Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.111
123.142.166
 
Khê Kinh Kha, Quê Hương Và Tình Người
Võ Công Liêm

Tôi và nhạc sĩ Khê Kinh Kha quen biết nhau đã từ lâu.Nhưng ít khi có dịp để gặp  nhau, kẻ đông người tây, mà chỉ trò chuyện,trao đổi nhau qua mạng lưới thông tin. Biết tôi yêu nhạc cho nên anh thường gởi nhạc của anh cho tôi nghe.

 

Phút ban đầu; nhạc anh đến với tôi như ngọn gió mới,như dòng sông lạ;nhẹ nhàng, êm trôi và vỗ về.Một khám phá mới trong tôi,càng nghe nhạc Khê Kinh Kha càng đắm đuối bởi nhạc của anh vẽ lên một khung trời yêu dấu của tình người và tình quê hương nó đến như lời nhắn cho thân phận,thân phận của con người vong quốc,lời ca du dương chừng nào tâm hồn càng xao xuyến chừng ấy.Tôi ôm ấp trong tim như kỷ vật của tình yêu.Nghe nhạc Khê Kinh Kha để hình dung thời khắc của qúa khứ,hiện tại và tương lai mà mỗi thời khắc là một ghi dấu kỷ niệm.Nhạc Khê Kinh Kha nằm riêng một cõi. Đó là tiếng nhạc sound of music của một người nghệ sĩ tài hoa.

 

Thật không ngờ cái “chất liệu” đó làm tôi “ghiền”cho nên vắng nghe nhạc Khê Kinh Kha như thiếu vắng cái gì trong đời sống.Nhạc Khê Kinh Kha trước sau như một, đều chứa một tạng tình yêu và quê nhà, dẫu cho cuộc đời có chao đảo,có đổi thay anh cứ một mạch trôi về biển mẹ để được ngóng nhìn và hoài mong.Do đó nhạc của anh người ta thường gọi nhạc trử tình,một chất men dể làm cho người ta say, nhất là những người có máu nhạy cảm.Cái hay của âm nhạc là quyến rũ mà Khê Kinh Kha là người thực hiện rốt ráo cái điều kiện đó.Dòng nhạc Khê Kinh Kha phản phất cái tiết điệu của những nhạc sĩ tên tuổi như Trịnh công Sơn,Ngô Thụy Miên và đôi khi còn nghe như giọng điệu dân ca của Phạm Duy;một phong thái thiên nhiên và hào hứng.Có lần tôi hỏi:- Phải chăng anh ảnh hưởng những nhà nhạc sĩ đi trước? – Tôi yêu nhạc của họ hồi còn ở ghế nhà trường và ngay cả khi du học ở Hoa Kỳ(1971)sở dĩ dòng nhạc của tôi mà anh gọi là”phản phất”tôi không nghĩ như thế;tại mê qúa cho nên có âm hưởng sonority chứ tuyệt nhiên không có nhại theo hoặc “copy-cat” ngược lại mình phải tạo cho riêng mình một nét đặc thù thì đó mới gọi là sáng tạo nghệ thuật.Khê Kinh Kha nói.Tôi khâm phục lời nói khiêm tốn ấy.Từ đó anh say mê sáng tác.Khê Kinh Kha không qua một trường lớp âm nhạc hay được hướng dẫn bởi thầy cô,anh phát tiết như một năng khiếu,anh lần mò học hỏi và dấn thân,từ đó anh đam mê và sáng tác không ngừng.Tuy bề dày của sự nghiệp âm nhạc không là bao nhưng nhờ cần trở nên chuyên mà đưa lại những nhạc khúc khởi sắc và sống động.Khê Kinh Kha xử dụng 5 dòng kẽ của nhạc để biến sắc lời ca lyric trừu tượng sang hiện thực với những thanh âm tuyệt vời ngoài ra anh còn phổ thơ,nhạc thơ của Khê Kinh Kha cùng một tiết điệu;anh là nhà thơ cho nên phổ thơ là ngón tuyệt chiêu!Vì thế nghe nhạc Khê Kinh Kha để hoài niệm hơn là thưởng thức;mà mỗi khi nghe quen rồi,người nghe cảm thấy thú vị và say đắm vô cùng. Điển hình một số ca khúc của Khê Kinh Kha như: Huế Của Tôi, Loi Tinh Dem Nay, Tinh Nong Say, Thuở Mẹ Ru, Nụ Quỳnh Lan,Lệ Ướt, Cho*` Tinh, Bien Kho’c và Tình Thu Yeu Duoi van van… là những tình ca không thể quên được trong dòng nhạc Khê Kinh Kha.Nhạc của anh dể ca cho những âm giọng khác nhau dù kim hay thổ,kể cả những ca sĩ chuyên xử dụng giọng mũi…dưới dạng thức ngủ cung nhạc Khê Kinh Kha bao gồm đầy đủ chất lượng để hoàn thành mỗi ca khúc  có một nhịp điệu dịu dàng khoan thai a larghetto rhythm,giai điệu hòa hợp melody đó là yếu tố để hòa âm harmony một cách dể dàng.

 

Âm nhạc Khê Kinh Kha là một âm nhạc hồi sinh có nghiã là mơ về trong khuôn khổ của kẻ tha phương,anh mang hoài bão đó như một tâm tư chung của mọi người để làm sao “tiếng nhạc” của dân tộc được truyền lưu qua mọi thế hệ nhất là những thế hệ xa xứ bởi âm nhạc cũng góp phần giữ gìn văn hóa Việt Nam dù ở nơi đâu.Khê Kinh Kha  thủ vai người chăm vườn.Cái tên Khê Kinh Kha vừa là bút hiệu vừa là nghệ danh như đã cho thấy anh là người hùng một-đi-không-trở-lại! Âu đó cũng là lý lẽ của một người nhạc sĩ yêu nước,yêu tiếng nói của dân tộc.Khê Kinh Kha đã tạo được một thứ ngôn ngữ âm nhạc music language thay hành động,một phản kháng gián tiếp để chống lại những gì là ngụy trá mà anh cố gắng gieo vào đó một tình người không ranh giới, một tình yêu không bao giờ phôi pha.

 

Đến với nhạc Khê Kinh Kha như đến với một tình yêu trong sáng.Hầu hết những tình khúc của Khê Kinh Kha được trình bày trong buổi nhạc thính phòng,dưới chủ đề:”Lời Tình Đêm Nay” được chuyển tải một cách trọn vẹn với những ca sĩ lừng danh một thuở.Họ đã góp mặt trong một tinh thần hài hòa giữa hai bờ đại dương,giữa tình người và quê hương.Hy vọng lời tình đêm nay sẽ được đón nhận một cách chân tình của những người yêu nhạc Khê Kinh Kha.

 

-Theo nhận xét của ca sĩ Ý Lan về nhạc Khê Kinh Kha;chị cho biết:”nhạc của Khê Kinh Kha có một tiết điệu êm dịu, và đi vào lòng người một cách dể dàng.Tôi yêu những tình khúc của anh viết và đã cho tôi nhiều cảm hứng mỗi khi hát”.

 

-Với ca sĩ Ánh Tuyết;chị nói:”Chị rất vui khi nhận lời hát với anh Khê Kinh Kha.Bởi chị là người rất”kén”mổi khi chọn bài để hát,nhưng với nhạc sĩ Khê Kinh Kha là điều lạ cho chị, nhạc Khê Kinh Kha đã một lần tổ chức ở hộp đêm ATB(VN) và từ đó chị dành một tình cảm đặc biệt cho nhạc sĩ, không những thế chị Ánh Tuyết còn có một album nhạc Khê Kinh Kha với chủ đề “Anh Đã Phụ Em”mà chị rất ưa ý” Chuyến du diễn nầy song hành với Ánh Tuyết có cả ca sĩ Xuân Phú,người đã hát nhiều nhạc của Khê Kinh Kha mỗi khi đi trình diễn trong và ngoài nước.Nhạc của Khê Kinh Kha có rất đông khán giả ái mộ.Giờ đây; nhạc của anh dần dần trở nên quen thuộc với quần chúng khắp mọi nơi .

 

Nói tóm lại;nghe nhạc Khê Kinh Kha giữa lúc nầy như một cái gì làm ấm lại những giấc mơ trước đây và đưa người nghe đến gần với quê hương yêu dấu. Đặc biệt hôm nay những tình khúc của Khê Kinh Kha được hát lên từ những người yêu nhạc Khê Kinh Kha;bởi dòng nhạc của anh vừa hiện hữu being time vừa giải thoát enlightenment những gì uẩn khúc trong lòng người…

 

Cám ơn nhạc sĩ Khê Kinh Kha đã cho tôi nghe những tình khúc quê hương và tình người một cách đáng qúi và trìu mến…with dignity and grace ./.

 

Ảnh: Đêm nhạc của Khê Kinh Kha .VCL

 

ca.ab.4/2010

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3503
Ngày đăng: 12.05.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hoàng Cầm – Dong Thuyền Tình Trên Dòng Mê Ly - Trần Ngọc Tuấn
Cuộc trò chuyện sau cùng với nhà thơ Hoàng Cầm - Nguyễn Việt Chiến
Khi Trái Tim Biết Khóc - Vương Chi Lan
Mùa thu không trở lại - Trần Áng Sơn
Một Thoáng về “chữ ăn” - Lâm Bích Thủy
Nỗi ám ảnh của tên hề mất trí - Lê Huỳnh Lâm
Thư ngỏ gửi Tổng Giám đốc BBC - Đinh Kim Phúc
Thư gửi bạn hiền - Vũ Quốc Hùng
Vĩnh Biệt Nhà Văn Trần Bình Dương – Người Tôi Không Quen - Phạm Ngọc Hiền
Suy nghĩ về câu tục ngữ: cha mẹ sinh con Trời sinh tánh… - Mang Viên Long
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)