Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.254
123.160.326
 
Sẻ chia với Hạ Giang qua Lời chim non
Nguyễn Tam Phù Sa

Hạ Giang là bút danh của Trần Thị Hoàng- nguyên Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Quế Hiệp, Quế Sơn- tác giả Lời chim non.  Cô là một hiện tượng lạ, một đèo Le mới tự nhiên mọc lên giữa làng thơ Quảng Nam, khiến nhiều người ngạc nhiên, vì ít ai ngờ cô giáo vừa xếp giáo án, lui về nghỉ hưu lại còn khả năng “trẻ hóa”, thổi hồn vào lĩnh vực thơ thiếu nhi bằng ngôn ngữ “chim non mới ra ràn”, rất nhẹ nhàng, rất tự nhiên.

 

Hạ Giang thuộc “tuýp” người “tài hoa trẻ lẫn già” trong ngành lẫn nghệ thuật, tự khẳng định hơn là nhận biểu tượng. Chưa vội xếp Hạ Giang vào tầng bậc tương đối ổn định nào trong làng thơ Quảng Nam, nhưng tác phẩm đầu tay là một “nhẫn nại, sâu sắc, tinh tế đặc biệt”, ngay cả tôi, dù cố “uốn lưỡi bảy lần” cũng khó nói hộ cho đối tượng mầm non và bậc tiểu học. Mùi hương của Lời chim non là hương thơm thanh đạm quê nhà, rất đỗi dịu ngọt, phát xuất từ trái tim cô giáo như mẹ và lòng nhân ái- một bảo vật quý, không ai bán, chẳng ai cho, được Hạ Giang cấy gieo, nhân rộng ở học trò thân thương của mình.

 

Tôi có thói quen bói Kiều, thử lật bất kỳ để đọc một bài thơ nào đó trong tác phẩm được tác giả gởi tặng. Không ngờ, với cách làm này tôi bị hấp lực của Lời chim non bắt đọc toàn tập. Bàng bạc trong không gian thơ Hạ Giang, tôi bắt gặp lòng-nhân-ái-hồn-nhiên-ở-trẻ làm nên tính nhất quán, vẻ đẹp tác phẩm, trong đó hình ảnh chủ đạo của động từ “học” được tác giả trân trọng “đặt” lên vị trí ưu tiên, xứng với tầm vóc đất học Quảng Nam. Ở bài Trái cam, khổ thơ thứ hai, Hạ Giang viết: Em đem cam tặng nội/Nội vui sướng cười khà/Không ăn nội giữ lại/Chờ trưa về tặng ba. Hiếm có “dung lượng” nhân ái dây chuyền trong thơ thiếu nhi tạo được cảm xúc như 4 câu thơ trên, để cuối cùng Trái cam lại về với cháu của bà. Hình ảnh đơn giản, ngôn ngữ nhẹ nhàng nhưng thấm, vì tính biểu cảm sâu sắc của “lòng tử tế” ở ba thế hệ đều tìm thấy chính mình khi tìm về trong nhau. Rõ ràng, bài thơ Trái cam không hề bình thường, nó tác động mạnh mẽ lên các em bằng những xúc cảm thuần khiết, vốn có của “nhân chi sơ tính bổn thiện”.

 

Lời chim non không chỉ phù hợp giáo trình giáo dục mầm non hiện nay mà còn hướng dẫn các em “nuôi trồng” lòng tử tế, làm quen với thơ ở nhiều chủ đề: non nước đất Quảng, gia đình, thầy cô, dinh dưỡng, giao thông, hiện tượng thiên nhiên, vật nuôi, học tập.

 

Lời chim non là tấm lòng của một đời làm thầy, và học trò đọc tác phẩm với cái tâm của một người con.

Còn chúng ta đọc để cảm nhận “hương thơ” thoang thoảng, “vị ngọt văn chương” của Quảng Nam đã hình thành nhiều thế hệ nhà thơ, nhà văn có cách sống,  cái nhìn chín chắn, tinh tế trong việc xây dựng tác phẩm lẫn đối nhân xử thế.

 

Lời chim non của Hạ Giang (NXB Văn Nghệ, tháng 12.2009) chắc chắn sẽ được thầy cô, phụ huynh đón nhận, vì tính giáo dục cao, giúp các em làm quen với thơ, và nghe-nhìn-đọc-học tập tốt hơn. /.

 

Nguyễn Tam Phù Sa
Số lần đọc: 2284
Ngày đăng: 16.01.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc lại Kỷ Vật cho em (*) - Nguyễn Lệ Uyên
Tâm sự trái tim - Bùi Công Thuấn
Bàn tay ấm giọt sương đông - Lâm Xuân Vi
Gặp miền ký ức trong ra ngoài ngàn năm của Trương Nam Hương - Huệ Triệu
Lang thang... Quán (*) - Nguyễn Lệ Uyên
Đọc thơ Vũ Trọng Quang : Hôm qua Hôm nay Hôm sau - Khổng Ðức
Đọc NƠI TỐI TĂM của Nguyễn Viện - Nguyễn Hồng Nhung
Tâm sự nàng Thúy Vân của Trương Nam Hương - một phát hiện mới, độc đáo. - Lâm Xuân Vi
Đừng múc cạn nỗi buồn, vâng, đừng múc cạn! - Vương Cường
Đọc Giữ đường tình chờ em- thơ Linh Phương - Mang Viên Long
Cùng một tác giả
Ước (thơ)
4 truyện ngăn ngắn (truyện ngắn)
4 truyện cực ngắn (truyện ngắn)