Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.098
123.139.035
 
Lễ cổ truyền của bà con Khmer Nam Bộ: Đôn-ta và Hội đua bò Bảy Núi
Khuyết danh

Hôm nay, 13-10, tại An Giang diễn ra Hội đua bò Bảy Núi, một hoạt động thể thao độc đáo trong Lễ cổ truyền Đôn-ta của bà con Khmer Nam Bộ.

 

Trước đây, lễ Đôn-ta cổ truyền kéo dài nửa tháng (từ 15 đến 30-8 âm lịch), nay chỉ còn ba ngày (hai ngày cuối tháng 8 và một ngày đầu tháng 9 âm lịch). Những ngày này, mọi nhà chuẩn bị mâm cơm cùng bánh trái, hoa quả ngon mang đến chùa cầu nguyện để báo hiếu và tri ơn những người đã khuất. Lễ xong, sau khi các vị sư độ cơm, phật tử trong phum sóc cùng ăn và trò chuyện vui vẻ. Các trò chơi dân gian, văn nghệ và thể thao được tổ chức tại sân chùa.

 

Trong đó, nổi tiếng nhất có Hội đua bò Bảy Núi (An Giang).

 

Từ năm 1992 tỉnh An Giang đã thành lập Ban tổ chức lễ hội đua bò truyền thống Bảy Núi do hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn luân phiên nhau. Đây cũng là ngày hội thể thao của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa bàn được Tổng cục Du lịch và một số công ty kinh doanh hỗ trợ kinh phí.

 

Khi lời ca tiếng hát cùng những điệu múa hòa nhịp tiếng trống Sa-dăm trỗi dậy trong các phum sóc thì hàng chục nghìn người Khmer, Kinh, Hoa cùng bước chân theo nhịp trống đến trường dua cổ vũ cho ngày hội đua bò truyền thống. Giữa mùa nước lũ, dòng nước mênh mông từ đầu nguồn đổ về, mang phù sa mầu mỡ cho cánh đồng Thất Sơn để bà con chuẩn bị vụ lúa mới. Và đàn bò đua sức để chuẩn bị phục vụ nhà nông.

 

Lễ hội đua bò truyền thống Bảy Núi lần thứ 13 năm nay diễn ra vào ngày 13-10, tại sân chùa Tà Miệt, xã Lương Phi (Tri Tôn). Có 43 đôi bò đã qua cuộc sát hạch vòng loại trong tổng số hơn 230 đôi bò tại các phum sóc thuộc các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và Thoại Sơn. Trường đua bò là một thửa ruộng có chiều dài 160m và ngang 60m, mặt đất được làm phẳng, chung quanh có bờ đất cao để giới hạn khán giả với đường đua. Đường đua rộng 8 m, tại điểm xuất phát cắm cây cờ vàng, ở điểm vạch mức đạp cắm cây cờ xanh, còn ở điểm đích 1 và 2 cắm cờ đen trắng.

 

Trọng tài ra lệnh và các tài xế đưa bò vào trường đua đi vòng "hô", tức là chạy cầm sức giữa hàng nghìn người cổ vũ reo hò, đôi bò nào không chạy hay chạy tạt ra ngoài đường đua đều bị loại. Qua hai vòng "hô", chuyển sang vòng "thả" là vòng đua nước rút. Mỗi đôi bò được phép có hai "tài xế", thay đổi một lần tại điểm quy định và chỉ được điều khiển một đôi bò trong suốt giải, nếu đôi bò bị loại thì "tài xế" cũng bị loại luôn.

 

Theo Ban tổ chức, năm nay đôi bò hạng nhất được trao cúp, cờ và ba triệu đồng, hạng nhì được cờ và 2,5 triệu đồng, hạng ba được cờ và hai triệu đồng, hạng tư được cờ và 1,5 triệu đồng, bốn giải khuyến khích mỗi giải 800 nghìn đồng và một giải tài xế xuất sắc 500 nghìn đồng.

 

---------------------

Mỗi năm, bà con Khmer Nam Bộ có 3 lễ hội lớn. Đó là Tết Chol-thnăm- thmây (mừng năm mới, giữa tháng 4 dương lịch), lễ Đôn-ta (cúng tổ tiên ông bà, cuối tháng 8 đồu nháng 9 âm lịch) và lễ Ok-om-bok (lễ cúng trăng, rằm tháng 10 âm lịch).

Khuyết danh
Số lần đọc: 3676
Ngày đăng: 01.11.2004
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đất Nam Kỳ - Tiền đề văn hóa mở đạo Cao Đài (Tiếp theo) - Huệ Khải
Nghề gốm ven sông Tiền - Khuyết danh
Nghiên cứu văn hoá dân tộc, một vấn đề thời sự - Khuyết danh
Bình thơ : - Khuyết danh
Hiểu và làm - Thu Nguyệt
Đất Nam Kỳ - Tiền đề văn hóa mở đạo Cao Đài - Huệ Khải
Bàn tròn thơ Đồng bằng sông Cửu Long: Đừng quên “những miền thơ mùa trái chín” - Khuyết danh
Chào tiễn biệt bác sĩ Trần Bồng Sơn: - Nhựt Quang
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu có phải là ông tổ ngành cải lương? - Khuyết danh
Thay lời giới thiệu - Võ Ðắc Danh
Cùng một tác giả
Khu di chỉ Óc Eo (khảo cổ)
CHỢ ÂM DƯƠNG - NƠI (dân tộc học)
Chợ Việt Nam (dân tộc học)
Bình thơ : (văn hóa)
Phù điêu (nghệ thuật)
Võ Việt Chung và (thời trang)
Tranh dân gian (hội họa)
Dân ca (dân ca)
Văn Thánh Miếu (lịch sử)
Lý Cái Mơn (ca cổ)
Tranh dân gian (hội họa)
Ngày bình yên (thời trang)
Bàn tay (điêu khắc)
Bên nhau (điêu khắc)
Chim lửa (điêu khắc)
Cô gái vuốt tóc (điêu khắc)
Mối quan hệ (điêu khắc)
Ngọc (điêu khắc)