Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.888 tác phẩm
2.761 tác giả
873
123.366.631
 
Nguyễn Thị Hậu

Má tôi là một người phụ nữ Nam bộ.

Ông ngọai tôi có một nhà máy xay lúa ngay con rạch Cái Tôm ở Hòa An, gần chợ Cao Lãnh. Mỗi ngày thợ làm công có đến vài chục người. Cả nhà, từ ông bà ngọai đến các dì các cậu đều làm việc ở nhà máy này. Người lo máy móc, người lo điều thợ, người lo nhận, giao lúa gạo… Bà ngọai và mấy cô con gái lo chợ búa cơm nước cho cả nhà và đám thợ, cho cả khách hàng từ xa tới lỡ con nước chưa về được. Má tôi được giao việc đi chợ mua đồ ăn và phụ dì Hai nấu cơm. Bữa cơm chung chủ thợ ngon lành và đầm ấm như người trong một nhà. Nhờ vậy nhà máy xay luôn đông khách, làm ăn khấm khá.

 

Quê nội và quê ngọai tôi chỉ cách nhau một nhánh sông Tiền, có bến đò nhỏ nối liền làng Mỹ Hiệp bên Cù Lao Giêng, huyện Chợ Mới, An Giang với làng Hòa An, Cao Lãnh. Xưa, dân Cù Lao Giêng vẫn qua chợ Cao Lãnh đi chơi, mua bán, nhất là vào ngày lễ tết. Các bà cô của ba tôi đã “tìm thấy” cô con dâu tương lai là má tôi trong những lần qua chợ Cao Lãnh như thế. Tiêu chuẩn tìm dâu của các bà là: vén khéo chợ búa, ăn nói dịu dàng, và dung nhan phải “coi được”. Vậy là má tôi, lúc đó tròn 20 tuổi, lọt vào “mắt xanh” của các bà cô. Và chỉ vài tháng sau ông bà nội tôi qua coi mắt má tôi. Ba tôi khi ấy là thầy giáo đang dạy học ở Cái Răng, Cần Thơ. Ông kể, ông nội viết thơ kêu về cưới vợ, bữa đám nói, ông chỉ kịp thấy người bưng khay nước đi ngang qua có cái lưng áo dài thon thả với búi tóc tròn dày, không kịp nhìn thấy mặt người vợ tương lai. Rồi đám cưới ba má tôi diễn ra vào đầu năm 1945. Từ ấy, ba má tôi đã bên nhau trọn 40 năm, cho tới ngày ba tôi đi xa.

 

Sau ngày Ba tôi mất, toàn bộ tài liệu, hồ sơ của ông đều được má tôi cẩn thận giữ gìn. Duy chỉ có những vở kịch ngắn ba tôi viết trong kháng chiến chín năm, in litô chữ tím, chữ xanh trên khổ giấy học trò thì bị mục nát không sao cứu chữa được. Có lần tôi hỏi “Má có đọc những gì ba để lại không?” Má tôi cười buồn và lắc đầu nhè nhe. Lúc đó tôi chỉ nghĩ rằng má vẫn đang nhớ ba lắm, dù ba mất đã lâu. Nhưng khi đọc kỹ những gì ba để lại tôi mới hiểu, trong suốt cuộc đời ba tôi không có gì mà bá tôi đã không cùng trải qua, không chịu đựng cùng ông, chưa kể những vất vả lo toan của người phụ nữ, và nỗi đau riêng của người “lỡ” làm vợ một người nghệ sĩ như ba tôi... Âm thầm sẻ chia những nỗi đau nhân tình thế thái, lặng lẽ góp thêm những niềm vui trong mỗi thành công, quả thật tôi không thể hình dung cuộc đời của ba tôi mà thiếu vắng má tôi bên cạnh. Cho đến ngày cuối đời ba tôi vẫn nói “Cuộc đời ba nếu có làm được gì thì công lao của má các con là hơn phân nửa”.

 

Biết mình không thừa hưởng được nét phúc hậu gương mặt trái xoan và nước da trắng trẻo của cô gái miệt vườn Cao Lãnh, tôi vẫn thường nói đùa với má: Chắc má yêu ba lắm nên con mới giống ba dữ vậy, có nước da ngăm ngăm của “người Việt gốc Miên”. Má cười dịu dàng, con giống bà nội, còn chị giống bà ngọai, vì má thương bà nội bà ngọai như nhau.

 

Ngày sinh của Má chúng tôi không biết, Má cũng không biết, vì chỉ được nghe bà ngọai kể rằng sinh Má vào một đêm cuối năm. Dù bận rộn đến đâu thì những ngày cuối năm chúng tôi vẫn nhớ rằng Má đã già đi hơn một tuổi. Tuy nhiên Má không bao giờ đồng ý cho chúng tôi tổ chức mừng sinh nhật. Má nói: các con sống sao cho ba má không buồn lòng, thế là có hiếu, không cần phải bày vẽ làm gì. Các con gái tôi lại thường so sánh: mẹ nấu ăn không ngon bằng ngọai! Còn phải nói, con gái Cao Lãnh nấu ăn ngon có tiếng! Nhưng quan trọng hơn là suốt cuộc đời Má, mỗi món ăn là tình yêu Má dành cho Ba, cho các con các cháu. Thứ gia vị ấy đâu phải ai cũng có và biết sử dụng nó trong cuộc sống hiện nay…

 

Về với Má bao giờ tôi cũng như trẻ nhỏ để được nằm bên nghe Má thủ thỉ chuyện “hồi đó…”.  Hồi đó có một cô gái Cao Lãnh lấy chồng bên Cù lao Giêng…/.

 

Nguyễn Thị Hậu
Số lần đọc: 2955
Ngày đăng: 23.12.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc ĐỒNG BÀO TÔI- Kahlin Gibran - Nguyễn Ước dịch - Nguyễn Hồng Nhung
Một cảm nhận với tác phẩm Thơ đến từ đâu?(*) - Phạm Toàn
Người bạn nhiễm HIV của tôi - Phan Bích Thủy
Kỉ niệm 102 năm ngày sinh của Thế Lữ (1907-2009) đọc bài thơ: Nhớ rừng - Phan Thành Khương
Chùa trong phố - Nguyễn Thị Hậu
Dư âm mùa nước nổi ! - Mai Văn Sang
Viết cho Nguyễn Trung Bình - Lê Trâm
Tiễn Trẻ dáng nâu lên đường - Vũ Trà My
Nắng lạnh - Nguyễn Thị Hậu
Tùy bút cho H. - Lê Huỳnh Lâm
Cùng một tác giả
Những mảnh vỡ (26) (truyện ngắn)
Café một mình (tạp văn)
Những mảnh vỡ… (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (2) (truyện ngắn)
Truyện rất ngắn (3) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (4) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (5) (truyện ngắn)
Sông gốm (tạp văn)
Những mảnh vỡ (6) (truyện ngắn)
Happy end (tạp văn)
Những mảnh vỡ (7) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (8) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ 9 (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (10) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (31) (truyện ngắn)
Say bờ (tạp văn)
Những Mảnh Vỡ (11) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (12) (truyện ngắn)
Nhà thờ (tạp văn)
Những mảnh vỡ (13) (truyện ngắn)
Nắng lạnh (tạp văn)
Chùa trong phố (tạp văn)
(tạp văn)
Những mảnh vỡ (14) (truyện ngắn)
Sân bay (tạp văn)
Tháng tư về (tạp văn)
Những mảnh vở (15) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (16) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (17) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (18) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (19) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (21) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (20) (truyện ngắn)
Mùa Thu Berlin (tạp văn)
Cà Phê Mùa Thu (tạp văn)
Mùa Thu Xanh (tạp văn)
Những Mảnh Vỡ (22) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (23) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (24) (truyện ngắn)
Cao Nguyên (tạp văn)
Những mảnh vỡ (25) (truyện ngắn)
Bạn Xa Xứ (tạp văn)
Vùng Biên (tạp văn)
Sơ Tán (tạp văn)
Những mảnh vỡ (27) (truyện ngắn)