ hy vọng và nỗi sợ hãi – cái mênh mông của sự ngu xuẩn nhân loại.

 

Một mạch chảy của chân lý ẩn sâu trong cốt lõi của tôn giáo, bởi vì kinh nghiệm tâm linh, hành vi đạo đức, và các cộng đồng vững mạnh là những cần yếu của hạnh phúc con người. Và do đó truyền thống tôn giáo của chúng ta là loại trí tuệ đã chết và loại chính trị đổ nát. Dù kinh nghiệm tâm linh rõ ràng là một thiên hướng tự nhiên của tâm thức con người, chúng ta không cần phải tin vào bất cứ điều gì không đủ chứng cớ để thực hiện. Rõ ràng, cần phải có khả năng mang lý lẽ, tâm linh và đạo lý lại với nhau trong các suy tưởng của chúng ta về thế gian. Ðây sẽ là sự khởi đầu cho một tiếp cận hợp lý đến những quan tâm cá nhân sâu kín nhất của chúng ta. Và đây cũng là tận cùng của đức tin./.

 

Lê Quốc Tuấn dịch và giới thiệu



[i]  Tôi không có ý cho rằng tự thân những suy nghĩ ấy không tương đương với một số thể trạng của não bộ. Tuy nhiên, trong các phạm trù có tính quy ước, có một sự khác biệt khá rộng rãi giữa việc uống thuốc và tiếp nhận một ý tưởng mới. Rằngcả hai đều có cái sức mạnh có thể thay đổi nhận thức của chúng ta và là một trong những sự thực mê say hơn về tâm thức nhân loại.

 

[ii]  Vì những sách vở này quá nhiều để có thể trích dẫn ở đây, khá nhiều thí dụ của những văn bản ấy có thể tìm thấy trong thư mục của tôi.

 

[iii]  Ðiều gì xảy ra sau khi chết thực sự là một bí ẩn, tương tự như mối quan hệ giữa ý thức và thế giới vật chất, những không còn mối hoài nghi nào về việc tính cách của các tâm thức của chúng ta có lệ thuộc vào các chức năng của não bộ hay là không- và lệ thuộc trong các phương cách hết sức phản trực giác. Thử suy nghĩ về một trong những đặc điểm chung của kinh nghiệm cận kề cái chết: sự gần chết có lẽ thường là gặp lại những người thân thương đã chết trước đó trong một thế giới khác. Hãy đọc : Experiences near Death:Beyond Medicine and Religion của A. Kellerhear (Oxford:Oxford Univ. Press, 1996). Tuy nhiên, chúng ta hiểu rằng nhận ra được dung mạo của một người phải cần đến một phần não hình thoi nguyên vẹn, chủ yếu nằm trong bán cầu não bên phải. làm tổn thương đến phần não này dứt khoát sẽ tước đoạt mất khả năng nhận biết được khuôn mặt (giữa các thứ khác), một tình trạng chúng ta gọi là chứng bệnh mù diện mạo (prosopagnosia). Một người ở trong tình trạng này không có gì hư hỏng với thị giác chính của mình. Họ có thể thấy được màu sắc và hình dạng rất tốt. Họ có thể nhận biết được hầu hết mọi thứ từ môi trường chung quanh, nhưng không phân biệt được các diện mạo khác nhau của ngay cả thân nhân, bạn bè mình. Phải chăng chúng ta sẽ tưởng tượng ra trong những trường hợp như thế một người sở hữu một tâm hồn nguyên vẹn, đang ở đâu đó đàng sau tâm trí, khiến duy trì được khả năng nhận biết được những người than yêu của mình ? Có thể là như thế. Thực ra, trừ khi tâm hồn duy trì được tất cả những năng lực thuộc về nhận thức và kinh nghiệm thông thường của một não bộ lành mạnh, thiên đường sẽ được trú ngụ bởi những con người đau khổ vì tất cả các loại thiếu hụt thần kinh. Nhưng rồi thì, chúng ta là gì để nghĩ được về tình trạng của thần kinh hư hại khi chúng ta còn đang sống ? Một người bị bệnh mất ngôn ngữ (aphasia) có thể có một linh hồn biết đọc, nói và suy nghĩ trôi chảy không ? Một người có hệ thống thần kinh vận động bị thoái hóa bởi chứng mất khả năng điều hòa (cerebellar ataxia) có thể có một linh hồn mang được sự phối hợp của tay-mắt không ? Điều này tựa như tin rằng bên trong bất cứ chiếc xe hỏng nát nào cũng ẩn chứa sẵn một chiếc xe mới khác chỉ chờ để được chui ra.

 

Sự không hợp lý của một linh hồn có năng lực độc lập với não bộ chỉ gia tăng một khi chúng ta nhận ra được rằng ngay cả một bộ não bình thường cũng có thể được đặt ở đâu đó trong quá trình liên tục của bệnh lý. Tôi biết linh hồn mình nói tiếng Anh bởi vì đó là cái ngôn ngữ vốn đi ra từ trong tôi mỗi khi tôi nói hay viết. Tôi cũng biết khá nhiều tiếng Pháp nữa. Dường như là tôi đã quên hầu hết tiếng Pháp mặc dù vì những cố gắng giao tiếp của tôi khi ở Pháp đã khiến tạo nên không ít khôi hài và kinh hoảng nơi nhiều người bản xứ. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng cái khác nhau giữa điều tôi nhớ và không nhớ  là một nội dung thuộc về các khác biệt thể lý nơi các mạch dẫn trong não bộ của tôi-đặc biệt là ở các mối tiếp giáp có nhiệm vụ thu thập và giải mã thông tin hoặc cả hai. Do đó, việc quên tiếng Pháp của tôi, cũng có thể được xem như một hình thức hư hại về thần kinh. Và bất cứ người Pháp nào bỗng thấy khả năng ngôn ngữ của mình bị xuống cấp đến mức như tôi chắc phải mau mau đến bệnh viện để chữa trị. Vậy linh hồn của y có giữ được cái năng lực ngôn ngữ trong bất cứ trường hợp nào ? Linh hồn của tôi có giữ trong ký ức của nó cách chia động từ bruie ? Ý niệm về sự độc lập của linh hồn não bộ này sẽ chấm dứt ở đâu ? Một người nói tiếng bản xứ của một trong những ngôn ngữ Batu sẽ nhận ra rằng chức năng từ bộ phận vỏ não của tôi thực còn đáng thèm hơn. Cứ cho rằng tôi chưa từng nghe các âm thanh Batu khi còn là đứa trẻ, chắc chắn rằng tôi sẽ tìm thấy một sự khó khăn vô cùng nếu không muốn nói là bất khả để phân biệt được các âm thanh ấy, ngay cả đến việc không thể chế biến lại trong một cách thức khiến người nói tiếng bản xứ có thể thỏa mãn. Nhưng có lẽ là linh hồn của tôi cũng tinh thông ngôn ngữ  Batu nữa. Chỉ có năm trăm loại ngôn ngữ Batu như thế.

 

[iv]  Bất kể góc độ tiếp cận là thông qua nghiên cứu về các ảnh hưởng chính, chứng mù thoáng qua [change blindness] (D.J.Simsons et al., “Evidence for Preserved Representations in Change Blindness,” trong Consciousness and Cognition 11, số 1 [2002]: tr. 78-97), chứng mất thị giác và cẩu thả thị trường [visual extinction and visuospatial neglect] (G. Rees et al., “Neural Correlates of Consciousness in Humans” Nature Reviews Neuroscience 3, [tháng Tư 2002] tr. 261-70,  chứng thị giác ganh đua và các tri giác ổn kép khác [binocular rivalry and other bistable percepts] (R.Blake và N.K. Logothetics, “Visual Competition” Nature Reviews Neurocience 3, s số 1 [2002]: tr. 13-21; N.K. Logothesis, “Vision: A Window on Consciousness” Scientific American Special Edition 12, số 1 [2002] 18-25, hoặc chứng mù blind sight (L. Weikrantz, “Prime-sight and Blindsight” Consciousness and Cognition 11, số 4 [2002]: 568-81, chỉ dấu của một nhận thức tỉnh táo luôn luôn như nhau: chủ thể (là một người cường tráng [he man] hay một con khỉ) chỉ đơn giản nói với chúng ta, bằng ngôn từ hay hành động, rằng đặc điểm kinh nghiệm của y đã đổi thay hay không.

 

[v]  Tại sao những cách gây mê thông thường không phải là một phương cách để loại bỏ ? Ngâm não bộ vào trong những hoá chất cần thiết, và con người mấy ý thức- thế là hết chuyện. Tuy nhiên, vấn nạn là chúng ta không biết rằng tự bản thân ý thức thực sự bị gián đoạn trong khi bị gây mê. Cái khó khăn của việc thổi phồng ý thức lên với khả năng có thể chuyển đạt là ở chỗ chúng ta không thể phân biệt được sự ngưng lại đích thực của ý thức chỉ từ sự thất bại của ký ức. Lúc ngủ vào ban đêm thì sao ? Bạn có thể cảm thấy là không có gì cả - bạn đã là"không có ý thức". Thế còn những giấc mơ mà bạn không nhớ ? Chắc chắn là bạn có ý thức khi mình mơ. Thật thế, bạn có thể đã có ý thức trong suốt các giai đoạn của giấc ngủ. Chúng ta không thể loại trừ khả năng này xuyên qua chỉ riêng sự chuyển đạt có tính chủ quan (subjective report).

 

[vi]  Tuy nhiên, đây đúng là những loại tương đương mà các nhà khoa học và triết học nghiên cứu về "cái ta' dể bị lôi kéo. Một hội nghị vừa được tổ chức ở Viện Khoa học Nữu Ước có tên gọi "Cái ta:Từ Tâm hồn đến Não bộ", và dù cho đa phần các quan tâm được phát biểu về não bộ, không có đến một thuyết trình viên nào định rõ được cái ta trong một phương cách để có thể phân biệt được nó từ những khái niệm thực sự có tính toàn thể như "tâm hồn con người" hay "tính cách người". Cái cảm giác mà chúng ta gọi "tôi/ta" đã bị bỏ qua không hề đụng chạm đến.

 

[vii]  Dù rõ ràng không vượt qua khỏi được sự phân chia chủ thể/khách thể như  là một vấn đề của kinh nghiệm ổn định, một số triết gia đã thoái thác vấn đề ấy một cách khái niệm trong suy nghĩ của mình. Thí dụ như Satre đã nhìn thấy rằng chủ thể có thể không là gì hơn một đối thể khác trong lãnh vực của ý thức, và do đó, đã là một thứ “ có tính cùng thời với Thế gian” :

 

Thế gian không tạo ra tôi; tôi không tạo nên thế gian. Đấy là hai khách thể cho ý thức tuyệt đối không liên quan đến ai, và từ cái hiệu quả của ý thức này mà chúng liên hệ với nhau. Cái ý thức tuyệt đối này, khi được thanh tẩy bởi cái tôi, sẽ không còn có điều gì về cái chủ thể…Đó đúng là một điều kiện đầu tiên và cội nguồn tuyệt đối của sự hiện hữu. Và mối quan hệ của sự phụ thuộc lẫn nhau được hình thành từ ý thức tuyệt đối này giữa tôi và thế giới, cho cái tôi (gián tiếp và thông qua các tình trạng trung gian) để mô tả nên tất cả các nội dung của nó từ Thế giới. Không có điều gì khác cần đến trong phương cách của nền tảng triết học cho một phương cách xử thế và một quan điểm chính trị nào chắc chắn tuyệt đối.

 

Theo J.P.Sartre trong The Transcendence of the Ego: An Existentialist Theory of Consciousness, dịch bởi F.Williams và R. Kirpatrick (New York: Hill and Wang, 1937), tr. 105-6.

 

Maurice Merleau-Ponty có quan điểm tưong tự, ngay cả khi ông tự hạn chế mình trong ngôn ngữ của chủ thể/khách thể: “Thế giới không thể tách khỏi chủ thể, nhưng từ một chủ thể vốn không là gì ngoài một phỏng chiếu của thế giới, và chủ thể không thể tách khỏi thế giới nhưng từ một thế giới mà chủ thể phỏng chiếu tự nó” Trích từ F. Varela at al., The Embodied Mind: Cognitive Science and Human Experience ( Cambridge: MIT Press, 1991) tr. 4.

 

[viii]  Điều này không phải để nói rằng trẻ con là bí ẩn. Tuy nhiên, một tiến trình gia tăng cá tính hoá xuất hiện rõ rệt ngay từ khi sinh ra trở đi. Xin đọc K. Wilber, Sex, Ecology, Spirituality (Boston: Shambhala, 1995) về một phê phán đến sự tương đương sai giữa cái ông gọi là tiền-lý trí và chuyển tiếp-lý trí. Như Wilber chỉ ra, không có lý do gì để lãng mạn hóa tuổi thơ trong các ý nghĩa tâm linh. Thực ra, nếu như con trẻ của chúng ta như được sống trên vương quốc của thiên đàng, tại sao lại ngăn chúng lại. Có lẽ chúng ta đã hướng lòng ghen tỵ của mình đến những anh em linh trưởng của mình, bởi vì chúng- khi không quá mất tự chủ bởi những khoái cảm của thói ăn thịt người, hãm hiếp tập thể và tục giết trẻ sơ sinh- là những trẻ em sung sướng hơn tất cả.

 

[ix]  Do đó, một người như Heidegger, người đã khâm phục Hitler một cách hèn hạ,  tuy thế, có thể được tiến cử đến sự chú ý của chúng ta, chắc chắn không với một gợi ý của sự hổ thẹn, như một trong những nhà tư tưởng vĩ đại của Âu châu. Schopenhauer, người quả thật là một gã can đảm, đã xô đuổi ngã nhào một cô thợ may xuống cầu thang, khiến cô ta bị thương tật vĩnh viễn (ta được thuật lại là ông cảm thấy phiền bực vì giọng nói của cô ta). Những nhà tư tưởng đức độ khác cũng có thể được lựa chọn ra-Wittgenstein hiển nhiên là một tâm hồn đọa đày và là một luật gia nhiệt thành trong các trừng phạt về thể xác khi ở chung với các cô gái phóng túng- thế nhưng, và đây chính là sự thực đáng ngạc nhiên, không một nhà tư tưởng Tây phương nào có thể xứng danh để so bì với những triết gia bí hiểm vĩ đại của phương Đông. Có những người không hề cảm thấy hổ thẹn khi phải ngược  thời gian mãi đến tận Plontius để làm một thí dụ về một người thần bí hậu cứ trong môt góc Đông phương của phương Tây. Nhưng Plotius, từ sự thú nhận của chính ông, đã chỉ có một đại cương phụ mờ nhạt về cái tổng thể mà ông đã diễn tả một cách quá hùng biện, lẽ ra ông nên chỉ được nhìn nhận không hơn sự việc đã đặt ra được một mục đích trong nghiêm túc.

 

Tình huống trở nên hơi khó khăn trong thế giới cổ đại. Các triết gia Hy lạp đã thường phát biểu về tình trạng hạnh phúc chân thật (eudaimonia)- một tình trạng khách quan của hạnh phúc vốn đã được tưởng là đi kèm với một đời sống tốt đẹp-nhưng các nỗ lực của họ để đạt đến hạnh phúc ấy đã rất là rắc rối. Cái gần nhất với chủ nghĩa thần bí của Đông phương được tìm thấy trong thời cổ Hy lạp là chủ nghĩa hoài nghi, trong truyền thuyết về Pyrrho của Elis ( vào khoảng 365-270 BC)- nhưng các giảng dạy của Pyrrho rốt cuộc là sự cùng chối bỏ triết học. Hạnh phúc kể từ đó đã bị bỏ qua một bên vào vũng tù bản thể luận của triết học đạo đức, và lý tưởng triết gia như thể một hiền nhân cũng không còn ngay cả trong một ký ức ngăn ngủi.

 

Các giảng dạy của Pyrrho, vốn sống còn qua các tác phẩm của nhà vật lý Sextus Empiricus ở thế kỷ thứ hai, nói lên cái rõ ràng là một nhục hình về tâm linh, không chút nào khác phép biện chứng của Madhyamika trong Phật giáo Mahayana. Người hay Hoài nghi (với chữ H hoa) không phải chỉ là một triết gia thất bại trong thư phòng mình-đã tìm kiếm gom góp những niềm tin có thực về thế gian để cuối ngày chỉ tìm thấy một giỏ trống không- ông ta là người đã tìm thấy được an bình (tiếng Hy lạp là ataraxia) cho cái mà một sự thất bại như thế có thể đưa đến.

 

Chủ nghĩa hoài nghi, trong ý nghĩa của Pyrrho, không phải là lời quyết đoán mang tính giáo điều mà không một điều gì có thể hiểu được. Nó là sự thừa nhận rằng bất kể điều gì chúng ta biết trong hiện tại đơn giản chỉ là phương cách các sự việc có lẽ như vậy, và người Hoài nghi từ chối không tiến thêm một bước nào nữa vào cảnh hoàng hôn trừu tượng. Y biết rằng mình không biết gì ngoài những xuất hiện bên ngoài – và sự thực rằng điều này có lẽ là một chân lý của bản chất ý thức chính là, cũng vậy, chẳng có gì hơn là phương cách mà sự việc xuất hiện với ông ta ở hiện tại. Như Sextus phát biểu, "Người hoài nghi tiếp tục kiếm tìm', đã cố tình ngăn cản sự phán đoán ( tiếng Hy lạp là epoché). Ông đã ngay cả không đánh giá rằng đây là một quan điểm nên được duy trì- hơn thế nữa, mọi niềm tin đưa ra có lẽ để mời gọi sự mâu thuẫn của chính nó, và người hoài nghi đã chỉ thuần lưu ý đến những thứ không thỏa mãn của tình huống mà thôi. Người ấy bị đần độn và y hạnh phúc với cách ấy.

 

Quan điểm này ít hưởng được sự tôn trọng mà nó xứng đáng được ở phương Tây, bởi vì nó từng bị rộng rãi nghi ngờ là phải chăng nó có thể duy trì được một cách lương thiện bằng bất cứ phương tiện thiếu thực hành đánh liên tiếp vào đầu người ta. Quan điểm này cũng thường được thổi phồng ( như trong B. Russell, A History of Western Philosophy [New York: Simon and Schuster, 1945] với nhiều ngờ vực võ đoán hơn về kiến thức chứng tỏ bởi Arcesilaus, Carneades và nhưng quản trị viên khác của Học viện Plato trong hai trăm năm ve vãn của học viện này với sự chối từ tất cả các giáo điều- được quyết định, ngược lại với những mâu thuẫn hiển nhiên trong truền thống của nó, để lấy niềm cảm hứng của nó từ Socrates chỉ từ những trạng thái hoài nghi của ông ta. Chủ nghĩa hoài nghi kinh viện tỏa ra là một lời chỉ trích gay gắt hơn về kiến thức của người khác- và do đó là một thứ tuyên ngôn về “chân lý” mà không một ai biết điều gì hết thảy-mặc dù đúng là trong trao đổi bàn bạc, sự ngừng tin của Pyrrho có thể đã lên quá nhiều đến cùng một thứ. Hậu quả là, đa số các triết gia đã không nhận ra được sáng kiến của Pyrrho như là một bước ngoặt quan trọng đến sự sâu sắc vốn nó là như thế tự khởi đầu. Người ta cho rằng Pyrrho thủ đắc được bộ môn của mình từ một người khổ hạnh trần trụi (chử Hy Lạp là gymnosophist) ông đã gặp trong cuộc hành quân của Alexandre đến biên giới Ấn độ. Ông cũng được thuật lại là đã trở nên một hình ảnh của bậc thánh, có lẽ do từ kết quả của niềm an bình ông có được trong sự vắng mặt của công chúng. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng sự vô tâm mà Sextus diễn tả trong Outlines of Pyrrhonism của ông không phải là sự “chứng ngộ” trong ý nghĩa của phương Ðông-đúng hơn, rốt cuộc nó dường như không là gì hơn một tình trạng không còn đau khổ như đa số con người bình thường khác. Dù sao đi nữa, trạng thái vô tâm (ataraxia) đã là một cái đích có tính tâm linh hiện thực hoá được từ sự việc nghe có vẻ hợp lý và, do vậy, đã đại diện cho một bước tiến có tính kinh nghiệm hơn các mục tiêu của triết học đơn thuần.

 

[x]  Còn nhiều ý tưởng về luận thuyết của Diamond hơn như thế này, nhưng luận thuyết ấy đã cô đọng lại một cách cơ bản thành sự phân phối địa lý không đồng đều của các động vật và các thức ăn có thể bị sẵn sàng thuần hóa.

 

[xi]  Song le, tối thiểu là trên văn bản, cái quá cằn cỗi của triết học Tây phương là ở chỗ trong khi một người may mắn tình cờ trong những khoảnh khắc khỏe mạnh nhất trong cuộc kiếm tìm của mình có thể tìm được một thấu hiểu vắn tắt có tính kinh nghiệm vào bên trong bản chất nhi nghuyên của ý thức-thí dụ một người như Schelling hay Rousseau trong lúc uể oải trên một con thuyền trong hồ Geneva- các triết gia ở phương Ðông đã trải qua cả niên kỷ để phổ biến và hợp nhất những thấu hiểu ấy trở thành các phương pháp thực hành tu tập nhất định: làm chúng trở nên vừa  có thể tái tạo lại được vừa minh xác được bằng sự đồng lòng nhất trí.

 

[xii]  Đối với nhiều độc giả, món nợ của tôi đối với nhiều truyền thống tu tập có nguồn từ Ấn độ sẽ là rõ ràng. Những giảng dậy có tính bí truyền của Phật giáo ( thí dụ, các bài giảng về Đại viên mãn của Kim Cang thừa[Dzogan teachings of the Vajrayana]) và Ấn độ giáo ( thí dụ như các bài giảng dạy về Nhất nguyên Tuyệt đối [Advaita Vedanta]) cũng như nhiều năm tháng thực hành các hình thức khác nhau của suy tưởng, đã thực hiện được quá nhiều để xác định được  quan điểm của tôi về các khả năng tâm linh của chúngta. Dù những truyền thống này không mang đến một bối cảnh thống nhất về bản chất của tâm hồn hay các nguyên tắc của đời sống tâm linh, không nghi ngờ gì rằng những truyềh thống này đại diện được cho những nỗ lực tận hiến nhất của con người đã từng được thực hiện để am hiểu được những sự việc này thông qua sự tự xem xét nội tâm. Ðặc biệt, Phật giáo đã phát triển sâu sắc một cách phi thường. Không một truyền thống nào khác từng khai triển ra quá nhiều phương pháp mà từ đó tâm hồn con người có thể được định hình trở thành công cụ để tự chuyển hóa. Các độc giả có chú tâm sẽ nhận ra rằng tôi đã từng rất gay gắt với các tôn giáo của đức tin-đạo Do thái, đạo Kitô, đạo Hồi và ngay cả Ấn độ giáo- và chưa từng nói gì xúc phạm đến Phật giáo. Ðây không phải là sự tình cờ. Dù Phật giáo cũng đã từng là một cội nguồn của sự ngu xuẩn và đôi khi của bạo lực, Phật giáo không phải là một tôn giáo của đức tin, hoặc không phải là một tôn giáo gì cả trong ý nghĩa của phương Tây. Có hàng triệu Phật tử như không hề biết đến điều này, và họ có thể được tìm thấy nơi các đền chùa trải dọc Ðông Nam Á, ngay cả ở phương Tây, các phật tử này cầu nguyện đức Phật như thể ông là một hiện thân bí ẩn của ông già Noel. Dù cho biến dạng này của truyền thống, vẫn đúng là các lời dạy bí truyền của Phật giáo mang lại phương pháp đầy đủ nhất mà chúng ta có được để khám phá cái tự do thực chất của ý thức, không bị vướng mắc bởi bất cứ giáo điều nào. Hoàn toàn không phải là sự cường điệu để nói rằng những cuộc gặp gỡ giữa Ðức Dalai Lama và các tu sĩ Kitô giáo để để cùng vinh danh các truyền thống tôn giáo của họ chẳng khác những gặp gỡ giữa các nhà vật lý học từ Cambridge và những người du mục Bushmen ở bộ lạc Kalahari để cùng vinh danh sự hiểu biết tương ứng của họ về vũ trụ tự nhiên. Ðiều này không phải để nói rằng những người Phật tử Tây tạng không cưỡi trên một số giáo điều (các nhà vậy lý học thì cũng thế thôi) hoặc người du mục Bushmen không thể hình thành được một số khái niệm về nguyên tử. Bất cứ một ai quen hiểu với cả hai loại kinh liệu sẽ biết rằng Thánh kinh không hề chứa đựng được một chương phần có thể hiểu nào về những chỉ dẫn tâm linh tỉ mỉ vốn thường thấy trong các kinh sách của Phật giáo. Mặc dù có khá nhiều điều trong Phật giáo mà tôi không giả vờ để hiểu-cũng như nhiều phần dường như rất không hợp lý-nhưng thật là một sự thiếu lương thiện tri thức khi không nhìn nhận tính ưu việt của Phật giáo như một hệ thống của các hướng dẫn tâm linh.

 

Ðối với nhiều bậc tu hành xuất sắc từng làm vẻ vang cái lịch sử nhơ nhuốc của Kitô giáo-như Meister Eckhart, Thánh John của Thập giá, Mẹ Theresa của Avila, thánh Seraphim của Sarov, các Desrt Father đáng tôn kính v.v…- đấy chắc chắn là những con người phi thường; nhưng hầu hết các thấu hiểu có tính bí ẩn của họ,vẩn bị xiềng chặt trong chủ nghĩa nhị nguyên của học thuyết giáo hội, và do đó không thể cất cánh bay lên được. Ở nơi nào họ thực lên được không trung, với sức đẩy từ học thuyết Platon mới và các quan điểm không chính thống khác, đúng là bất chấp chính cái truyền thống mà họ đã từng bênh vực (khi đã đủ khôn ngoan để vượt qua khỏi những kiêu hãnh theo riêng nghĩa đen của nó), và do đó họ đã phục vụ như những ngoại lệ linh thiêng chứng minh được lề luật - Kitô giáo huyền bí đã chết vào ngày Saul lên đường đi Damascus.

 

Các bậc tu hành trong khuôn khổ các truyền thống Semitic từng có các thôi thúc thần bí miễn cưỡng tương tự. Đạo Sufi [sufism] (bản thân bị ảnh hưởng của Phật giáo, Ấn độ giáo, đạo thờ lửa Zoroatrianism và chế độ tu Kitô giáo) thường được xem như một hình thái của dị giáo trong thế giới Hồi giáo-như những cái chết khủng khiếp của Al-hallaj (854-922) và những người theo đạo Sufi xuất sắc khác

[xiii]làm chứng. Mặc dù học thuyết của họ vẫn còn tràn đầy tư tưởng Hồi giáo, chủ thuyết Sufi đã được kết hợp với chủ thuyết nhị nguyên một cách không thể tách lìa được; tương tự như thế, người thần thông (kabbalists) thuộc Do thái giáo (mà các giảng dạy của họ mang ảnh hưởng của chủ thuyết ngộ tri kitô giáo, thuyết Sufi và chủ thuyết Platon mới) dường như không xem chủ thuyết thần bí thực sự có tính nhị nguyên là có thể thực hiện được. Xin đọc G. Scholem, Kabbalah (New York: Dorsette Press, 1974)

Không hề có sự chối bỏ các tài năng thần bí của nhiều bậc tu hành Do thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Mỗi truyền thống tôn giáo, bất kể là các niềm tin của họ ương ngạnh đến đâu, cũng có thể sản sinh được nhiều quý ông bà nhận thức rõ ràng được niềm tự do không thể chối bỏ được của ý thức. Vì ý thức vốn đã thoát khỏi tính nhị nguyên của đối thể, chủ thể thành ra sự xuất hiện của một Eckhart hay một Rumi thật chẳng có gì là ngạc nhiên. Tuy thế, sự hiện diện của các danhtài về tâm linh này chẳng đưa lại được một điều gì về sự thích đáng của Kinh thánh và kinh Koran như thể một thứ sổ tay tu tập. Tôi tin có một số người may mắn đã đạt được chứng ngộ khi bị xe lửa cán qua hoặc khi nhảy bung khỏi con tàu hải tặc. Nhưng điều này có nghĩa là những điều không may ấy có thể thiết lập nên được một hướng dẫn tâm linh thích đáng hay không? Dù tôi không từ chối rằng mọi truyền thống, ở phương Đông cũng như Tây, cũng đều có thể sản sinh ra một số nhà thần bí mà các thấu hiểu của họ vi phạm nhà tù mạ vàng của của đức tin họ, những thất bại của tôn giáo có căn bản trên đức tin thật quá rõ ràng, sự suy thoái có tính lịch sử của chúng thật quá lớn lao

 

Phong trào Thời đại mới mang lại được một chút tiến bộ về những điều này, bởi nó đã làm cho đời sống tâm linh có lẽ đồng nghĩa một cách đại thể với sự đánh mất các tế bào não. Hầu hết các niềm tin và các lối tu tập từng được xem là "tâm linh" trong phong trào Thời Mới này hay các loại khác, đã hồi sinh và phát đạt trong một vùng chân không tuyệt vời của loại trí thức phê phán. Thật thế, nhiều tư tưởng Thời đại mới quá kỳ khôi khi sản sinh ra sự khiếp sợ ở những người lẽ ra vô tư. Hàng năm, để đáp trả cho những ngu xuẩn đang dàn hàng, ở những dịp quan trọng như Whole Life Expo, các khoa học gia và những người hiểu biết khác đã tìm được những nguyên nhân mới để chỉ trích và phế bỏ tất cả các khẳng định tâm linh và các chứng cớ của chúng. Và như thế có nghĩa là bất cứ ai tự mình lo lắng cho bản thân mình trong sự sắp đặt của hành tinh trước sự sắp đặt của tư tưởng mình thì đơn giản là kẻ ấy dang chất thêm nhiên liệu vào đống lửa tối tăm của chủ nghĩa yếm thế.

 

Nhưng cũng có một cội nguồn khác của chủ nghĩa yếm thế. Các luyện tập về tâm linh phải được chỉ dạy bởi những người thông thạo, và những người tự nhận là thông thạo-những bậc thầy chân chính- lại không phải lúc nào cũng là những kẻ vị tha như họ thường tự nhận. Như một hậu quả từ những trò hề của những kẻ này, hiện nay nhiều người có ăn học tin rằng một sư phụ chỉ là một con người mà, khi bày tỏ tình yêu thương của mình ra với tất cả mọi người, vẫn bí mật khao khát để được cai quản một đạo viện cư ngụ riêng chỉ toàn các phụ nữ đẹp. Lối vơ đủa cả nắm này không phải không có bản mẫu của nó-và dù thi thoảng có nhà tu du già (yogi) đã liếm vết thương của một người cùi hủi từ lòng chân thành rõ rệt, nhiều người khác lại phô trương những ham muốn quá tầm thường hơn.

 

Tôi biết một nhóm người truy tìm tâm linh kỳ cựu, sau nhiều tháng trời tìm kiếm một bậc sư phụ giữa những hang động và thung lũng ở Hy Mã lạp Sơn cuối cùng đã tìm được một vị Yoga Ấn độ có vẻ xứng đáng để dẫn đạo họ vào từng không. Bậc sư phụ này gầy ốm như Jesus, dẻo dai như một con vượn và có mái tóc bện dài đến đầu gối. Họ lập tức mang con người phi thường này về Mỹ để hướng dẫn mình trong các phương thức về cống hiến tâm linh. Sau một thời gian thích hợp để làm quen với văn hóa, đạo sư của chúng ta- người mà tình cờ cũng dược thán phục vì vẻ đẹp thể chất của và cho cung cách mà ông đánh trống- quyết định là là tình với người đẹp nhất trong số các bà vợ của những người bảo trợ mình là thích hợp tốt đẹp với các mục đích sư phạm của mình. Những mối quan hệ này ngay lập tức được khởi sự, và kéo dài trong một thời gian từ một người từng truyên bố là hết lòng vì vợ và sư phụ, giờ được khẩn thiết thử thách. Vợ của kẻ ấy, nếu như tôi không lầm, là một người nhiệt thành tham dự loại thực hành "tantric" này, bởi vì sư phụ của mình vừa "giác ngộ" vừa nồng nhiệt như tình nhân như thánh Krisna. Dần dà, người đàn ông thần thánh này còn tinh tế hơn trong những nhu cầu tâm linh, cũng như khẩu vị của ngài. Ngày kỷ niệm chẳng lâu sau đã hé rạng khi ngài chẳng thích dùng chi cho bữa điểm tâm ngoài 3/4 lít kem Vanilla hiệu Haagen-Dazs điểm hạt điều. Hẳn chúng ta tưởng tượng ra được những hành thiền của các chàng bị cắm sừng cứ lang thang trong những dãy thực phẩm đông lạnh của các chợ để lùng kiếm thức ăn mở mắt cho vị khai sáng thật chẳng là gì ngoài sự sùng kính. Bậc sư phụ này chẳng bao lâu sau bị gởi trả về Ấn độ cùng với cái trống của thầy.

 

[xiii]  Theo Liên hoa Sinh (Padmasambhava), Self-liberation through Seeing with naked Awareness, dich bởi J.M. Reynolds (New York: Station Hill Press, 1989), tr. 12.

 

[xiv]  Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) là một người thần bí của thế kỷ thứ tám thường được xem như có công mang những lời giảng dạy của Phật giáo (đặc biệt là những phần của Tanta và Dzogchen) từ Ấn độ sang đến Tây tạng.

 

[xv]  Không nghi ngờ gì, nhiều sinh viên thuộc Kitô giáo, Hồi giáo và bí truyền Do Thái giáo sẽ phàn nàn là sự đọc hiểu theo nghĩa đen của tôi về kinh sách của họ đã dẫn tôi đến sự ngu dốt về tầm quan trọng tâm linh của các kinh sách này. Để được chắc chắn, những giáo phái bí mật, thuật giả kim và các lễ nghi bí hiểm đã diễn giải rất nhiều phần trong Thánh Kinh và kinh Koran đã xưa cũ như bản thân các kinh sách, nhưng cái vấn nạn với các nỗ lực nhằm chú giải-dù là loại lý thuyết đầy khả nghi  gematria  (dịch tiếng Do Thái cổ của người Torah trở thành những con số tương đương để các nhà số học có thể thực hiện những diễn giải ảo thuật dựa trên những văn bản) hay cái biểu tượng lém lỉnh tìm kiếm những học giả được nhiều người biết như Joseph Campbell- rằng họ hoàn toàn không bị vướng buộc bởi nội dung của tự thân các văn bản. Người ta có thể diễn dịch mọi văn bản băng một phương cách nhằm tránh né hầu như bất cứ hướng dẫn bí mật hay thần bí nào.

 

Một trường hợp trong quan điểm này: Tôi đã lựa ra một cuốn sách khác bất kỳ, lần này là từ kệ sách dạy nấu ăn trong một tiệm sách. Cuốn sách có tựa là A Taste of Hawaì: New Cooking from the Crossroads of the Pacific. Ở đó tôi khám phá ra một luận thuyết bí hiểm chưa được nổi tiếng. Dù xuất hiện như thể một công thức nấu ăn cho cá khô và bánh tôm với và gia vị cà chua ogo, chúng ta chỉ cần xem xét danh mục các chất phụ gia để hiểu rằng mình đang ở trong sự hiện diện của một loại tri thức tâm linh vô địch :

 

            Lườn cá chỉ vàng hình khối vuông

            3 muỗng canh hành tăm

            muối và tiêu đen mới xay

            một chút ớt cayenne

            2 muỗng canh gừng tươi băm nhỏ

            1 muỗng canh tỏi băm

            8 con tôm, bóc vỏ, bóc bỏ phần đen ở sống lưng.

            1/2 tách kem đặc; 2 quả trứng đánh nhẹ.

            3 muỗng canh rượu gạo, 2 chén bánh mì vụn

            3 muỗng dầu ăn, 2 1/2 tách gia vị cà chua ogo

 

Dĩ nhiên lườn cá chỉ vàng là một chính bản thân cá nhân ấy-bạn và tôi- trôi nỗi trong biển cả của sự hiện hữu. Nhưng ở đây chúng ta thấy nó bị chặt thành khối vuông, nghĩa là để muốn nói rằng thân phận của chúng ta phải được điều trị trong tất cả ba chiều của thể xác linh hồn và tâm trí.

 

Ba muỗng canh hành tăm tăng thêm dự phần của cấu trúc cân xứng hình khối, ý cho thấy rằng chúng ta cần phải thêm vào mỗi thứ hạng của đời sống mình với sự giải độc và cũng trở nên đủ cân xứng. Ngụ ý của đoạn văn là rõ ràng : thể xác, tâm hồn và linh hồn cần phải được hướng đến sự chăm sóc như nhau.

 

Muối và tiêu mới xay: ở đây chúng ta có được câu thần chú bất diệt về sự tương phản-hai mặt trắng và đen của thiên nhiên chúng ta. Cả lương thiện và quỷ dữ phải được am hiểu nếu chúng ta muốn hoàn hảo được công thức của đời sống tâm linh. Nói cho cùng, không có gì có thể được loại trừ khỏi kinh nghiệm của con người (đây có lẽ là một văn bản Tantric). Còn gì nữa, muối và tiêu đến với chúng ta trong hình thức của các hạt xay nhuyễn, nghĩa là để nói rằng các phẫm chất tốt và xấu của chúng ta sản sinh từ những hành vi vô cùng bé nhỏ. Do đó, nói chung chúng ta không phải là lương thiện hay ác độc, nhưng chỉ từ hiệu quả của những vô số khoảnh khắc không đếm được, khiến phản ánh màu sắc dòng chảy của của chúng ta từ lực tái diễn.

 

Một chút ớt Cayenne, rõ ràng, trờ nên một màu sắc và huơng vị rõ rệt như thế, nghĩa là báo hiệu ảnh hưởng tâm linh của một người chứng đạt lão luyện. Làm sao chúng ta có thể tạo được sự tối nghĩa trong nhận xét về chúng. Môt chút ớt bao lớn ? Ở đây ta phải dựa vào cái khôn ngoan của cả thế gian. Bản thân người thầy giáo sẽ biết chính xác cái gì chúng ta cần từ cách thức hướng dẫn. Và đúng ở chính tại điểm này mà cái công thức nấu ăn vốn tỏ ra sức nóng của nỗ lực tâm linh được thêm vào danh sách-bởi vì sau một chút ớt cayenne, chúng ta thấy có hai muỗng canh gừng tươi băm nhỏ và một muỗng canh tỏi băm. Những thứ này hình thành một thứ đại loại như tam giác cân ba ngôi, ám chỉ hai mặt (nam, nữ) của bản chất tâm linh của chúng ta đoàn tụ với suy tưởng của đối tượng.

 

Kế đến là tám con tôm, lột vỏ, tước bỏ chỉ đen ở lưng và xắt vuông. Dĩ nhiên tám con tôm đại diện cho tám mối quan tâm của thế gian mà mọi khao khát tâm linh đều phải dèm pha: khen ngợi và chỉ trích, khoái lạc và đau khổ, mất và được, vinh hiển và nhục nhã. Mỗi một điều này cần phải được rút bỏ phần đen (dơ bẩn), bóc vỏ và xắt thành hình vuông- nghĩa là, phải tẩy sạch các quyền lực của nó để vào được bên trong chúng ta và hợp nhất với chúng ta trên con đường tu tập.

 

Nhưng cuộc nhào lộn tung hứng có tính ẩn dụ như thế có thể được thực hiện trong hầu hết các trang sách- và từ đó chúng trở nên vô nghĩa- nên được làm cho rõ ràng. Ở đây chúng ta có bài học rút ra từ Kinh thánh như một vết nhơ của Rorschah : ở bất cứ điểm nào người huyền bí có thể tìm được sự phản ánh hoàn hảo cho các nguyên lý ma thuật của mình; một người thần bí có tính truyền thống có thể tìm được công thức nấu ăn của mình cho sự siêu việt; và một người giáo điều cực quyền có thể nghe được Thượng đế bảo mình hãy áp chế sự thông minh và sáng tạo của người khác. Điều này không phải để cho rằng không một soạn giả nào từng hướng dẫn tâm linh hay các thông tin về huyền bí trong lời bóng gió hay từng soạn ra một văn bản khiến cần đến một nỗ lực chú giải cổ văn căng thẳng để tạo nên sự hợp lý. Chẳng hạn, nếu bạn cầm lấy một cuốn Finnegans Wake, và tưởng tượng rằng bạn đã tìm ra trong đó những ám chỉ đến nhiều loại bí ẩn thiên văn cùng những âm mưu của thuật giả kim, mà có nhiều cơ hội là bạn sẽ tìm ra như thế, bởi vì Joyce (James) đã đặt chúng ở trong đó. Nhưng để nạo vét kinh thánh bằng cách thức này và để khám phá được châu ngọc một cách tình cờ chẳng qua chỉ là một trò chơi chữ mà thôi.

 

[xvi]  Về một nghiên cứu gần đây đến hiện tượng thiền của Phật giáo thích ứng với các xử dụng của tôi ở đây xin đọc B. A. Wallace trong "Intersubjectivity in Indo-Tibetian Buddhism", Journal of Consciousness Studies  8, nos 5-7 (2001): 209-30. Về cuộc bàn luận chi tiết giữa các khoa học gia tâm thần học hãy đọc J.H. Austin, Zen and the Brain (Cambridge:MIT Press, 1998) và C. deCharms, Two Views of Mind:Abhidharma and Brain Science (Ithaca, N.Y: Snow Lion Publications, 1998)

 

[xvii]  Tôi tin rằng phép ẩn dụ này bắt nguồn từ Sri Nisargadatta Maharaj, nhưng tôi đã quên không biết nó ở đâu trong rất nhiều luận thuyết của ông mà tôi đã đọc.

 

[xviii]  Người ta thường bảo rằng một người không thể hiểu biết được những điều này từ việc đọc sách. Trong một trường hợp thông thường, rõ ràng điều này là sai. Tôi muốn thêm rằng bảo đảm không có cách chi một ai có thể nhận thức được tính nhị nguyên thuộc bản chất của ý thức chỉ đơn giản bằng cách được một bậc thầy đức độ về suy tưởng chỉ cho. Các điều kiện cần phải được đúng: vị thầy cần phải cung cấp được những điều đúng, không để lại bất cứ nghi hoặc có tính ý niệm nào về những điều cần phải được nhận thức và người học trò cần phải được phú cho sự tập trung tinh thần đủ để theo được các hướng dẫn và chú ý được cái gì phải chú ý. Trong ý nghĩa này, suy tưởng đúng là một loại năng khiếu thủ đắc.

 

[xix]  Nhận thức về tính nhị nguyên của ý thức không bị ảnh hưởng đến các phân tích định hướng thuộc về ngữ học. Mặc dù hoàn toàn tự nhiên một cách hoàn những người chỉ biết đến suy nghĩ của mình sẽ cố gắng đưa mọi thứ vào trong ngôn ngữ.

 

[xx]  Thực ra, Thiền đã từng là chủ đề nghiên cứu khoa học từ nhiều năm qua. Xin đọc J. Andresen, "Meditation Meets Behavioral Medicine: The Story of Experimental Research onMeditation", Journal of Consciousness Studies 7, nos 11-12): tr. 17-73, để có được một phê bình thấu đáo. Phần lớn khảo cứu này đã dùng đến EEG và các biện pháp tâm lý và, khi thực hiện như thế, đã không cố gắng để giới hạn các thay đổi trong chức năng của não. Hầu hết các nghiên cứu từng tận dụng các kỹ thuật hiện đại về neuroimaging đã không nghiên cứu thiền trong mối tương quan đến tự bản thân ý thức  bản ngã. Xin đọc A.B. Newberg et al., "The Measurement of Regional Cerebral Blood Flow during the Complex Cognitive task of Meditation: A preliminary SPECT Study," Psychiatry Research:Neuroimaging Section 106 (2000 and 2001): tr. 113-22, cho các kết quả của một nghiên cứu SPECT. Theo hiểu biết của tôi, chỉ có một nhóm đã khởi sự làm việc với người thực hành thiền nào tạo nên được hiệu quả chủ quan, đặc biệt về sự đánh mất các ý thức về bản ngã; một bản tường thuật có tính sơ bộ về những nghiên cứu này có thể tìm được ở D. Goleman, Destructive Emotions: A Scientific Dialogue with the Dalai Lama (New York: Bantam, 2003).

 

[xxi]  F.Valera "Neurophenomenology," Journal of Consciousness Studies  3, số 4 (1996): tr. 330-49 đã đưa ra quan điểm này về giá trị khoa học của dữ liệu "có tính chủ quan":"Vạch phân chia-giữa run rẩy và sự thiếu run rẩy-không thể rút ra từ những bằng chứng giữa người thứ nhất và người thứ ba,nhưng đúng ra phải được xác quyết từ việc có hay không có một nền tảng rõ ràng về phương pháp học đưa đến một giá trị chung và chia xẻ kiến thức"

 

[xxii]  Tôi xin được đề cập ngắn gọn đến mối quan tâm rằng cái kinh nghiệm về không nhị nguyên đem đến bởi suy tưởng không hoàn toàn là cái gì riêng tư do đó không phải tùy thuộc vào một sự xác minh độc lập. Phải chăng chúng ta có nghĩa vụ chỉ tin vào lời phán của một vị suy tưởng cho điều ấy ? và nếu quả là như thế thì đấy có phải là vấn đề gì không ?

 

Những ai muốn đòi hỏi một sự đánh giá độc lập về những biến cố tâm thức trước tiên nên suy nghĩ về hai điều: (1) nhiều đặc điểm của kinh nghiệm nhân loại là một điều gì riêng tư không thể bù đắp được và, hậu quả là, các tường thuật có tính tự ngã vẫn còn là chỉ hướng duy nhất cho chúng ta đến các kinh nghiệm của họ: phiền muộn, giận dữ, vui sướng ảo tưởng thị giác, thính giác, các giấc mơ, và ngay cả đau đớn là những thứ thuộc về vô số những sự thực thuộc về “người đầu tiên” cuối cùng chỉ có thể minh xác bởi sự tự thuật [self-report]; (2) trong các trường hợp ấy khi những đánh giá độc lập về tình trạng nội quan thực có hiện hữu, chúng chỉ hiện hữu bằng tác dụng của mối tương quan có thể tin cậy được với sự tự thuật. Ngay cả sự sợ hãi, cái mà hiện nay nối kết một cách lệ thuộc vào một loạt các biện pháp về tâm lý và hành xử-khiến tăng cường các phản ứng giật mình, làm tăng các hoóc môn, khiến da trở nên dẫn truyền hơn v.v… - không thể đem ra khỏi quy luật vàng ngọc của sự tự thuật. Thử tưởng tượng cái gì sẽ xảy ra nếu sự đánh giá chủ quan về sự sợ hãi từng thoát khỏi được những biện pháp "độc lập"ấy: nếu như, bảo rằng 50 phần trăm đối tượng nhận rằng mình không có cảm giác sợ hãi khi mức kích thích tố (hormon) tăng và có cảm giác hãi hùng khi mình té ngả. Điều quan trọng là chúng ta không mất đi khối giá trị tiền bạc mà các thay đổi về tâm lý và hạnh kiểm chứa đựng trong các nghiên cứu của các biến cố tâm thần: chúng chỉ tốt như những chủ thể bảo rằng chúng là như thế. (Tôi không có ý muốn cho rằng thiên hạ là không thể sửa chữa được một cách chủ quan, hoặc mỗi biến cố tâm thần được nghiên cứu tốt nhất từ sự trông cậy vào loại tự thuật lại. Tuy nhiên, khi chủ đề ở trong sự suy xét xem sự việc có vẻ như thế nào đối với chủ thể sự tự thuật sẽ là chỉ hướng duy nhất cho chúng ta.

 

[xxiii]  Thực ra tương lai sẽ khá là giống như quá khứ trong quan điểm này. Chúng ta có thể còn sống để nhìn thấy sự toàn thiện của khoa học cho tất cả các bộ phận huyền ảo của chủ nghĩa huyền bí truyền thống: Saman giáo (ở Siberian hay Nam Mỹ), Thuyết ngộ giáo, Kabbalah, bí ẩn giáo và Hermerticism cái nanh vuốt  thời Phục hưng bí hiểm của nó, cùng tất cả các lối mòn phức tạp khác nơi mà con người đã từng tìm kiếm những Kẻ khác (the Other) từ tất cả các hóa trang của khái niệm ấy. Nhưng tất cả các lối tiếp cận đến tâm linh này đều là con đẻ của một niềm ước ao cái kiến thức bí truyền và nỗi khao khát khai quật lớp hư ảo của tâm thức-trong các giấc mơ, trạng thái hôn mê hay trong niềm ngây ngất tâm lý- để tìm kiếm sự linh thiêng. Mặc dù tôi không còn nghi ngờ gì rằng các kinh nghiệm đáng kể ấy đang nằm chờ người thụ giáo trên từng con đường xa lạ này, cái sự thật rằng ý thức luôn luôn là các điều kiện và cảnh giới đầu tiên của mỗi kinh nghiệm hão huyền chính là một chân lý trong sáng vĩ đại-và là cái sẽ làm ô nhục tất cả những sai lạc ấy như một sự cần thiết có tính nguyên tắc. Ý thức ấy sẽ không được phát triển – không tạo nên sự trống rỗng của bản ngã, hay bí hiểm siêu việt hơn v.v…- từ pháo hoa của chủ nghĩa bí hiểm là một thực tế, mà các bậc tu hành của mọi tín ngưỡng có thể xác định bằng chính kinh nghiệm của mình.

 

Phiên bản hiện đại của sức thôi thúc hão huyền, có lẽ được minh họa tốt nhất cho lòng đam mê tuyệt vời của Terence McKenna, là sự tương đương của siêu việt tâm linh với các thông tin của một thứ loại mơ hồ. Do vậy, bất cứ kinh nghiệm nào (bị tác động một cách có hiệu quả từ những trợ giúp của các dược phẩm kích thích tâm lý) mà ở đấy tâm thức bị tràn ngập bởi các bộc lộ phi lý-các hình ảnh về những vương quốc khác, những hình thức siêu thoát, văn phạm học (grammatology) về những trí tuệ xa lạ v.v… được xem như một tiến bộ trên ý thức thông thường. Tuy nhiên, cái siêu phàm của bản thân ý thức là gì với những quan sát lãng mạn tinh tế như thế trước khi có khái niệm về chủ thể/đối thể. Không nghì ngờ gì là các biểu lộ có tính tinh tế ấy làm say đắm người trí thức (cho dù các biểu lộ ấy có "đúng" hay không). Nhưng tính nhất thời của chúng-bất cứ hình ảnh nào, khi xuất hiện cũng mang một số phận phải tan biến đi- chứng tỏ rằng nhưng hiện tượng ấy không phải là căn bản cho sự thay đổi vĩnh cửu.

 

Tuy thế, tôi không có ý muốn cho rằng nên bỏ mặc những cảnh quan "nội thất" này  không khai phá. Sự gia tăng của các xuất hiện tinh vi khó thấy thu hút quan tâm thực sự cho bất cứ ai muốn có được nhiều kiến thức hơn về thể xác, tâm hồn hay rộng lớn hơn là cả cũ trụ. Tôi chỉ đơn giản nói rằng tìm kiếm tự do giữa bất cứ các tiếp nối của các bộc lộ có thể là một sai lầm, điều mà chỉ có các trường không nhị nguyên (nondual) về chủ nghĩa thần bí đã từng phê phán một cách xứng đáng. Những gì hơn thế, niềm say mê với những bí truyền ấy phần lớn là bổn phận của tính trẻ con và lòng nhẹ dạ thuần túy vốn từng dự phần vào hầu hết các diễn đạt về tâm linh ở phương Tây. Hoặc chúng ta tìm chỉ niềm tin, gả cưới cho các giả định ẩn giấu của chính cái đầy đủ của tự thân niềm tin, hoặc chúng ta được gặp gỡ bởi cuộc tìm kiếm điên cuồng cho điều mới lạ- kinh nghiệm đồng bóng, các tiên tri về tận thế huy hoàng, và cả ngàn nhận thứ tội lỗi sai lầm về nhân cách của Thượng đế. Nhưng sự thực còn lại mà bất chấp các thay đổi nào trong dòng chảy kinh nghiệm của chúng ta-dù một hình ảnh của Jesus hiện ra trước mỗi chúng ta, hay tất cả kiến thức nhân loại có thể một ngày nào nhập liệu trực tiếp vào não chúng ta- trong các ý nghĩa về tâm linh chúng ta sẽ đầu tiên và duy nhất có được ý thức rồi được thoát khỏi cái "tôi". Chắc chúng ta không sớm nhận thức được điều này.

 

[xxiv]  Việc chủ thuyết thần bí mang lại tính siêu việt của tất cả các khái niệm chắc chắn là một câu hỏi đang bỏ ngỏ. Khẳng định ở đây chỉ thuần có nghĩa là các khái niệm vốn bảo đảm được cho khái niệm nhị nguyên của chúng ta về thế gian đã bị bỏ quên bởi những người thần bí.

Sam Harris
Số lần đọc: 2154
Ngày đăng: 04.12.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tận cùng của Ðức tin: Tôn giáo, Nạn khủng bố và Tương lai của Lẽ phải- Phần 5. - Sam Harris
Tận cùng của Ðức tin: Tôn giáo, Nạn khủng bố và Tương lai của Lẽ phải- Phần 6. - Sam Harris
Tận cùng của Ðức tin: Tôn giáo, Nạn khủng bố và Tương lai của Lẽ phải -Phần 3 - Sam Harris
Tận cùng của Ðức tin: Tôn giáo, Nạn khủng bố và Tương lai của Lẽ phải -Phần 4. - Sam Harris
Dưới bóng trưởng lão : Gabriel García Márquez và những ma quỷ của thời đại ông - Enrique Krauze
Tận cùng của Ðức tin: Tôn giáo, Nạn khủng bố và Tương lai của Lẽ phải : Phần 2 - Sam Harris
Cao Bá Quát: Một đời lận đận vì... hoa - Văn Thành Lê
Cái tình trong ca dao Việt Nam - Võ Công Liêm
Tận cùng của Ðức tin: Tôn giáo, Nạn khủng bố và Tương lai của Lẽ phải - Lê Quốc Tuấn
Tận cùng của Ðức tin: Tôn giáo, Nạn khủng bố và Tương lai của Lẽ phải-Phần 1 - Sam Harris