Gởi Chị Guney
Vào khoảng 12 giờ trưa ngày 26.3.1982, trong một căn phòng ở đường Serbes thuộc thành phố Cannes, nơi đang diễn ra liên hoan phim Quốc tế lần thứ 35, khi Manuel Joachim, một nhà báo yêu cầu một người đàn ông khoảng 45 tuổi cố giấu những nét cứng như đá trên mặt anh để chụp một tấm ảnh, tấm ảnh cuối cùng, thì anh ôm chặt lấy vợ, và thì thầm đáp lời xin lỗi: “Lâu lắm rồi, nụ cười đã biến mất trên khuôn mặt tôi. Và cũng vì sáng mai, tôi sẽ rời khỏi nước Pháp. Để đi đâu? Không, thật sự tôi không thể nói được”. Khi anh nói câu đó thì vợ anh ngước lên, đôi mắt chị to tròn, thật đẹp nhưng nước mắt đã không ngăn giữ kịp. Chị đã khóc.
Người đàn ông đó chính là Yilmaz Guney, mà trong suốt 10 năm qua anh đã thực hiện với tư cách một đạo diễn rất nhiều bộ phim từ trong ngục tù Thổ Nhĩ Kỳ. Anh vừa trốn thoát cái chết, trốn thoát những đòn roi tra tấn. Hôm đó, anh dừng chân lại Cannes để đón nhận phần thưởng Cành Cọ vàng trao tặng cho bộ phim Con Đường (Yol, 1981). Rồi như anh vừa nói, ngày mai hoặc ngày sau buổi lễ anh sẽ rời xa khỏi nước Pháp để bắt đầu cuộc sống lẫn trốn ở Châu Âu. Bỏi vì, anh hiểu một cách sâu sắc rằng bâu giờ bọn phát xít có thể giết chết anh bất cứ lúc nào, chỉ cần một chút sơ hở của anh. Câu chuyện giữa anh và nhà báo vẫn tiếp tục, nhưng có một thói quen đã có từ lâu với anh, dù đang được bảo vệ, anh vẫn dựa lưng vào tường và mắt vẫn lo lằng nhìn về phía những mái cao trước mặt. Vì cuộc đời anh có thể chấm dứt từ đó bởi một tên xạ thủ bắn lén. Đồng thời anh cũng được biết có một văn thư đòi dẫn độ anh do chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra hiện đang nằm trên bàn giấy ở Văn phòng Thủ tướng Pháp. Trong đó, người ta lên án và buộc tội anh vào tội sát nhân. Đã có 8 vụ án chính trị, trong đó anh bị buộc tội làm suy giảm tinh thần quốc gia. Những vụ án mà hình phạt tới 100 năm cầm cố.
Yilmaz Guney sinh năm 1937, con của một gia đình nông dân nghèo, đông con, anh có đến 7 anh em, ở một làng nhỏ gần Adana tỉnh Anatolie phía nam Thổ Nhĩ Kỳ. Như trong tác phẩm Kể Cho Con Tôi mà nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ cấm lưu hành, anh đã cho biết, ngay từ thuở nh3, nơi một vùng đất nghèo khó, anh vẫn đã biết say mê nghệ thuật. Với trí óc non nớt, anh chưa thể hình dung ra được tương lai của anh là gì, và sẽ như thế nào. Nhưng mỗi khi có một đòa hát dạo, một gánh xiếc hoặc một chương trình chiếu bong lưu động ngang qua làng thì nỗi đam mê như bùng dậy, sôi sục trong tâm hồn của cậu bé miền quê. Anh không hề vắng mặt bất cứ một buổi biểu diễn nào, dù không có một xu dính túi.
Số phận khắc nghiệt, anh đâu thể đi thẳng tới nổi ước mơ của anh. Anh đã làm rất nhiều nghề để kiếm sống và học hành: giết mổ gia súc, gánh nước thuê, hái bong, viết cho các mục rao vặt trên báo. Cuộc sống lao động đã mở mắt anh ra, và làm căng đầy trí óc anh. Thế nên sau khi học hết chương trình trung học, Guney theo ngành luật, rồi kinh tế, nhưng cuối cùng nghề mà anh chọn lựa và hiến dâng trọn cả một đời chính là điện ảnh.
Chọn lựa đi đến với điện ảnh, đối với Yilamz Guney là một con đường nghiệt ngã, quá ư nghiệt ngã. Bởi xã hội Thổ Nhĩ Kỳ mà anh đã đang sống đó, được đặt dưới nền cai trị của bọn quân phiệt dẫy đầy những bạo lực, những bất công thối nát, mà với lương tri của một nghệ sĩ, lại là một nghệ sĩ điện ảnh, và long yêu đất nước anh đã không thể không lên tiếng phản kháng. Từ những năm 1960 anh đã tự khẳng định mình là một nhà viết kịch bản phim, một diễn viên trước khi bắt tay vào công tác đạo diễn. Anh quan niệm: “Đối với tôi, một bộ phim là một vũ khí (…) Quan trọng là điều được nói ra. Khoa học viễn tưởng, tôi không thích. Tôi muốn khởi đi từ trái đất – từ nơi tôi đang sống, nơi mà bọn chúng hành hạ đồng loại của tôi. Khai thác hư không là tiếp tay cho việc ngu muội hóa quần chúng. Tôi không muốn làm kiểu điện ảnh đó”. Đối với Guney, dù muốn hay không, số phận của anh gắn liền với số phận của dân tộc anh, của đồng bào anh. Chổ đứng của anh không đâu khác hơn chính là đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Bao giờ Yilmaz Guney cũng tự đặt mình trong sự gắn bó với quê hương anh, nhằm đi tới việc biến cải số phận của mình. Ngay khi phải vượt ngục, rời bỏ đất nước ra đi, đối với anh điều đó vẫn chỉ là một sự việc chẳng đặng đừng: “Nếu còn có thể làm gì được ở Thổ Nhĩ Kỳ thì tôi vẫn cố làm dù đó là địa ngục tồi tệ nhất, hơn là chọn một đất nước đẹp đẽ nhất, yên tĩnh nhất ở Châu Âu”. Rỏ rang, với ý thức trách nhiệm của một nghệ sĩ, cộng với trái tim nồng nàn biết yêu thương quê cha đất tổ, biết xúc động trước những đau khổ, những bất công phi lý mà đồng bào anh đang gánh chịu trong xã hội đó. Yilamz Guney đã thực sự trở thành kẻ thù nguy hiểm của chính quyền quân phiệt tại Istambul.
Bộ phim đầu tiên mà anh tham gia với tư cách là người viết kịch bản và diễn viên là Nguyễn Tá Điền (1958) rồi Những Đứa Trẻ Của Xứ Sở Này (1958), Lá Chắn Của Thần Chết (1961), Nếu Tôi Yêu Anh (1961) ,v.v… Và năm 1961, Yilamz Guney cho xuất bản tập truyện ngắn Phương Trình có 3 Ẩn Số, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã phán quyết đó là luận điệu tuyên truyền cho Cộng sản, một vi phạm điều 142 luật Hình sự của Thổ Nhĩ Kỳ. Guney bị bắt và bị giam 18 tháng.
Sauk hi mãn hạn tù, Guney lại tiếp tục vẫn với tư cách một nhà biên kịch kiêm diễn viên, ông tham gia có đến 40 bộ phim. Trong đó có những bộ phim được nói tới như Anh Hùng Với Con Dao (1964), Thân Tộc (1965), Người Nghiện Rượu (1965), Con Ngựa, Người Đàn Bà và Khẩu Súng (1966), Sự Trở Lại Của Những Anh Hùng (1966),v.v… Nhưng đối với Guney hình như tất cả những gì đó là bất ổn, những điều anh muốn bày tỏ với chính quyền và quần chúng là với tư cách một người viết kịch bản, và một diễn viên đã bị hiểu khác đi, nếu không nói có những trường hợp đi ngược lại với thong điệp ban đầu của anh. Khởi từ những day dứt, dẳn vặt đó, Guney đã đi tới quyết tâm nghiên cứu, tìm hiểu vai trò và những vấn đề của người đạo diễn. Anh đã gặp phải không biết bao nhiêu khó khăn, trở ngại về vật chất, và tinh thần trong một cách chọn lựa đó. Mãi đến năm 1967 anh mới có điều kiện thực hiện bộ phim đầu tay của mình, trong đó anh vừa là tác giả kịch bản, đạo diễn và diễn viên phim. Bộ phim mang tên Tôi Tên Là Kerim (1967).
Từ thực tế trong khi thực hiện bộ phim, anh lại hiểu ra một vấn đề khác, một vấn đề mà theo anh có tính cách quyết định. Anh ý thức một cách sâu sắc rằng nếu như anh muốn được tư do dàn dựng những bộ phim theo quan điểm của anh thì không có cách nào khác hơn là anh phải độc lập và nắm quyền quyết định về tài chính. Do đó, sau bao nhiêu năm cố gắng anh đã được sự giúp đỡ, ửng hộ của các than hữu và công chúng yêu chuộng công lý, anh đứng ra thành lập một hãng phim lấy tên là Guneyfilmcilik vào năm 1968.
Với Hy Vọng (1970), bộ phim kể về cuộc đời của một anh chàng đánh xe ngựa nghèo khổ tên là Djabbar, sống cùng gia đình ở ngoại ô Adana vì không có khách nên rất túng thiếu. Cuộc sống của anh khốn đốn lại càng khốn đốn hơn khi một gã đua xe mô tô hợm hĩnh đã đâm chết một trong hai con ngựa kéo xe của anh. Gia đình túng quẩn, nợ nần chồng chất. Djabbar vốn không có ý thức chính trị, nay tình thế đã đẩy anh vào cuộc chọn lựa giữa hai con đường: Một là đi ăn cắp, hai là cùng anh em đánh xe ngựa tổ chức nghiệp đoàn. Sau bao nhiêu đêm dằn vặt, ray rứt, anh đã chọn con đường thứ ba là hy vọng. Một người bạn đã đưa anh tới gặp một tu sĩ nghe nói biết chổ chon giấu. Như kẻ sắp chết đuối vớ được phao, Djabbar bỏ vợ con lại, cùng người bạn và tu sĩ kia dấn than vào những miền xa lạ để tìm nơi chon giấu kho báu. Anh đã đào hết nơi này đến nơi khác mà không thấy vật muốn tìm. Phần vì lo lắng cho những thân nhân có thể chết vì túng đói, Djabbar phát điên và bỏ cuộc thất thểu trở về, hai mắt trừng trừng ngửa lên trời cao vời vợi.
Bộ phim sau khi chính thức ra mắt, đã được báo chí trong và ngoài nước ca ngợi. Họ thật sự coi Yilmaz Guney như là một trong những tài năng đang lên của điện ảnh Thổ Nhĩ Kỳ và thế giới cho dù chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và nhưng phe phái phản động ở đây cố ra sức xuyên tạc và làm giảm uy tín của anh, và chực chờ cơ hội bức hiếp anh.
Sau bộ phim Hy Vọng, còn có những bộ phim do anh thực hiện trong thời kỳ này được nói đến như Con Hổ Đói (1970), Người Cha (1971) và Người Con (1974) và Nỗi lo (1974). Nỗi lo là một câu chuyện xảy ra trong một gia đình công nhân nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ, Djehver, một công nhân hái bong, cần phải kiếm ngay một khoản tiền lớn để khỏi bị phá sản. Tên cai đồn điền gạ gẫm đòi mua đứa con gái của anh. Đúng lúc đó một cuộc đình công của công nhân trồng bong nổ ra ở đồn điền. Djehver vẫn cứ đi làm tách mình ra khỏi cuộc đấu tranh chung của đồng nghiệp. Cuối cùng vì không tìm ra cách giải quyết nào khác Djehver đành chịu bán con gái cho tên cai. Biết tin này, cô con gái của anh đã cùng người yêu bỏ trốn. Còn Djehver thì tuyệt vọng tự tử.
Nhưng trong lúc anh đang quay những thước phim cuối cùng thì một biến cố khác đã chờ đợi anh. Tối hôm đó, anh cùng đoàn làm phim đang dùng cơm tại một nhà hang. Nhà hàng khá đông người, ồn ào và nồng nặc mùi rượu. Có một cuộc cãi vã nổ ra với một người đàn ông ở một góc bàn trái. Guney tò mò hỏi người chủ quán và được cho biết người đàn ông đó là một ông tòa. Guney nghe được, đứng dậy bước thẳng tới trước mặt người đàn ông và nói cho ông ta là cách xử sự của ông ta không xứng đáng với chưc danh và nghề nghiệp của ông ta. Nhưng thay vì nghe lời khuyên, người đàn ông đã bất ngờ tấn công anh bằng nghế, và để bảo vệ anh, một người cháu của anh cũng ở trong đoàn làm phim đã can thiệp. Hai bên xô xát, và rủi ro người cháu của anh đã làm cho ông ta ngã xuống và sau đó thì ông ta chết. Tất cả những người có mặt đều xác nhận anh không phải là thủ phạm. Nhưng cảnh sát và tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã nghe theo lời chứng của tên phát xít và đã không ngần ngại bắt giữ và kết án anh.
Sau khi anh bị bắt, bạn anh, Serif Goren đã thay anh tiếp tục phần cuối của bộ phim nói trên.
Còn với Yilmaz Guney, từ đó anh bước vào một khúc quanh mới khó thể tưởng tượng được. Anh bị giam dưới ngục tối, vậy mà bằng một nghị lực phi thường, không những anh chỉ tiếp tục sự nghiệp điện ảnh với tư cách một người viết kịch bản như trường hợp bộ phim Những Người Nghèo Khổ (1975), Cáo Biệt (1975), hoặc Những Người Chăn Gia Súc (1978), do Zeki Okten đạo diễn, mà anh còn đóng góp trong tư cách là một đạo diễn với những bộ phim như Kẻ Thù (1979), và Con Đường (1981). Chính anh đã giải thích về chính công việc của mình: “Tôi kiểm soát tất cả tiến trình quay phim. Ví dụ như đối với phim Kẻ Thù có hai người bạn báo cáo hàng ngày cho tôi. Bằng mưu thuật nào những bản báo cáo đó đã đến được tay tôi? Đó chính là bí mật của tôi, thế nhưng tôi mô tả cho họ, từng cảnh, từng trường đoạn một. Tôi chỉ dẫn những động tác máy. Tôi đóng cho họ những vai nam tuần tự từ vai này đến vai khác, để họ thấy rỏ, hiểu rỏ và cảm nhận được ý đồ của tôi. Đối với bộ phim Con Đường cũng thế. Toàn bộ công việc thực hiện để hoàn thành bộ phim, tôi đã điều khiển từ nhà giam”.
Bộ phim Con Đường (1981) đã được thực hiện bởi chính kịch bản của Guney. Nhưng anh đã tiết lộ, với bộ phim này sự hoạt động của anh còn trăm bề khó khăn hơn. Vì chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã có những biện pháp đặc biệt để canh giữ anh. Anh bị nhốt hai năm trời trong một nhà giam nhỏ hẹp mà không hề được bước ra khỏi đó. Trên đảo Ismali, hai nghìn cảnh sát và 8 chiếc tàu chiến bao vây quanh nhà giam. Người ta kiểm soát sách vở và những gì do anh viết ra. Một thời gian sau, họ lại chuyển anh tới Horsan Ispart. Tại đây anh bị canh giữ bởi 20 tên lính. Nhưng một lần khi gặp viên giám đốc trại giam, anh đã nói thẳng vào mặt hắn ta rằng: “Ông biết không, tôi sẽ ra đi, tôi sẽ vượt ngục khi nào tôi muốn”. Tên giám đốc đã nhìn anh như vừa thách thức vừa mĩa mai, vì hắn không bao giờ tin điều anh nói là sự thật.
Song song với việc tiến hành thực hiện bộ phim, Guney và bạn bè anh đã cho chuyển phần đầu của bộ phim ra khỏi trại giam bằng ngõ chính thức trước khi anh vượt ngục 4 tháng. Phần còn lại anh dự định sẽ mang theo bên mình đợi khi cơ hội thuận tiện sẽ cùng anh vượt ngục. Thế rồi, tháng 10.1981, lợi dụng việc thả lỏng sáu ngày nhân một dịp lễ tôn giáo, Guney đã trốn ra khỏi nhà tù, vượt biên giới qua thẳng Pháp.
Yilmaz Guney đã chính thức xin nhập cư ở Pháp, nhưng anh không hế có một chổ ở nhất định. Anh đã đi qua năm nước ở Châu Âu, để xóa đi những dấu vết của anh. Vì anh hiểu rất rỏ bọn phát xít đang cai trị nhân dân anh sẽ không bao giờ buông tha cho anh. Bọn chúng vẫn theo đuổi anh, và sẳn sang bắn gục anh khi có cơ hội. Anh không sợ chết, nhưng anh muốn sống để còn tiếp tục theo đuổi mục đích của mình, cho nên dù trong cảnh bị săn đuổi anh lại tiếp tục với bộ phim Bức Tượng (1982). Theo anh thì “Máy quay phim đưa lên không phải để biểu diễn mà để quay nổi khổ của kẻ khác. Cũng như trong tù điện ảnh là điều kiện sống của tôi. Tôi không có những phương tiện lớn. Tôi không muốn có siêu phẩm làm tha hóa tư tưởng tôi”. Một lần khác anh khẳng định sự chọn lựa của mình: “Tôi nghĩ không ai từng nghĩ mạnh, nghĩ bạo như tôi về nghệ thuật này. Nó đã trở thành quan trọng trong đời tôi, như bánh mì và nước”.
Do đó, anh luôn lo xa. Mỗi khi cảm thấy không an toàn là anh lại dời gót, không để lại một dấu vết. Nhưng nếu có còn dấu vết thì dấu vết đó không gì khác hơn là những bộ phim của anh, những bức thong điệp, những lời tố cáo mạnh mẽ và quyết liệt nhất về chế độ phát xít ở Istambul. Và đó là bộ phim Con Đường, nó đã có mặt trong liên hoan phim quốc tế Cannas 1982, và đã giành được Cành Cọ Vàng cùng với bộ phim Mất Tích (Missing) của đạo diễn Costa Gavras.
Anh đã nhận phần thưởng cao quý đó bên cạnh người vợ hiền và thủy chung của anh, cả hai ướt đẫm nước mắt vì sung sướng. Trong phút giây vinh quang đó, Guney đã hướng mặt về phía Nam, về phía đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Anh nói như nói thẳng vào những kẻ bạo tàn: “ Bọn bây đã làm nhục ta, đã bôi nhọ ta. Hôm nay chính ta đã lên tiếng tố cáo bọn bây vì tội tra tấn, giết người. Bọn bây đã bắt nhốt người vô cớ, chỉ vì họ muốn tự do”. Và anh quay lại, nói với những người đang đứng trước anh: “Thành công của tôi ngày hôm nay thuộc về những ai còn lại ở Thổ Nhĩ Kỳ, những ai đang ra sức đánh bại độc tài. Hơn cả sự thành công điện ảnh, đây là một chiến thắng chính trị. Một chiến thắng cho những người làm phim. Những người đang đau khổ. Con Đường và Mất Tích là hai bộ phim chống phát xít, chống đế quốc”.
Buổi lễ tuyên dương đã kết thúc. Những huy chương dù là huy chương vàng cũng không thể chống đỡ được những viên đạn của bọn phát xít đang rình rập từ trên sân thượng Gray d’Albion, hoặc một nơi nào đó trong bóng tối. Vậy nên Yilmaz Guney lại tiếp tục tương lai trong cuộc chạy trốn. “ Một máy quay phim đưa lên không phải để biểu diễn mà là để quay lại nổi đau khổ của kẻ khác”. Cũng như trong tù bây giờ đang làm một kẻ bị săn đuổi thì điện ảnh vẫn là lẽ sống của anh.
Những kẻ bị săn đuổi được huy chương vàng tên Yilmaz Guney không thể chạy trốn lâu hơn được, cho dù viên đạn của kẻ thù không thể bắn tới được vào ngực anh. Nhưng có thể do hậu quả của những đòn roi mà anh đã hứng chịu trong ngục tù của chúng trước đây, cũng có thể anh không chịu được nỗi ám ảnh bởi sự săn đuổi. Giữa tháng 9.1984 anh chết sau một cơn bệnh.
Cuộc đời của Yilmaz Guney không dài, nếu không nói là quá ngắn với một đạo diễn tài năng như anh. Số lượng phim anh nói chung với tư cách viết kịch bản, diễn viên và đạo diễn cũng không nói là ít, nhưng sự đóng góp của anh còn có ý nghĩa hơn bởi anh đã làm được trong những điều kiện bất thường chưa ai làm nổi với tư cách một nghệ sĩ, một chiến sĩ đấu tranh cho tự do và phẩm giá con người./.