Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.177
123.149.408
 
Hài cốt cụ Nguyễn hay xương thằng Tây?
Nguyễn Văn Dũng

Đi du lịch Kiên Giang tới Rạch Giá, chúng tôi nô nức vào thăm viếng, thắp hương nơi mộ và đình thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực để tỏ lòng biết ơn cụ đã vì dân vì nước hy sinh và trong thâm tâm cũng cầu mong cụ phù hộ cho bình an, may mắn. Hôm đó tuy không phải dịp giỗ cụ nhưng người hành hương tới viếng cũng đông. Thật cảm động thấy bà con cô bác nhiều người quỳ lạy khấn vái rất thành kính. Vậy mới biết rằng dân ta giầu lòng yêu nước và biết ơn những vị anh hùng cứu nước.

 

Nhưng rồi khi ngồi trên xe ôm của ông già vui chuyện, tôi được biết, người đến viếng, thắp hương khấn vái là người tứ xứ, còn dân Rạch Giá không ai làm chuyện đó vì biết rằng hài cốt trong mộ không phải của cụ Nguyễn mà là của một thằng Tây!

 

Không tin tôi hỏi lại thì được kể: trong khuôn viên Tòa Bố Kiên giang trước đây, tức Ủy ban tỉnh Kiên Giang ngày nay có một ngôi mộ, được xây cẩn thận, xung quanh có chôn những cọc sắt để mắc vòng dây xích bao quanh, giống như mộ người Tây thường gặp trước đây. Hồi chính quyền Sài Gòn cũ, có viên chủ tỉnh họ Nguyễn, tự nhận là cháu chắt cụ Nguyễn. Ông này vận động bá tánh đúc tượng cụ Nguyễn rồi đặt giải thưởng 1 triệu đồng cho ai tìm được hài cốt cụ nhưng không ai tìm được. Sau giải phóng, Cách mạng cho gia đình ông Chủ tịch tỉnh ở trong khuôn viên Ủy ban. Khi san đất làm chuồng nuôi heo, người làm đào phải ngôi mộ, bật lên những lóng xương ống quyển dài khác thường. Dựa vào lóng xương cùng cung cách ngôi mả xây, ông chủ tịch bảo đó là xương cốt thằng Tây rồi cho lấp lại.

 

Không hiểu sao sau này, người ta phát hiện rằng đó là hài cốt cụ Nguyễn rồi chuyển về Đình, xậy mộ thờ. Dân chợ Rạch Giá biết chuyện nên không ai tới lạy, còn dân tứ xứ thì tùy hỷ!

 

Chuyện này khiến tôi quá ngạc nhiên, không hiểu thực hư ra sao? Chuyện động trời vậy liệu có không?./.

 

Nguồn: Xưa&Nay- cơ quan Hội Khoa học lịch sử Việt Nam số 354 tháng - 4- 2010

Nguyễn Văn Dũng
Số lần đọc: 2417
Ngày đăng: 18.05.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Địa danh Khánh Hòa thời mở đất - Nguyễn Man Nhiên
Văn Miếu Diên Khánh - Nguyễn Man Nhiên
Đạo Công Giáo vào Việt Nam (1533-1659) thế nào ? - Trần Văn Cảnh
Thư Ngỏ gửi Tiến Sĩ Đỗ Ngọc Bích (Đại Học Yale) - Đinh Kim Phúc
Bình Tuy, những ngày cuối cùng. - Phan Chính
Một đề xuất lạ ? - Đinh Kim Phúc
Đất của người tứ xứ - Phan Chính
Tàu ngư chính hộ tống 16 chữ vàng khống chế biển đông - Đinh Kim Phúc
Chữ quốc ngữ đã được công giáo khai sinh năm 1651 - Trần Văn Cảnh
Đền Và – “Đoài phương tĩnh nhất khu” - Phùng Thành Chủng
Cùng một tác giả