Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.047
123.137.852
 
Đọc ĐỒNG BÀO TÔI- Kahlin Gibran - Nguyễn Ước dịch
Nguyễn Hồng Nhung

Trong những ngày cuối cùng của năm, đọc bài ca tâm linh này của Kahlin Gibran- qua bản dịch quằn quại nhiệt huyết của Nguyễn Ước, một trong những dịch giả Việt giỏi nhất hiện nay – tôi cảm thấy mình không thể yên, nếu không viết ra đây những trầm tư suy  ngẫm của mình.

 

Cái gì tạo nên sức mạnh trong những ngôn sứ của Kahlin Gibran? Tại sao nỗi xấu hổ, cùng cảm giác đớn đau tự phát  bỗng xâm chiếm tâm hồn ta khi đọc những lời ca như một lời xưng tội day dứt trước đêm Giáng sinh?

 

Cái gì khiến ta lặng lẽ đi theo tiếng hát thê lương nhưng đầy kiêu hãnh của ngài? Phải chăng, đốm lửa tưởng như cuối cùng nhưng không bao giờ chịu tắt trong linh hồn ta, cứ leo lắt một hoài niệm ngóng trông đi về phía mặt trời mọc?

 

Như những nhát đâm thô bạo không thể khác vào thịt da sẵn sàng ứa máu, nhà tiên tri này không cho phép vết thương tâm hồn ta tự lành lặn, ngài khoét sâu hơn, không khoan nhượng, mỗi lúc một dồn dập hơn những vết khoét, cắt, đâm, nghiền nát con tim cháy bỏng của ta, tựa hồ ngài đã hiểu: không thể khác – trái tim thổn thức Người chỉ có thể là những tiếng nấc chết lặng âm thầm!

 

Đấy là sức mạnh của ngài- Kahlin Gibran- mượn ngôn từ thượng đế, khóc nghẹn ngào vì nỗi sỉ nhục đắng cay Giá trị của con người thời đại hôm nay.

 

Thời đại gì vậy?

 

Tôi có phải kêu như mèo con

để làm vui bụng các người,

hay rống như sư tử cho hả dạ mình?

Tôi đã hát cho các người

nhưng không ai nhảy múa.

Tôi đã khóc trước mặt các người

nhưng không ai gào thét.

Tôi có phải hát với khóc trong cùng một lúc?

 

nước mắt thành suối của tôi như tinh thể nóng bỏng,

tuy rửa sạch màng che mắt tôi

nhưng không đốt cháy nổi

cơn suy nhược trì trệ của các người.

 

Đây là thời đại của đám đông mê ngủ, sống giữa cuộc đời chói chang ánh thái dương, soi rạng những sự thật hiển nhiên muôn thuở, mà vẫn không nhận ra cái gì hết:

 

 Linh hồn các người cồn cào vì đói

tuy hoa trái tri thức đang dồi dào hơn đá trong thung lũng,

cớ sao các người chẳng ăn?

Tâm hồn các người héo úa vì khát

tuy con suối sự sống đang chảy quanh nhà,

cớ sao các người chẳng uống?

 

Loài người là

dòng sông chói lọi đang hát theo cách của nó

khi mang theo những bí ẩn của núi

vào trái tim của biển,

 

Tinh thần là

Ngọn đuốc thiêng liêng xanh đang thiêu rụi

và nhai ngấu nghiến cây khô,

và bùng lên theo bão tố,

chiếu sáng khuôn mặt những nữ thần linh

 

Đây là thời đại, đời sống Người vẫn chỉ nằm trong  những vòng quay  đều đặn của bánh xe con tạo, nhưng dường như con người trong thời đại này chỉ biết ngủ yên như những con sâu trong kén đui mù...

 

Bởi vì sao? Vì con người trong thời đại này là thứ người bạo động, là thứ tâm linh bạo lực ma quỷ bị đánh thức- tưởng làm nên sức mạnh áp đảo - nhưng thực ra đang tự hủy diệt mầm sống của chính mình, mầm sống hòa nhập với bất tận mầm xanh sức sống của vũ trụ:

 

Tôi đã gọi các người giữa đêm thanh vắng

để chỉ cho thấy vinh quang của mặt trăng

và phẩm giá của các ngôi sao,

nhưng khi giật mình ra khỏi cơn ngủ say,

các người sợ hãi nắm chặt thanh gươm và nói:

“Kẻ thù ở đâu?

Chúng tôi trước hết phải giết nó!”

Sáng tinh sương khi kẻ thù đến,

tôi gọi nữa,

nhưng các người mãi miết ngủ vùi

và đang vật lộn với cuộc diễu hành

của những bóng ma trong giấc mộng.

 

Con người của thời đại này là con người bạo lực nhân tạo, thứ người đáng chua xót thay, hơn là đáng giận, không chỉ vì lòng nhân từ vĩnh viễn tỏa sáng trên đầu loài người của thượng đế, mà chính vì sự đui mù câm lặng chịu đựng của họ:

 

Và tôi đã nói với các người,

“Chúng ta hãy cùng bước ra đồng cỏ

nơi phì nhiêu trải dài tới biển.”

Và trả lời tôi, các người rụt rè bảo:

“Tiếng hú của hố thẳm

sẽ làm tinh thần chúng tôi chết điếng,

cơn kinh hãi vực sâu

sẽ làm thân thể chúng tôi tê dại.”

 

Đọc tới nửa bài ca này, ta bỗng hiểu tại sao Kahlin Gibran khiến ta đau đớn, khiến ta thao thức, khiến ta trầm tư và đáng lẽ cần lao ra đường nhảy múa, cùng ca ngợi bài ca đời sống vật chất ứa thừa với đám đông,  thì ta lại lặng lẽ ngồi xuống, ngẫm nghĩ và tự nhấm nháp con tim ứa máu của mình.

 

Có kẻ Thức tỉnh nào vô tư tiếp tục sau một đêm dài chết đi sống lại và sau cùng Ngộ ra tất cả?

 

Ðồng bào tôi ơi, tôi đã yêu thương các người,

nhưng tình yêu ấy làm tôi đau đớn

và nó vô dụng cho các người;

hôm nay, tôi hận các người,

và oán hận này là cơn lũ cuốn sạch

các cành khô cùng những ngôi nhà xiêu vẹo.

 

Ðồng bào tôi ơi, tôi đã thương xót

cơn yếu đuối của các người,

nhưng tình thương ấy chỉ

làm các người thêm nhu nhược,

làm gia tăng và dưỡng nuôi lười biếng,

những cái chẳng lợi ích gì cho sự sống.

Và hôm nay, tôi thấy rõ

sự khiếp nhược của các người,

là cái linh hồn tôi gớm ghiếc và sợ hãi.

 

Cơn đau thức tỉnh của nhà tiên tri không phải vì những lời sấm báo trước sự hủy diệt:

 

Hãy nhìn và ngẫm nghĩ!

Sợ hãi đã biến đổi tóc các người

thành bạc như tro;

nếp sống tiêu hoang nghị lực đã loang lên mắt các người,

biến chúng thành hốc lỏm âm u,

và sự hèn nhát đã chạm tới hai má các người

khiến chúng giờ đây hóp thành lũng sâu buồn thảm,

và Thần chết đang hôn lên môi các người,

để lại màu vàng vọt như lá mùa thu.

 

Hay vì những hậu quả tất yếu mà con người thời đại hôm nay sẽ gánh chịu:

 

Linh hồn các người đóng băng

trong bàn tay nắm chặt của những tư tế

và pháp sư;

thân thể các người run lẩy bẩy

giữa móng vuốt của những gã bạo ngược

và kẻ làm đổ máu,

và đất nước các người rung như động đất

dưới bước chân diễu hành của quân thù xâm lược;

các người còn trông mong gì

cho dẫu có đang thẳng lưng trước vầng thái dương?

Cớ sao vẫn đứng trên chiến trường

khi các người

gươm kẹt cứng trong bao rỉ sét

và khiên đầy lỗ thủng?

 

Mà cơn đau của Kahlin Gibran chính là nỗi đau Đơn độc thức tỉnh!

 

Ðồng bào tôi ơi,

các người đừng sợ bóng ma của Thần chết,

vì nó vĩ đại và đầy lòng thương hại

nên sẽ không đến gần sự hèn mọn của các người;

cũng đừng sợ hãi Dao găm

vì nó sẽ không chịu cắm vào

trái tim nông cạn của các người.

 

Tôi hận các người, đồng bào tôi ơi,

vì các người ghét vinh quang và vĩ đại.

Tôi khinh bỉ các người vì các người tự khinh bỉ mình.

Tôi là kẻ thù của các người

vì các người không chịu thừa nhận rằng

các người là kẻ thù của thần linh./.

 

Nhưng có thật nỗi đau thức tỉnh luôn đơn độc?

 

( Hà nội 2009.12.21)

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 3183
Ngày đăng: 22.12.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Người bạn nhiễm HIV của tôi - Phan Bích Thủy
Kỉ niệm 102 năm ngày sinh của Thế Lữ (1907-2009) đọc bài thơ: Nhớ rừng - Phan Thành Khương
Chùa trong phố - Nguyễn Thị Hậu
Dư âm mùa nước nổi ! - Mai Văn Sang
Viết cho Nguyễn Trung Bình - Lê Trâm
Tiễn Trẻ dáng nâu lên đường - Vũ Trà My
Nắng lạnh - Nguyễn Thị Hậu
Tùy bút cho H. - Lê Huỳnh Lâm
Nhà thờ - Nguyễn Thị Hậu
Tiếng vọng một dòng sông - Dương Phượng Toại
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)