Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.104
123.139.196
 
Thập kỷ mất mát, Bài 3 : Cuộc khủng hoảng tài chính
Hiếu Tân

Bài đăng trên tạp chí SPIEGEL: “The Lost Decade”

Tác giả: Dirk Kurbjuweit, Gabor Steingart và Merlind Theile

 

Vào đầu thiên niên kỷ thứ ba này, một người từ thế kỷ 19 bỗng nhiên lại trở thành mốt thời thượng một lần nữa. Karl Marx sinh năm 1818 ở thành phố miền tây nước Đức Trier. Trong tác phẩm để đời của mình, “Tư bản”, ông trích lời một thủ lĩnh công đoàn nói rằng: “Tư bản khiếp sợ sự không có lợi nhuận hay ít lời lãi như giới tự nhiên sợ khoảng chân không. Với một lợi nhuận thích hợp, nó tỉnh táo, với 10 phần trăm, nó có thể được dùng ở bất cứ đâu, với 20 phần trăm, nó trở nên linh hoạt, với 50 phần trăm nó táo bạo lạ thường, với 100 phần trăm, nó sẽ dẫm đạp mọi luật lệ của loài người dưới chân mình, còn với 300 phần trăm, nó không từ một tội ác nào mà không dám phạm, cho dù có phải lên giá treo cổ.

 

Lời của Marx hóa ra là đúng. Sợ hãi tình trạng đình đốn sau 11/9, các ngân hàng trung ương làm ngập lụt hệ thống tài chính bằng thanh tiêu tiền mặt, việc này đến lượt nó lại thúc đẩy các nhà quản lý tài chính nghĩ trăm mưu ngàn kế để đẩy lượng tiền mặt đó vào lưu thông.

 

Một tâm trạng hồ hởi tràn ngập nước Mỹ, nơi mà bất cứ cái gì mới cũng đều tuyên bố sinh lợi. Chris Matthews người dẫn chương trình thảo luận trên truyền hình trước đây từng là người viết diễn văn cho Tổng thống Jimmy Carter, nói Mỹ là nước “ăn chơi” nhất thế giới. Đối với nhiều người, vấn đề lớn nhất của thập niên 2000, là tiền: làm sao tôi có được nhiều nhất, nhanh nhất?

 

Nỗi sợ về một hành tinh tư bản

 

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cố thuyết phục những người Đức hoài nghi rằng nỗi sợ của họ về chủ nghĩa tư bản “turbine”[1] là không căn cứ. Theo báo cáo năm 2006 của IMF hệ thống mới này chia rủi ro thành những mảng nhỏ và chia cho nhiều người, là an toàn hơn hệ thống cũ.

 

Đó là một sai lầm tai họa. Giữa năm 2008 quả bong bóng khổng lồ sinh ra đầu tiên trong thị trường bất động sản ở Mỹ, đã nổ tung. Các ngân hàng sập xuống như những quân bài đô mi nô và nền kinh tế thật sụp đổ. Cuối năm ấy Tổng Sản lượng Nội địa của Đức sụt xuống 4,5 phần trăm, đó là sự sụt giảm tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước sau chiến tranh.

 

Bọn khủng bố ngày 11/9 đã phá hủy không phải chỉ hai tòa Tháp Đôi New York, một phần Lầu Năm góc và hàng ngàn mạng người, mà còn hơn thế nhiều. Một hậu quả đến trễ của những hành động của bọn chúng là chủ nghĩa tư bản sụp đổ.

 

Thế giới thường quy đã tạm thời bị lật ngược. Các chính khách, trước đây bị các nhà tài chính khinh thường, thì giờ đây kêu gọi cứu vãn hệ thống tài chính. Thậm chí người ta đã nói về sự trở lại của chính trị. Cả chủ nghĩa tư bản lẫn các chủ nhà băng đều bị mất thể diện, và tín nhiệm bay hơi. Nhưng hóa ra hệ thống tài chính chỉ trải qua một bước thụt lùi ngắn, và mau chóng lấy lại phong độ cũ của nó. Lòng khát khao lợi nhuận đã quay trở lại, trong khi, thật ngược đời, các chính khách vẫn loay hoay giải các bài toán.

 

Ngày nay nghị lực chính trị đang được hướng vào những cố gắng ổn định các thị trường tài chính. Nếu không có nhà nước, có thể có nguy cơ một đợt suy thoái khủng khiếp kiểu những năm 1930, với viễn cảnh thất nghiệp tràn lan và thậm chí có cả chết đói.

 

Tư bản ngày nay có thể cần phải khởi động bằng cách “đẩy xe – gài số” việc cung cấp tiền tệ trong những nền kinh tế quốc gia đã ngừng chạy. Năm 2008 thị trường chứng khoán thế giới cứ mỗi 24 phút lại mất đi $1 tỷ đô la giá trị (€ 694 triệu). Từ đó các chính phủ đã làm hết sức mình để chống đỡ và ổn định các ngân hàng, công nghiệp ô tô và thị trường bất động sản.

Khoản tiền vay của chính phủ đã  lên đến mức chưa từng thấy từ trước đến nay, ít nhất là trong những thời gian hòa bình. Thập kỷ mất mát cũng là thập kỷ tốn kém đắt đỏ nhất.

Các nước G-20 hiện đang tiêu khoảng 1,5 nghìn tỷ đô la để cứu nền kinh tế của họ. Người đóng thuế sẽ còn phải trả lãi cho những chương trình chính phủ cứu trợ tài chính và kích cầu nền kinh tế trong vòng một trăm năm nữa, để cho tổng lượng thanh toán sẽ lên gấp nhiều lần vốn ban đầu. Điều này sẽ làm xao lãng chú ý khỏi những vấn đề quan trọng khác và cũng có nghĩa là có ít tiền để bàn thảo những vấn đề này. Chẳng hạn tình trạng phúc lợi xã hội ở Đức không được trang bị để xử lý với tình trạng già đi của xã hội. Những vấn đề không được bàn đến hôm nay, vì các chính trị gia đang phải tập trung vào các tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, sẽ đẩy ngân sách của chính phủ và quỹ an sinh xã hội vào một cuộc hỗn loạn mới trong tương lai. Khi chuyện đó xảy ra, chắc chắn các chủ nhà băng sẽ phê phán các chính trị gia là đã làm chưa đủ.

 

Tiến lên phía trước

 

Những vấn đề ấy chủ yếu là những vấn đề của Phương Tây. Trung Quốc thì lại khác, nó đã xoay sở để tăng tốc cuộc tiến công của nó vào vị trí cường quốc thế giới trong thời kỳ khủng hoảng. Nước này có dự trữ ngoại tệ hơn hai nghìn tỷ đô la, so với Đức chỉ có 180 tỷ. Trung Quốc có tỷ lệ tiết kiệm tư nhân 40%, trong khi Mỹ chỉ tiết kiệm có 4% thu nhập của họ. Kết quả là, Trung Quốc đã có thể chống lại khủng hoảng bằng cách rút dự trữ tiền mặt của họ.

 

Đối với lãnh đạo đảng và chính phủ Trung Quốc, sự sụp đổ các thị trường xuất khẩu trên toàn thế giới là một cơ hội được chào đón để thỏa mãn nhu cầu dồn nén về đầu tư quốc nội của đất nước mênh mông này. Kinh tế trung Quốc đã tăng trưởng trở lại, và được dự đoán là sẽ tăng đến 8% trong năm 2010.

Người Trung Quốc cũng đang ra sức biến sức mạnh kinh tế này thành sức mạnh chính trị. Phương Tây còn chưa đủ khả năng đối phó với chỉ riêng những hậu quả của khủng hoảng tài chính, cần đến những nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ.

 

Những quy tắc chi phối thị trường tài chính thế giới đã không còn được độc quyền soạn ra từ những nơi như London, BerlinWashington nữa. Và Trung Quốc, về phần nó, không nhất thiết phải quan tâm đến những quy tắc sẽ chỉ giúp giải quyết những vấn đề của Phương Tây.

 

Địch thủ mới này của Asian, kẻ đang mưu toan bành trướng các thị trường của nó ở Thượng Hải và Hồng công thành những trung tâm tài chính toàn cầu mới, rất khoái đầu cơ. Khu tài chính Pudong của Thượng Hải muốn trở thành một Wall Street mới, và các thị trường chứng khoán của nó là hoang dại nhất, tự do nhất và cũng nhiều rủi ro nhất.

 

Các chính khách Phương Tây lo ngại. Nhưng tư bản Phương Tây đang cảm thấy bị cuốn hút một cách ma quái về Châu Á. Nhiều năm gần đây, nhiều công ty niêm yết trên các thị trường chứng khoán Trung Quốc hơn là các thị trường Mỹ. Hoàn toàn có khả năng là cuộc khủng hoảng tài chính kế tiếp sẽ bắt đầu ở Trung Quốc.

 

Paul Volcker, cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và hiện nay là cố vấn kinh tế cho Obama, lắc đầu không tin khi đối diện với những hoạt động điên cuồng của các chính phủ, các ngân hàng trung ương và các nhà đầu tư tài chính. Ông khuyên tổng thống đóng cửa các ngân hàng lớn nhất trong nước, và ông có ý kiến ủng hộ việc tạo ra một sự phân cách giữa hoạt động kinh doanh và cho vay. Xem ra Volcker muốn nghề ngân hàng trở lại buồn chán như xưa.

 

Nhưng Nhà Trắng đã bác bỏ các đề nghị của ông. Volcker tin rằng cuộc khủng hoảng vẫn chưa kết thúc, bởi vì người ta chưa học được những bài học của nó, hay thậm chí chưa hiểu. Thế giới vẫn có ý định tiếp tục hành xử một cách vô trách nhiệm. Thập kỷ mất mát vẫn chưa đến hồi kết.

 

Bản tiếng Anh: Christopher Sultan

Bản tiếng Việt:  Hiếu Tân 180110



[1] "turbo-capitalism" chữ dùng của Edward Luttwak

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2764
Ngày đăng: 24.01.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thập kỷ mất mát , Bài 2 : Cuộc khủng hoảng 11/9 - Hiếu Tân
Thập kỷ mất mát, Bài 1: Thế giới học được gì từ mười năm thừa mứa? - Hiếu Tân
Thế giới thơ… - Khổng Ðức
Mẹ Maria Mạc Khải Đường Về Thiên Đàng - Lê Nghĩa
Thơ có thể làm được gì ? - Khổng Ðức
Từ Láy trong Cung Oán Ngâm Khúc - Trần Minh Thương
Ðám rước- 1 - Nguyễn Ước
Chủ Nghĩa Platon của Viết - Hamvas Béla
Vấn đề ứng dụng phân tâm học vào phê bình văn học ở đô thị miền nam 1954-1975 - Trần Hoài Anh
Tiểu thuyết trong quan niệm của lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975 - Trần Hoài Anh
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)