Lời giới thiệu cuốn sách của Alan Kirby:
“Chủnghĩahiệnđại–sốhóa: Các công nghệ mới đã giải thể chủ nghĩa hậu hiện đại và định hình lại nền văn hóa của chúng ta như thế nào?” (Digimodernism: How New Technologies Dismantle the Pastmodern and Reconfigure Our Culture?)
Nxb Continuum, (US) tháng 5, 2009. http://www.alanfkirby.com/Introduction.pdf
Hiếu Tân dịch
Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào nửa sau thập kỷ 1990 dưới sức đẩy của những công nghệ mới, chủnghĩahiệnđại–sốhóa đã dứt khoát thay thế chủ nghĩa hậuhiệnđại để tự khẳng định mình như một hệ hình văn hóa mới của thế kỷ 21. Nó nổi trội nhờ điện toán hóa các văn bản, mang lại một hình thức mới hình thành văn bản, trong những ví dụ rõ ràng nhất nó thể hiện tính hướng về phía trước, tính ngẫu nhiên lộn xộn, tính phù du bất thường; và tính chất nặc danh, xã hội và đa tạp về tác giả. Những tính chất này đến lượt chúng lại trở thành dấu hiệu để nhận biết một nhóm các văn bản theo các cách thức mới và xác định, [các cách thức này] cũng chứng tỏ những nét chủ yếu của chủnghĩahiệnđại–sốhóa về tính ấu trĩ, tính hăm hở, không ngưng nghỉ và thực tế mắt thấy tai nghe. Các tác phẩm hiệnđại–sốhóa được thấy ở khắp nơi trong văn hóa ngày nay, từ những vở kịch “truyền hình thực tế” đến những bộ phim bom tấn của Holywood, từ cái nền Web 2.0 đến những trò chơi điện tử cực kỳ phức tạp, từ những tiết mục truyền thanh dến những tác phẩm hư cấu giao thoa. Dưới hình thức thuần túy các tác phẩm hiệnđại–sốhóa cho phép người đọc người xem can thiệp vào quá trình hình thành tác phẩm, tạo ra văn bản một cách vật chất, bổ sung các nội dung nghe nhìn hoặc trình bày chuyện kể dưới dạng tai nghe mắt thấy. Bởi vì chữ “digimodernism” (chủnghĩahiệnđại–sốhóa), được hiểu một cách đúng đắn như là dạng rút gọn của chữ “digital modernism”, vốn là một trò chơi chữ: chính là ở đây công nghệ số hóa gặp gỡ việc hình thành văn bản/tác phẩm và các văn bản được (tái-) tạo bằng cách dùng những ngón tay (digit) gõ phím hay nhấn chuột trong cái hành động dứt khoát soạn thảo văn bản có tính tập thể không rõ rệt .
Trong số tất cả những định nghĩa về chủ nghĩa hậu hiện đại, dạng hiệnđại-số hóa gợi nhớ đến một định nghĩa của Frederic Jameson. Nó cũng là “một lôgic văn hóa nổi trội hay là quy tắc bá quyền” không phải là sự mô tả bề ngoài tất cả các chế phẩm văn hóa hiện đại mà là “trường lực trong đó những loại rất khác nhau của sức thúc đẩy văn hóa..[gồm cả] các dạng ‘dư thừa’ và ‘nổi bật’ của sản xuất văn hóa… phải mở đường tiến lên.” Giống như Jameson, tôi cảm thấy rằng “nếu chúng ta không đạt được một nhận thức chung về một tính trội văn hóa, thì chúng ta lại rơi vào một quan điểm về lịch sử hiện nay như một sự hỗn tạp hoàn toàn, sự khác nhau ngẫu nhiên .. [mục đích là] phác ra một khái niệm về một chuẩn mực văn hóa mới có hệ thống. Tuy nhiên hai mươi năm sau chân trời đã thay đổi: trường lực văn hóa nổi trội, áp đảo và quy tắc có hệ thống ấy đã đổi khác: hậu hiện đại nay đã thành hiệnđại-sốhóa.
Các quan hệ giưã hiệnđại-sốhóa và hậu hiện đại rất đa dạng. Trước hết, hiệnđại-sốhóa là sự kế tục hậu hiện đại: nổi lên trong nửa sau thập kỷ 1990, hiệnđại-sốhóa giống như nhật thực đã dần dần che lấp hậu hiện đại về phương diện biểu hiện vượt trội về văn hóa, công nghệ, chính trị, xã hội của thời đại chúng ta.
Thứ hai: trong những năm đầu, cái mầm non mới nhú lên của chủnghĩahiệnđại-sốhóa chung sống với một chủ nghĩa hậu hiện đại đã trở nên yếu ớt và đang thoái lui: đó là thời đại của những văn bản lai tạp hoặc giáp ranh (các tiểu thuyết Dự án ma mị của Blair, Lễ nghi, Harry Potter..)
Thứ ba, người ta có thể cãi rằng nhiều khuyết tật của chủnghĩahiệnđại-sốhóa nảy nòi từ việc nó bị ô nhiễm bởi một chủ nghĩa hậu hiện đại đã thối rữa, do đó một trong những nhiệm vụ của việc phê phán chủnghĩahiệnđại-sốhóa là thanh tẩy cái di sản độc hại đó ra khỏi các chủ đề của nó .
Thứ tư: chủnghĩahiệnđại-sốhóa là một phản ứng chống lại chủ nghĩa hậu hiện đại: một số trong những nét đặc trưng của nó (cái háo hức của nó, cái thực tế hiển hiện) giống như sự chối từ những đặc trưng hậu hiện đại thông thường.
Thứ năm, sự gần gũi về mặt lịch sử và phần nào trải qua cùng những hình thái văn hóa chủnghĩahiệnđại-sốhóa về mặt chính trị và xã hội có vẻ như kết quả hợp lý của chủ nghĩa hậu hiện đại, gợi cho ta thấy một tính liên tục uyển chuyển hơn là một sự đứt gãy.
Những hình thái khác nhau như thế của mối quan hệ giữa hai trào lưu này không phải là không tương thích mà chỉ phản ánh tính phức tạp cao độ của chúng, tính tưong đồng nhiều tầng của chúng.
Trên tổng thể tôi không tin rằng có một cái gì đó như là tính hiệnđại-sốhóa. Cuốn sách này không đi vào lập luận rằng chúng ta đã bước vào một thời kỳ lịch sử hoàn toàn mới. Tôi có cảm giác là cho dù hiện nay trong những lĩnh vực khác nó đang tỏ ra thích đáng, việc chủnghĩahiệnđại-sốhóa khăng khăng đưa một đứt gãy tuyệt đối vào toàn bộ kinh nghiệm của loài người giữa quá khứ đã biến mất và hiện tại đang lâm vào thế kẹt là hoàn toàn không hợp lý. Phần ba cuối của thế kỷ hai mươi được đánh dấu bằng diễn ngôn của những kết thúc, của tiếp đầu ngữ “Hậu” (Post) và cấu trúc “không còn nữa”, một dư chấn của chủ nghĩa cấp tiến những năm 1960 và dường như đã xuất hiện một loại thuyết “thiên kỷ biến thiên” (millenarianism) về tinh thần. Cũng như Habermas tôi có cảm giác rằng cho dù ngày càng đầy rẫy khủng hoảng, chủ nghĩa hiện đại trong suốt thời kỳ này vẫn tiếp tục như một “dự án chưa hoàn thành”. Mặc dầu những thảm họa trong những năm 1930-40 chỉ có thể gây sụp đổ niềm tin vào những thế giới quan lịch sử và văn hóa được thừa kế (như Khai Sáng) bản chất và quy mô của phản ứng này đã bị nhiều tác giả nói quá lên. Như vậy, trong toàn bộ tồn tại của nó “chủnghĩahiệnđại-sốhóa” chỉ là một giai đoạn khác trong tính hiện đại, là sự chuyển từ giai đoạn lịch sử này sang giai đoạn khác mà thôi. Một số cách diễn giải khác tôi sẽ không trình bày ở đây. Tôi sẽ không xem xét thực sự số hóa đã tác động như thế nào trong kỹ thuật, và tôi cũng chỉ sơ qua về những hậu quả của nó trong công nghiệp, việc tổ chức (lại) các kênh truyền hình, các hãng phim, sự đột khởi của Web.. chỉ được đề cập khi cần thiết. Tôi là một nhà phê bình văn hóa, mối quan tâm của tôi ở đây là cái khí hậu văn hóa mới mà việc số hóa đã nôn ra, (tung ra/ cho ra đời). Tiêu điểm của tôi là rõ ràng: những phim ảnh mới, những chương trình TV mới, những videogame và các ứng dụng Web 2.0 đọc, xem, sử dụng nó ra thế nào? Chúng có ý nghĩa gì, và như thế nào? Chủnghĩahiệnđại-sốhóa, cũng như sự đứt gãy trong hình thành văn bản, đem đến một hình thức, nội dung và giá trị văn bản mới, những loại ý nghĩa văn hóa mới, cấu trúc và ứng dụng mới, và chúng sẽ là đối tượng của cuốn sách này.
Tương tự, mặc dù chủnghĩahiệnđại-sốhóa có những hàm ý triết học sâu xa, liên quan đến những vấn đề như cá tính, chân lý, ý nghĩa, sự biểu đạt, và thời gian, chúng không được trực tiếp khảo sát ở đây. Đúng là những luận cứ này lần đầu tiên xuất hiện trong bài báo tôi viết cho tạp chí “Triết học Ngày nay” (Philosophy Now) năm 2006, nhưng quang cảnh văn hóa này vào lúc đó vẫn còn là mối quan tâm hàng đầu của tôi. Cái mà ngày nay tôi gọi là Chủnghĩahiệnđại-sốhóa, trong bài báo đó, tôi đã gọi nó là “chủ nghĩa hiện đại giả”, một cái tên nghĩ kỹ ra có vẻ quá nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những chuyển biến xã hội đi kèm với nó (được đề cấp trong chương 7 của sách này). Rốt cuộc khái niệm “tính hiện đại giả” là chiều kích của một khía cạnh của chủnghĩahiệnđại-sốhóa. Bài báo đó được viết với tinh thần chọc tức trí tuệ, được đưa lên mạng, đã kéo theo một phản ứng mà cuối cùng đã khiến tôi tin rằng chủ đề này đáng được chú ý tỉ mỉ kỹ lưỡng hơn nữa. Ở đây tôi cố gắng nói với một cử tọa đa dạng, và vì một lý do quan trọng: một mặt, dường như thật vô lý thảo luận một vấn đề gần như phổ thông như thế mà không cố gắng hướng đến một bạn đọc phổ thông, mặt khác, cũng dường như vô ích khi phân tích một hiện tượng phức tạp, đa diện và hay thay đổi như thế mà không có một mức độ chính xác về học thuật. Dù kết quả có thể như thế nào, thì quan điểm này cũng bắt buộc phải được chứng minh, bằng trạng thái và bản chất của chủ đề. Cuối cùng, những xem xét tránh mở rộng việc thảo luận các vấn đề về chủ nghĩa hậu hiện đại, và do đó giả định rằng tất cả chúng ta đã biết nó là cái gì (và đã là cái gì). Bạn nào muốn có một cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề này tôi khuyên nên đọc một trong nhiều bài nhập môn như Hậu hiện đại của Simon Malpas 2005, Văn hóa Hậu hiện đại của Steven Connor, (1997, xuất bản làn thứ hai), hay Tư tưởng Hậu hiện đại, của Hans Bertens,1995.
Tôi bắt đầu (cuốn sách) bằng cách đánh giá trường hợp suy tàn và sụp đổ của Chủ nghĩa Hậu hiện đại từ nửa cuối những năm 1990, như một cách phác ra cái bối cảnh trong đó ‘kẻ kế vị’ của nó xuất hiện.
Ở chương Hai tôi trình bày những đặc điểm dễ nhận biết nhất của Chủnghĩahiệnđại-sốhóa, sự hình thành văn bản mới của nó, tôi phác thảo những nét sơ khởi của những đặc điểm của nó trong cái thời kỳ trước khi nổi lên cái cơ sở công nghệ của nó .
Chương Bốn khảo sát những ví dụ về chủnghĩahiệnđại-sốhóa trên internet, còn chương Sáu xem xét tác động của nó lên các dạng văn bản và văn hóa trước tồn tại của nó. Xen giữa hai chương này là một nghiên cứu về các đặc tính thẩm mỹ chung của tất cả các dạng thức văn bản hiệnđại-sốhóa, dù là điện tử hay không. Tôi kết thúc với những nhận xét về khả năng của một xã hội ‘hiệnđại-sốhóa’. /.
300110