Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.113
123.142.044
 
Sân bay
Nguyễn Thị Hậu

Mọi sân bay đều giống nhau, và khác nhau.

 

Sân bay, người ta còn gọi nó là phi trường, cảng hàng không, nói đơn giản là một không gian thiệt rộng lớn, nơi đó có nhiều máy bay. Máy bay bay lên từ đó, máy bay đáp xuống đó từ một nơi khác đến, máy bay nghỉ ngơi bảo dưỡng ở đó. Từ mỗi chiếc máy bay lên xuống là hàng hà sa số những con người, cũng từ nhiều nơi đến và từ đó bay (đi) nhiều nơi. Có sân bay mỗi ngày hàng trăm lượt máy bay lên xuống, có sân bay chỉ vài lượt ghé qua. Có sân bay như là bộ mặt của quốc gia, nhưng cũng có sân bay như một ga xép, nhỏ bé và ẩn dật.

 

Sân bay nhìn chung là một kiến trúc khổng lồ, cột thép khung kính sáng loáng, đá lát bóng lộn, máy lạnh mát rượi, cửa hàng đồ hiệu sang trọng. Thang cuốn chạy không ngừng nghỉ, người lên xuống tất bật vội vàng mà vẫn có vẻ ung dung. Người đến sân bay, người đi máy bay dường như cũng sang trọng hơn, hay ít nhất cũng bớt đi cái nhếch nhác của một thời tàu xe khổ sở. Và cũng như ở những nơi công cộng khác, tư cách cá nhân của mỗi người cũng bộc lộ rõ ràng trong giao tiếp: đàng hoàng, thân thiện, lạnh lùng, tò mò hay rụt rè, sợ sệt, lịch sự hay bất lịch sự, văn minh hay kém văn minh… Do đó hành xử của mỗi người thường được người xung quanh đánh giá luôn cho cái quốc tịch của họ. Người ta chỉ hỏi ông ấy bà ấy là người nước nào chứ có ai hỏi tên là gì đâu… Vì vậy nếu ai đó có hành vi ko đẹp thì tên nước của họ cũng bị vạ lây!

 

Nhiều người VN khi ra nước ngòai, ở nơi công cộng như sân bay thì luôn nói to, nói nhiều, tranh nhau nói, nói mọi chuyện từ chuyện cơ quan đến chuyện riêng tư, và nhất là chuyện mua hàng hóa đắt rẻ…! Lại nữa, hay hỏi, cái gì cũng hỏi, dù khắp nơi có các bảng hướng dẫn rất chi tiết, nhưng không đọc, hoặc ko đọc được, hoặc đọc rồi nhưng ko hiểu, hoặc có hiểu nhưng… vẫn hỏi, dường như ko hỏi thì ko yên tâm vì ko tự tin vào điều mình đọc thấy. Đó là một thói quen chỉ biết “nghe”- thói quen của một thời… ít chữ.

 

Đứng trong nhà ga nhìn ra phi trường thấy những chiếc máy bay khổng lồ đang lăn bánh trên đường băng. Dũng mãnh tự tin bao nhiêu trên bầu trời thì dưới mặt đất trông chúng lại vụng về và rụt rè bấy nhiêu, khi phải lò dò đi sau chiếc xe dẫn đường nhỏ xíu, đèn xanh đỏ nhấy nháy oai vệ. Khi đồng cơ ngừng hẳn, cửa khoang hành khách mở ra, những người khách lần lượt rời máy bay, nhìn chung ai cũng có vẻ nhẹ nhõm vì đã đến nơi an toàn. Họ đi ko ngoái lại dù chỉ 1 lần để nhìn chiếc máy bay đã đưa mình vượt một chặng đường dài đến thế. Khoang hành lý bật mở, những kiện hàng được đưa lên xe kéo vào băng chuyền. Từ xa trông như đàn kiến nối đuôi nhau bâu vào vết thương toang hoác ở bụng một con cá khổng lồ.

 

Có nhiều sân bay bảng chỉ dẫn có ở khắp nơi, nơi cung cấp thông tin cũng vậy. Điều đó mang lại cho ta có cảm giác an toàn dù lần đầu đến đó, dù không có một người đón đưa. Ở nhiều sân bay khi đối diện với những thủ tục an ninh chặt chẽ, ta vẫn biết mình là một con người. Nhưng có sân bay thì không cho ta sự tự tin ấy.

 

Có nhiều sân bay ta dễ dàng tìm ra những quầy bán sách báo và văn hóa phẩm. Tại đó trưng bày cũng sang trọng không kém cửa hàng của nhãn hiệu nổi tiếng nào, sách báo dù nghiêng về loại sách văn hóa thì vẫn có nhiều tác phẩm nổi tiếng, khó đọc chứ không chỉ có loại sách giải trí đơn thuần. Nhìn vào những cửa hàng này ta biết nước nào, con người nơi đâu thật sự coi trọng văn hóa.

 

Đi lại trong nước, đi qua nhiều nước, qua nhiều sân bay, chờ đợi quá cảnh nơi này nơi khác, các sân bay hiếm khi để lại trong tôi một ấn tượng nào đặc biệt. Có lẽ do sự giống nhau của nó. Chỉ có sự khác nhau của mỗi chuyến đi: công việc, thời gian, có lần đơn độc một mình, có lần đi cùng đồng nghiệp.

 

Còn có một sự khác biệt… cảm giác của người được tiễn đưa không như người đưa tiễn.  Vậy mà đôi khi không biết mình đang là người đưa tiễn hay là người được tiễn đưa…?

Nguyễn Thị Hậu
Số lần đọc: 2698
Ngày đăng: 16.03.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cây lộc vừng mùa xuân - Nguyễn Hữu Hồng Minh
Tìm về Bên Sông Huyền Thoại của Cha - Lâm Bích Thủy
Chiều và kẻ lữ hành cô độc. - Nguyễn Thành Nhân
Cuốn lịch bí ẩn - Fekete István
Bên nội & bên ngoại. - Nguyễn Thị Hậu
Ghi…vụn! - Thụy Vi
Có còn mơ mãi được không? - Nguyễn Thành Nhân
Nhìn về phía núi thắp nén nhang cho những người đồng đội đã ra đi - Trần Quang Vinh
Lãng Du Trong Văn Học Nga - Lương Văn Hồng
Nói, những điều phải nói! - Thụy Vi
Cùng một tác giả
Những mảnh vỡ (26) (truyện ngắn)
Café một mình (tạp văn)
Những mảnh vỡ… (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (2) (truyện ngắn)
Truyện rất ngắn (3) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (4) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (5) (truyện ngắn)
Sông gốm (tạp văn)
Những mảnh vỡ (6) (truyện ngắn)
Happy end (tạp văn)
Những mảnh vỡ (7) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (8) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ 9 (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (10) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (31) (truyện ngắn)
Say bờ (tạp văn)
Những Mảnh Vỡ (11) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (12) (truyện ngắn)
Nhà thờ (tạp văn)
Những mảnh vỡ (13) (truyện ngắn)
Nắng lạnh (tạp văn)
Chùa trong phố (tạp văn)
(tạp văn)
Những mảnh vỡ (14) (truyện ngắn)
Sân bay (tạp văn)
Tháng tư về (tạp văn)
Những mảnh vở (15) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (16) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (17) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (18) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (19) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (21) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (20) (truyện ngắn)
Mùa Thu Berlin (tạp văn)
Cà Phê Mùa Thu (tạp văn)
Mùa Thu Xanh (tạp văn)
Những Mảnh Vỡ (22) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (23) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (24) (truyện ngắn)
Cao Nguyên (tạp văn)
Những mảnh vỡ (25) (truyện ngắn)
Bạn Xa Xứ (tạp văn)
Vùng Biên (tạp văn)
Sơ Tán (tạp văn)
Những mảnh vỡ (27) (truyện ngắn)