Được biết hiện nay Huyện An Nhơn có chủ trương đổi tên đường có dành cho một số danh nhân văn hóa đã có công . Tôi được biết có tên nhà thơ Yên Lan nhưng sau khi xét duyệt và chốt lại thì tên ông bị gạt ra đưa về xã!. Vì sao vậy? Ông không đủ tiêu chuẩn à??? Không phải vì tôi là con gái cụ mà bức xúc sự kiện đáng buồn này. Thiết nghĩ chỉ nhắc đến tên ông là điều hiển nhiên rồi chứ đừng đưa ra để mà suy nghĩ với xét duyệt. Cả đất Bình Định có bao nhiêu danh nhân, và thực sự danh nhân gốc người Bình Định là bao nhiêu người?
Nói đi thì cũng nên nói lại: Bình Định có nhóm các nhà thơ nổi tiếng và họ đã thành danh trên đất Bình Định. Nếu biết nhận định khi xét một danh nhân nào ta hãy xem: Hàn Mac Tử mất năm 28 tuổi, quê chính Quãng Tri, chưa kịp tham gia cách mạng ngày nào. Chế Lan Viên, quê Quãng Trị, năm 1941 đã rời An Nhơn về quê và sau đó tập kết. Cụ Quách Tấn – Nha Trang . Còn Nhà thơ Yến Lan theo Tế Hanh “ ... có ai làm thơ mà ở đó .chỉ có ông Yến Lan là sống chết vì quê hương.
Nếu có một tác giả nào sau này viết về lịch sử thơ ca Cách mạng của Việt Nam và tỉnh Bình Định thì phải thấy cho hết con người Yến Lan đã đóng góp như thế nào và đánh giá cho đúng cái tác dụng to lớn những bài thơ Yến Lan đã viết khá hay trong những ngày đầu Cách mạng như “Bình Định 1947” Một bài thơ mà nội dung và phương diện nghệ thuật ai cũng phải công nhận là một bài thơ rất hay.
“Chính những bài thơ ông làm lúc này đã có tác động đến đội ngũ trí thức”
Ngay như nhà thơ , bạn vong niên của Yến Lan - MQL cũng đã phản ứng kiểu đối xử bên trọng bên khinh của Bình Định đối với nhà thơ Yến Lan: Bức thư anh viết cho tôi có đoạn: “...Em kiến nghị họ đặt tên đường Yến Lan ở Qui Nhơn (Cũng như Chế Lan Viên...) Họ hơi thiên về Xuân Diệu..Hàn Mạc Tử) quá. Ở đây it người quá chứ không thì cũng tở chức một cuộc tọa đàm về thơ YL. Em nói với Lâm Huy Nhuận, với Nguyễn Hữu Thỉnh xem ở Hà Nội có thể làm gì, Qui Nhơn làm gì...
Môt người yêu thơ YL nữa, viết:Cái mà thi sĩ để lai cho đời là “Bến My Lăng” là “giếng loạn” là “Bình Định...” bất tử. Tôi đã say ánh trăng mờ ở xứ dừa quê thi sĩ, hồi học lớp 9 (1956), đã nghiền “Lại về tỉnh nhỏ”, tôi nhớ mãi ..”người đưa thư, áo vải tây vàng 2 vai đã vá” Thi sĩ không bằng Lý-Đổ nhưng kém chi Từ Không Thự, Trường Kế ngày xưa..
Ôi vinh quang thuộc về nhà thơ không phải là đao to, búa lớn, chỉ 4 từ “gió lén mơn râu” có thể sánh với “bạch vân thiên tải không du du” rồi
Biết lão thi sĩ đang ốm nặng ở đất quê nhà, từ đất Thăng Long thành - người học trò nhỏ đã yêu thơ của thi sĩ xin có lời thành tâm gửi vào xứ dừa Bình Định thăm hỏi thi sĩ, mong rằng lão thi sĩ vượt qua cơn hiểm nghèo, tâm hồn luôn là “màu xanh không nói nghĩa biệt ly”
Còn nhà thơ Quách Tấn
“Riêng về tập thơ Yến Lan, tôi có nói với Quách Giao-con tôi, rằng tôi không bằng lòng: Chế Lan Viên mà giới thiệu Yến Lan như thế ấy thì lời giới thiệu của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam còn ý vị hơn. Sao không làm nổi bật cái hay của thơ Yến Lan thời “Bến My Lăng” thời Bình Định nằm xem xanh biếc của Trời buồn, thời “Kháng chiến chống xâm lăng Pháp Mỹ” Cái hay của ba thời kỳ khác nhau như thế nào, giống nhau ở chỗ nào. Chưa ai hiểu cái hay cái quí của thơ Yến Lan. Chế Lan Viên đủ thầm quyền để nói lên, sao không nói mà lại chỉ nói đến những kỷ niệm vụn vặt…
Cái hay cái đẹp cái kỳ trong thơ Yến Lan biết nhờ ai đưa ra cho kẻ hậu học, thấy rõ và thấy đúng để mà phân thưởng hay để mà làm gương. Không lẽ tác giả tự làm lấy!
Nhưng nghĩ lại không ngại gì. Tố Như tiền bối có câu:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khốc Tố Như.
Nghĩa là
Sau ba trăm năm nữa trên trần thế
Biết sẽ là ai khóc Tố Như.
Nhưng chưa đầy trăm năm mà đã có không biết bao nhiêu người khóc Tố Như thì lo gì thơ Yến Lan sẽ không có người giải thích thấu đáo” (20/2/1990 QT)
Giá trị đích thực, vàng thau rõ ràng như vậy mà còn xét với duyệt chi nữa để người đời phải lên tiếng.
Trên đây tôi chỉ nêu một vài nhận xét của giới VNS, còn của những người yêu quí và phục tài , đức của nhà thơ gốc Bình Định này rất nhiều tôi ko thể đưa lên hêt được.
Điều này lý giải cho việc nhà thơ YL có xứng đáng được tri ân hay không là ở kiến thức và nghĩa cử của người An Nhơn đối với nhà thơ.
Không phải vì là con mà tôi đấu tranh cho lẽ phải. Nếu chỉ là cái huyện bé nhỏ mà cũng chối bỏ, sổ toẹt công lao của ông thì xin đừng đưa tên ông xuống xã làm gì cho thêm tội vong linh của người đã mất.
Thay mặt toàn thể gia đình nhà thơ
Trưởng nữ,
Lâm Bích Thủy