Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.048
123.137.908
 
Kiểm duyệt Trung Hoa chặn và ngáng trên Internet
Hiếu Tân

Michael Wines, Sharon LaFraniere Jonathan Ansfield

(THE NEW YORK TIMES, 7-4-2010)

 

Gõ mấy ký tự Hoa ngữ của chữ “cà rốt” vào công cụ tìm kiếm Google, ở đây - Trung Hoa đại lục, bạn sẽ được không phải một danh sách các liên kết Internet, mà một trang trắng.

 

Tuy nhiên đừng trách Google. Lỗi tại kiểm duyệt Trung Hoa, kẻ đang là một kiểu mẫu cho các nước muốn kiểm soát Internet. 

 

Từ cuối tháng Ba, khi Google di chuyển những hoạt động tìm kiếm từ đất liền ra Hồng công, mỗi lời đáp cho các yêu cầu tìm kiếm của công dân đã bị chặn lại bởi các máy tính của chính phủ được lập trình để kiểm duyệt các thông tin cấm mà Google có thể mở ra.

 

“Cà rốt” trong tiếng quan thoại là Huloubo – có lẽ dường như vô thưởng vô phạt. Nhưng nó chứa cùng những ký tự như họ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) Và các công cụ từ lâu đã được lập trình để chặn những tìm kiếm trong Hoa ngữ về các nhà lãnh đạo của đất nước, thay thế một thông điệp bậy vào kết quả tìm kiếm trước khi nó lẻn vào được một máy tính ở lục địa.

 

Đây là bộ máy kiểm duyệt của Trung Hoa, một phần George Orwell[1], một phần Rube Goldberg[2], một bộ lọc gây sửng sốt về tầm rộng rãi và độ tinh vi của nó, nhưng đầy lỗ hổng, được chạy bằng một ngân hàng các máy tính tối tân, nhưng cũng nhờ hàng ngàn nô lệ của đảng cộng sản, cực kỳ tinh vi về mặt này và hết sức thô thiển về mặt khác.

 

Điều không thay đổi là tầm quan trong đang ngày càng lớn lên của nó. Kiểm duyệt trước đây từng là một ngành trì trệ (ngái ngủ!) trong bộ máy tuyên truyền trung ương của đảng cộng sản, nhiệm vụ của nó là bảo cho các biên tập viên cái gì không được in hay phát. Trong nước Trung Hoa mới có nối mạng, kiểm duyệt là một ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh chủ yếu, được trông nom bởi không ít hơn mười bốn bộ của chính phủ.

 

Kiểm soát báo chí đã thật sự di chuyển về trung tâm của chương trình, David Bandurski nói, (ông là một nhà phân tích thuộc Dự án Truyền thông Trung Hoa, của trường Đại học Hồng công). “Ở đây Interrnet là nhân tố quyết định. Chính truyền thông đang thay đổi trò chơi trong kiểm soát báo chí, và các lãnh đạo chính trị biết điều này”

 

Ngày nay Trung Hoa kiểm duyệt tất cả mọi thứ, từ báo in truyền thống đến các trang mạng Internet trong và ngoài nước, từ nội dung tin nhắn qua điện thoại di động đến các dịch vụ mạng xã hội, từ các phòng chat trực tuyến đến blog, phim ảnh, và e-mail. Nó thậm chí kiểm soát cả đến những trò chơi trên mạng.

 

Thế đã hết đâu. Không vừa lòng với việc chỉ ngăn chặn những quan điểm đổi nghịch, chính phủ thuê ngày càng nhiều những nhân viên rao các quan điểm của nó trên mạng, dưới vỏ các blogger vô tư và các dân chat. Và nó đang ủng hộ ngày càng nhiều những dòng vô tính thân chính phủ của Twister, Facebook và YouTube, tất cả những mạng phương Tây đã bị chặn ở đây trong vòng khoảng một năm nay.

 

Theo ông Bandurski và nhiều người khác, chiến lược của chính phủ là không chỉ ngăn chặn những thông điệp không xu nịnh, mà còn làm tràn ngập chúng bằng những sự thêu dệt và vu cáo của chính nó.

 

Chính phủ không có lời biện hộ nào cho cái mà nó gọi là “hướng dẫn dư luận quần chúng”. Nó nói, điều cốt yếu là điều chỉnh lại dư luận để giữ cho Trung Hoa khỏi rơi vào hỗn loạn và để bảo vệ quyền lực độc quyền của đảng.

 

“Liệu chúng ta có đối phó được với Internet không là một vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của văn hóa xã hội chủ nghĩa, đến an ninh thông tin, và sự ổn định của nhà nước” Chủ tịch Hồ nói năm 2007.

 

Theo quan điểm của Trung Hoa, những sự kiện kể từ ngày ấy, bao gồm việc truyền bá trên mạng tuyên ngôn dân chủ được biết dưới tên gọi Hiến chương 08, và các cuộc nổi loạn ở Tây Tạng và Tân Cương, mà họ nói có sự trợ giúp của điện thoại di động và truyền thông Internet, đã chỉ củng cố thêm lập trường này.

 

Năm ngoái, kiểm duyệt internet đã tăng rõ rệt, bằng chứng là việc đóng cửa hàng ngàn blog và website dưới chiêu bài chiến dịch chống đồi trụy, và bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến vì đã dùng internet để truyền bá các quan điểm của họ. Việc ra đi của công cụ tìm kiếm Google hồi tháng ba vừa rồi chỉ là giọt nước tràn ly của mấy tháng  sự bất dung ngày càng tăng đối với  ngôn luận tự do.

 

Nghịch lý là – ít ra là thoạt nhìn –với những trói buộc tràn lan như thế, báo chí và Internet Trung hoa vẫn có thể thả phanh bàn luận và phê phán xã hội. Báo chí, blogchat online đã xé rào đề cập hàng loạt vấn đề như ô nhiễm thực phẩm và dược phẩm, nạn tham nhũng ở địa phương. Các blogger liên tục châm chích kiểm duyệt, tiết lộ các lệnh của nó, tạo ra trên mạng vùng đất riêng cho những sinh vật huyền thoại mà tên của chúng đồng âm với cử chỉ nặng tay của nhà nước.

 

Có một lằn ranh ẩn và thường xuyên thay đổi, nó đánh dấu chuyện gì được nói và chuyện gì không được nói tự do ở Trung Hoa. Những truyện trào phúng và phơi bày mặt xấu rơi vào phía có thể chấp nhận. Ở phía bên kia là những tuyên bố thách thức quá công khai sự cầm quyền của đảng, tấn công hay làm lúng túng các chính khách mạnh, hay dẫm lên danh sách dài những chủ đề bị cấm, từ vụ bạo loạn ở Tây Tạng đến những cuộc khủng hoảng chính trị như sự kiện Thiên An Môn 1989.

 

Các nhà báo và những người công bố trên internet thường chỉ phát hiện ra rằng họ đã vượt qua lằn ranh sau khi trang mạng của họ bị chặn, bài viết của họ bị vào sổ đen, hay bản thân họ bị giam giữ hay được mời “uống trà” với các sĩ quan an ninh của chính phủ, những người này cho họ những cảnh báo kiệm lời nhưng không thể nhầm lẫn.

 

Với 384 triệu người sử dụng ở Trung Hoa theo tính đếm cuối cùng vào tháng Giêng, và 181 triệu blog, Internet quả thật đã đặt ra một tình trạng khó xử cho các nhà kiểm duyệt. Các thực thể hoạt động bên ngoài Trung Hoa thì nhẹ gánh hơn cho các nhà kiểm duyệt. Lý do là ở phương tiện vật chất: từ thế giói bên ngoài truy cập vào Internet bên trong Trung Hoa bị hạn chế, và mọi đường truyền phải đi qua một trong ba trung tâm máy tính lớn ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu.

 

Ở các trung tâm này, các máy tính của chính phủ – cái gọi là Bức Tường Lửa Lớn (Hỏa Trường Thành) – chặn các dữ liệu truyền về trong nước và so sánh nó với một danh sách liên tục thay đổi những từ khóa và địa chỉ mạng bị cấm. Khi có sự trùng khớp, các máy tính này có thể chặn luồng dữ liệu đang vào bằng nhiều cách, từ loại bỏ hoàn toàn đến cắt tỉa sửa đổi tinh tế hơn. Chẳng hạn công dân Trung Quốc tìm kiếm trên Google mà dùng những cụm từ nhạy cảm như là “Thiên An Môn” có thể nhận được một danh sách đầy đủ tóm tắt các Website tương ứng. Nhưng nếu những Website ấy bị cấm, thì không thể kết nối với chúng.

 

(Còn tiếp)

 

HIẾU TÂN dịch, 08042010



[1] Nhà văn châm biếm Anh

[2] Họa sĩ biếm họa Mỹ.

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2908
Ngày đăng: 11.04.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thông báo phát hành Báo Nhớ về Quốc học - Nhiều Tác Giả
Giải thưởng dành cho sự khác lạ - Inrasara
Phát hành số đặc biệt Sông Hương tháng 3 năm 2010 - Nhiều Tác Giả
Kính gửi: Ban lãnh đạo Tỉnh Bình Định, Huyện và Phòng văn hóa huyện An Nhơn - Lâm Bích Thủy
Phát biểu của nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu tại lễ trao giải cuộc thi thơ và truyện ngắn 2008 - 2009 của tạp chí Văn nghệ quân đội - Nguyễn Linh Khiếu
Nhà Thơ Ngô Nguyên Nghi ễm ra Mắt Tập Sách :Tác Giả Tác Phẩm – Người Đồng Hành Quanh Tôi. - Trần Hữu Dũng
Lê Thị Việt Hà: Luận văn Thạc sĩ về thơ Inrasara - Nhiều Tác Giả
Một cuốn sách, nhiều suy nghĩ - Nguyễn Đức Tùng
Ra mắt tập thơ Kim tuyến đỏ - Khương Hà - Chiêu Anh Nguyễn
Lời kính báo của Phạm Toàn nhờ đăng trên trang mạng bạn bè - Phạm Toàn
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)