Bài thơ “ Ông Đồ” được Vũ Đình Liên sáng tác vào khoảng năm 1936-cách nay đã hơn 70 năm! Đã bảy mươi năm qua-đọc lại “ Ông Đồ”, chúng ta vẫn còn ngậm ngùi thương cảm cho một thời vang bóng của lớp người cựu học mà bóng dáng “ông đồ” luôn nhắc nhớ để tất cả phải trài lòng thương yêu, kính mến hơn là chế giễu chê bai! Hình ảnh “ tiều tụy của một thời tàn” ( Thi Nhân VN-HT/HC) đã được Vũ Đình Liên ghi lại bằng trái tim yêu thương và một tấm lòng hoài cổ sâu sắc của một nhà thơ tài hoa! Đó là một “ cái nhìn”-một thái độ rất nhân bản,đúng đắn, mà cùng thời với Nhà thơ ít ai để ý đến. “Cái nhìn” sâu thẳm từ tấm chân tình thiết tha rộng mở ấy của Tác giả vẫn còn theo mãi với người đọc cho đến hôm nay…
Hình ảnh “ ông đồ” là hình ảnh của cái cũ, cái đang tàn phai, đang giẫy chết trước sự đổi thay của cái mới- của thế sự, của thời cuộc! Lớp người Nho học đang lui dần vào quá khứ-đã làm xong sứ mạng của mình- đang dần nhường bước cho phái tân học- cái mới. Nhớ một thời “ông đồ” là hình ảnh luôn được tôn quý, là bậc thầy-người hiền trí, đã khổ công hướng dẫn dìu dắt bao thế hệ tiến về phía trước-sống chan hòa trong tình người lẽ đạo- góp phần rất lớn cho những giá trị văn hoc, cũng như đạo lý của dân tộc.
Đó là thời kỳ “ vàng son” của ông đồ, có thể nhận thấy rất rõ nơi phố thị mọi miền mỗi dịp xuân về:
“ Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua …”
Và mọi người đều đã tỏ lòng ái mộ kính mến ông-nhờ ông viết những câu thơ, lời thánh hiền, câu đối Tết-để chưng bày trong nhà – xem đó là niềm vui, niềm hãnh diện của phong tục nghinh Xuân đón Tết đã trở thành truyền thống từ bao đời:
“ Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay “
Cái thời “lẫm liệt” xa xưa ấy nay còn đâu? Hình bóng “ ông đồ” tuy vẫn còn lây lất đây đó để níu kéo lại thời khắc êm đềm tươi đẹp của quá khứ-nhưng tủi thay!- chỉ còn đó để chừng kiến “ Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu!” –Chỉ với 4 câu ngũ ngôn tứ tuyệt, Nhà thơ đã dựng lên một bức toàn cảnh sự “ tiều tụy của một thời tàn”! Bức tranh ấy dầu đậm nét buồn-nhưng vẫn còn phảng phất đâu đó cái đẹp-cái êm đềm của một thời không thể nào quên!
“ Nhưng mỗi năm một vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu! “
Để nói lên nỗi lòng của “ ông đồ”-cũng là của lớp nhà Nho thời ấy –Nhà thơ đã rất tài hoa mượn “ Giáy đỏ/ nghiên mực”để gởi gắm! Giấy còn buồn không thắm tươi nữa/ nghiên mực khô đọng im vắng nỗi sầu-thì hỏi lòng người làm sao không sầu thương luyến tiếc?
Ông đồ vẫn còn ngồi đây-nơi góc phố chợ nhộn nhịp-nhưng nào có ai hay? Không có đôi mắt nào nhìn ông, biết có ông-sự thờ ơ dửng dưng của người người qua lại-đã cho thấy sự bạc bẽo vô tâm của người đời đối với những giá trị xưa cũ đã từng gắn bó thiết tha trong nhiều thé hệ! Đây cũng là một lời trách cứ rất êm nhẹ, rất sâu sắc dành cho những ai đang vội vã chạy theo cáí mói như một cái ‘ mốt”, cái nhãn hiệu thời trang?
“ Ông đồ vẫn ngồi đây
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay “
Hình ảnh chiếc lá vàng rơi rụng nằm im lìm trên mặt tờ giấy đỏ không buồn nhặt/ và cơn mưa lất phất đầu xuân ngoài trời lạnh lẽo kia-tô đậm thêm hình dáng “ ông đồ” đáng thương, nỗi buồn kia đáng chia sẻ. ! Đây là một hình ảnh tượng trưng đẹp rất hiếm thấy trong thơ thời bấy giờ!
Xuân lại vế-hoa đào lại nở-nhưng “ không thấy ông đồ già” ? Ông đồ ở đâu?- Ông đồ đã chết cùng với sự suy tàn của Nho học! Một thời kỳ đã sang trang mới. Nhưng với Nhà thơ thì không thể đơn giàn như thế : “ Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ? “. Câu hỏi cho chính mình mà cũng là cho thế hệ kế tiếp …
“ Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ già
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ? “
Không lý giải, không tranh luân-qua bài thơ “ Ông Đồ”-Vũ Đình Liên đã trải lòng , đã bày tỏ những ưu tư tình cảm và thái độ của mình đối với một “ vấn đề lớn” thời ấy: Phài sống như thế nào, cư xử thế nào với “ cái cũ”-với các bậc tiền bối của mình?. Nhà văn Hoài Thanh-Hoài Chân đã không cường điệu khi nói”…Vũ Đình Liên đã để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác!(…) Theo đuổi nghè văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ.Nghía là đủ để lưu danh, đủ với đời” ( Thi Nhân VN-tr 78/ HT-HC)
Những ngày đón Tết Canh Dần
2010
Ô N G Đ Ồ
V ũ Đ ì n h L I ê n
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Nhưng mỗi năm một vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Năm nay đào lại nở
Không tháy ông đồ già
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
L Ã O T Ú T À I
V I n h B a dịch
Niên niên đào hoa khai
Hựu kiến lão tú tài
Lộ biên trình mặc chỉ
Nghinh xuân nhân vãn lai
Đa khách mãi tha tự
Vô biên thán hảo tai!
Phi long dữ vũ phụng
Nhất bút trung thượng đài
Ai giả tòng niên thiểu
Hà phương tự an bài
Hồng chỉ giảm quang sắc
Hàn mặc nghiễn trung ai
Lào nhân thượng thử địa
Hành nhân bất tri thủy
Lạc diệp hòang hồng chỉ
Thiên không khinh vũ phi
Kim niên đào mãn khai
Một kiến lão tú tài
Thiên cổ nhân hà tại
Hồn hề bất quy lai?