Người ưa dòm ngó, xét nét, phê phán người khác thường ít khi có thời gian biết được lỗi mình! Đó là một “ lẽ thường ” trong đời sống mà ít ai chịu để tâm suy xét? Nếu hằng ngày chúng ta cứ chằm chằm nhìn vào người; luôn để mắt, để tâm dõi theo từng việc làm của người, thì thời gian nào yên tĩnh rổng rang để còn nhìn lại chính mình ? Như vậy là chúng ta đã đánh mất thời khắt rất quý báu cho đời sống của mình rồi!.Mất đi giây phút chiêm nghiệm thiêng liêng dành cho đồi sống mình mà đáng lẽ ra mình phải được thujk hưởng . Và cuối cùng, chúng ta sẽ dần mất đi cơ hội để tiến bộ, chuyễn hóa-để tự hoàn thiện … Đã vậy , tâm ta luôn luôn dính mắc vào “ chuyện người”- luôn bị “ chuyện người” lôi kéo, đưa đẩy-dồn nén, rồi ngày đêm “ nghĩ ra” sơ hở, bới móc khiếm khuyết-(dù là rất nhỏ nhặt hay tuân theo mệnh lệnh chủ quan rất phiến diện ) -để lớn tiếng hay huênh hoang phán xét, buột tội này nọ (…)- Đó là một việc làm hại mình mà người hiểu rõ Chánh Pháp không thể có- người con Phật không thể quên lãng!
Suốt ngày tâm ta cứ chạy loanh quanh dõi theo người, nhìn ngó ra ngoài – thì thời gian đâu để “ nhìn lại chính mình” nữa? Không có một khoảng lặng yên an tịnh nào để nhìn lại coi thử “ bản mặt./con người” mình thế nào-thì làm sao mà biết dược những loạn động rất vi tế đang đêm ngày khuynh đảo trong tâm mà ngăn chặn, chuyễn hóa kip thời?- Làm sao có thể mong cầu để có được sự đổi thay của cuộc sống mình trở nên trong sáng,tốt đẹp?
Lục Tổ Huệ Năng cũng đã day: “ Chớ dòm ngó vào lỗi người, mà hãy nhìn vào lỗi mình” . Trong truyện ngắn “ Cửa Tùng Đôi Cánh Gài”-Thầy Nhất Hạnh cũng đã nói rõ điều ấy qua nhân vật “ đạo sĩ” xuống núi với chiếc gương thần trong tay của Sư phụ ban cho để “ hộ thân” trên bước đường hành Đạo trừ gian, diệt ác-cứu đời. Nhưng qua bao tháng ngày chàng dũng sĩ trẻ có tấm lòng “ thiết tha cứu đời “ chỉ chuyên chú nhìn vào gương để thấy lỗi người mà chưa hề nhìn vào gương để một lần nhìn thấy “ gương mặt” thật của chính mình sau bao năm rời xa Sư phụ trên đường mãi mê “ diệt ác, trừ gian”? Và cuối cùng, chàng đã mỏi mệt, bất lực- trở về núi tìm lại Sư phụ mong nhờ cứu giúp . Tâm chàng đã bị điên đảo nhiễu nhương , nên không thể tự mở được đôi cánh cửa Tùng để lên núi gặp Sư phụ được? ( đôi cánh cửa tùng ấy chỉ dành cho những bậc có tâm hồn thanh tịnh trong sáng mới mở được). Nhờ người bạn nhỏ đồng tu tình cờ xuống núi lấy nước gặp gỡ, nhắc nhở-chàng đã tự soi mình vào chiếc gương thần kia-và than ôi!- chàng chỉ kịp thét lên một tiếng thất thanh rồi quỵ ngã-vì ảnh hiện trong gương là một con quỷ kỳ dị!?
Chàng đạo sĩ trẻ tuổi đầy nhiệt huyết kia chỉ mãi lo dòm vào “ chiếc gương thần”để tìm lỗi ngừơi mà “ diệt trừ” với lòng tự hào rằng chính mình mới là ngưởi hoàn thiện, cao quý- trong khi chưa có đủ thời gian tu luyện để trang bị đầy đủ “ công lực uyên thâm” cho chính bản thân mình!. Và chàng đã trở nên “ một loài quỷ kỳ dị” tù hồi nào mà chính mình cũng chẳng hay?
Trong triết lý sống của Đạo Phật- chúng ta vẫn luôn thấy có sự khuyến khích “ góp ý/phê bình”-nhưng việc làm ấy phải được xuất phát từ “ Tâm Từ Bi”-nghĩa là, luôn vì người- mong muốn cho người được hoàn thiên, tốt đẹp. Chỉ vì sự tốt đẹp an lành cho người mà “ góp ý/ phê bình”- chứ tuyệt nhiên không có ý nghĩ gì khác! Những người làm được điều này Đức Phật gọi là “ bậc hiền trí”. Kinh. Pháp Cú ( Phấm Hiền Trí-76) đã có dạy rõ” Người gặp được người hiền trí chỉ bày lầm lỗi và khiển trách mình những chỗ bất toàn- hãy nên kết thân cùng họ xem như bậc trí thức chỉ cho kho tàng bảo vật. Kết thân với người trí lành mà không dữ”. Trong đời sống thực tế , “ bậc hiền trí” đầy đủ trí tuệ và đức hạnh xem ra còn quá ít ỏi-mà kẻ “ tham sân si mạn nghi tà kiến”thì …hơi nhiều!
Nếu một người luôn phê phán chỉ trích, buột tội người khác- về trí tuệ không hơn được ngừòi mà đạo hạnh cũng kém cỏi ( đôi khi còn tệ hại hơn)-thì liệu có thể tin tưởng vào những lời thô thiển, nông cạn, đầy rẫy oán thù ấy-mà nghe theo hoăc đánh giá người khác ư?. Một người bạn vong niên của tôi vừa than phiền rằng-“ ông bạn trẻ” của ông dã nặng lời chỉ trích ông thế này thệ nọ trong lúc ông không hề vậy- ngược lại- “ cậu ta” thì “ lung tung” đủ chuyên trên đời (…) ai ai cũng thấy. cũng biết? .Người bạn trẻ còn lớn giọng hăm dọa “ nghỉ chơi” với ông trong lúc kẻ đáng “” nghỉ chơi” là cậu ta! Ông tâm sự: Đã bao lần, ông muốn có lời “góp ý” với cậu ta về những việc làm “ tri/hành không hợp nhất”-lời nói và việc làm mâu thuẫn nhau bi thãm- nhưng cứ nghĩ lại mình chưa được là “ bậc hiền trí”nên không dám mở miệng! Người xưa đã dạy” Phải uốn lưỡi 3 lần trước khi nói”-uốn lưỡi 3 lần là để suy nghĩ điều mình nói có chân xác, đúng đắn hay không? Uốn lưỡi 3 lần là để “ lựa lời “ nói hòa nhã, có đem lại lợi ích thiết thực cho người nghe mình nói hay không? .Sau cùng, Ông đã “chọn “ sự im lặng mà “ không oán cừu, không sợ hãi”. Ngày nay-người “chịu khó “ uốn lưỡi 3 lần như vậy thật hiếm thấy? Cũng chính ví lẽ ấy nữa-mà lời nói thô bạo, khiếm nhã-đôi khi thật cay độc, ác tâm- đã có cơ hội phát triển nẩy sinh, làm đảo điên thêm cho cuộc sống của mọi người!
Việc “ phán xét lỗi người” là một điều cần làm-cần có- vì mối quan hệ chung trong cộng đồng,để giúp nhau hoàn thiện; dựng xây đời sống ngày một tốt đẹp-an lạc- nhưng nếu việc “ phán xét” ấy không vô tư, không đúng đắn, không chính xác (..),- Nối tóm, là không được phát xuất từ “ Tâm Từ Bi” cao thương vị tha-thì sẽ vừa hại người, và hại chính bản thân mình! Có một điều hiển nhiên ai ai cũng biêt rồi-là “ Nói thì dễ/ Làm thì khó”-nhưng dường như chẳng ai chịu “ để tâm” mà “ uốn lưỡi 3 lần” trước khi phê phán, chê trách người khác cả? .Ở đời, chê người thì dễ-mà tự chê mình thì dường như không hề có? Biết tự “ phán xét” mình, tự “ chê” mình mới là điều khó và đáng làm biết bao?
Đức Phật cũng đã ân cần khuyến dạy: “Nếu muốn khuyên người khác nên làm như mình-trước hãy sửa mình rồi sau mới sửa người. Tự sửa mình vốn là điều khó nhất” ( Kinh Pháp Cú-159/ Phẫm Tự Ngã).Và “ Tự thắng mình con vẻ vang hơn thắng kẻ khác. Muốn thắng mình phải luôn luôn tiết chế lòng tham dục!” ( PC/104-Phẫm Ngàn)
Xem vậy, chuyện “ Phán Xét Lỗi Người” không thể là việc dễ làm mà chúng ta có thể tùy tiện; ngược lại- rất cần hội đủ nhiều điều kiện của tự thân nghiêm nhặt mới có thể hoàn thành được trọng trách cao quý của một “ Bậc hiền trí” với tâm nguyện “ giúp đời/ cứu người”! Thiển nghĩ –lời dạy của Đức Phật trong Phẫm Pháp Trụ mãi mãi là lời mà người con Phật phải hằng ghi nhớ-để tự hoàn thiện mình trong cuộc sống vốn nhiều phiền lụy-khổ đau: “Chẳng phải cậy nhiều lời cho là người Trí- nhưng an tịnh không cừu oán , không sợ hãi mới à người có Trí”…/.
Tháng 01 năm 2010