Chiều nay trời oi bức lạ, không khí ngột ngạt, gió nam rộ mang hơi nóng từ miệt Lào thổi riết khiến mọi vật như bị thiêu đốt. Có hôm, nhiệt độ đã chỉ đến con số 38! Đã hơn ba giờ rồi mà ngoài đường vắng tanh, ít người qua lại. Ai cũng muốn trốn trong nhà quán nghỉ-để tránh cái nắng khắc nghiệt của thời tiết đầu hạ. Thỉnh thoảng một vài chiếc xe độ xình xịch nặng nề bò qua, vài xe chở hàng vụt qua gấp gáp trên đường để lại đằng sau nó những đám bụi mù.
Ông Kháng ngồi bên cửa sổ quán cà phê “ Vô Thường “ nhìn ra đường như có vẻ chăm chú vào một vật gì đó thật xa nhưng thực ra tâm trí của ông đang ôn nhớ về những chặng đường thăng trầm của cuộc đời mình, Về nỗi buồn đau ray rức vừa mới đến cho ông sáng nay,” Phải chăng ta là một con người vô dụng không làm được chuyện gì ra hồn như lời Đào đã từng nhắc đi nhắc lại suốt mấy năm? “ Vợ ông vẫn hàng ngày chì chiết về chuyện tiền nong, về những gì ông đã và đang làm như một nỗi đam mê không thể dứt bỏ. Đã lâu rồi ông không còn cảm nhận được tình nghĩa vợ chồng sẻ chia, thương yêu gắn bó nữa. Ông đã sống lặng lẽ như cái bóng vật vờ trong chính căn nhà của mình.
Mới sáng nay thôi ,từ một chuyện nhỏ của Châu , Đào-vợ ông, đã làm tổn thương ông . Đã khơi dậy vết thương mà ông tưởng sẽ dần héo khô, tan mất sau bao tháng năm nhẫn nhục. lặng im. Cảnh tượng buổi sáng nay như khúc phim cứ quay tới quay lui trong đầu ông, khiến ông trở nên bơ phờ, mệt mỏi trong cái nóng hầm hập hắt vào khung cửa sổ Ông nhớ lại từng lời từng lời cay độc của vợ:
- Châu! mầy lại bày đặt làm thơ à?. Có phải bài thơ này do mầy viết không?- Bà Đào với nét mặt hầm hầm từ phòng bước ra.
Châu mặt tái xanh- lí nhí:" Hôm qua rảnh, con không biết làm gì nên viết chơi thôi mà mẹ … "
- Tao đã cấm mầy theo cái nòi làm thơ, viết văn rồi mà?-Bà thở dài thườn thượt- Làm những việc vô lối ấy không tìm ra tiền đâu con ạ- Bà ném cái nhìn về phía ông Kháng- mà nó sẽ biến con thành người không ra người, ngợm không ra ngợm thôi…
Châu vẫn giọng dịu dàng:
- Nhưng mà mẹ ơi, có rất nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng ai cũng kính trọng mà? Họ cũng giúp ích được nhiều mà mẹ? -Châu cải lại một cách yếu ớt
- Mầy cải lại tao hả? Bà Đào nhìn lườm lươm- Ba mầy là cái gương trước mắt rồi, mầy không thấy sao?- Giọng bà bỗng trầm xuống- Ông ấy viết cái gì cũng hay lắm, cũng tốt lắm mà mỗi tháng đẻ ra được bao nhiêu tiền hả con?. Mầy thấy ông ba Mập bên nhà ta không? Ông ấy có viết được câu thơ, cái truyện nào đâu nhưng cuộc sống của gia đình ông giàu sang sung sướng như thế nào?
Gương mặt ông Kháng dần dần tái đi, ông cảm thấy nhói đau từ trong lồng ngực như mọi khi- ông đã cố nín nhịn nhưng trước những lời lẽ thô thiển, hồ đồ của vợ nói với con gái, ông không chịu nổi: Ông vụt lên tiếng: " Sao bà lại la con và dạy nó vậy chứ? Nó có làm gì sai đâu? "
- Ông câm mỏ đi để tôi dạy nó.- Bà lên giọng- Ông không có đủ tư cách để dạy con nữa đâu!. Ngừng một lát bà Đào nói tiếp:" Ông nhìn lại mình xem, cả đời ông có làm chuyện gì ra hồn đâu mà dạy con với cái chứ? “
Ông Kháng nhìn lơ đãng ra sân, rồi hướng tia nhìn lên mấy đám mây trắng đang lờ đò trôi trên nền trời xanh thẳm.
Bà Đào trở lại điệp khúc cũ:
- Chồng người ta thì lo làm lo ăn nuôi vợ, nuôi con, Còn ông thật vô dụng, suốt ngày, hễ rảnh tay là chỉ văn với thơ. Ông nghèo hèn như vậy thì nói ai nghe hả?-Bà liếc nhìn ông như để đo lường hiệu quả của lời mình- Càng ngày ông càng quá quắt, tôi đã hết sức chịu đựng rồi. Tôi không muốn chung sống với ông cùng một mái nhà một giờ một phút nào nữa cả! Giọng bà nói như khóc- Ông biết phải làm sao rồi chứ gì? Bà Đào hét to lên và quay quắt bước ra khỏi phòng -đóng sầm cửa lại
.
Ông Kháng sững sờ ngồi bất động trên ghế- “vậy là hết thật rồi”-ông nghĩ thầm. Ông không ngờ vợ ông lại có thể đối xử với ông như vậy trước mặt con gái. Mà ông có lười biếng, ăn không ngồi rồi đâu ?. Ông vẫn ngày hai buổi đi làm cho xí nghiệp gỗ, và tiền lương mỗi tháng vẫn đem hết về nhà đưa cho bà-ngay cả các khoản tiền làm ngoài giờ hay tiền thưởng.. Ông không la cà, rượu chè ở đâu cả- làm xong việc ở xí nghiệp là ông chạy xe ngay về nhà với gia đình. Thật tình là ông không tìm thấy nơi đâu có được niềm vui, niềm an ủi mà đời ông đang cần nên không rề rà quán xá. Vậy mà cũng không vừa lòng vợ ông? Vợ ông cứ luôn so sánh ông với người này, người kia. Và bà đổ lỗi ông nghèo, ông vô dụng là vì ông ham mê văn chương. Trong đầu không chịu nghĩ ra chuyện gì làm để kiếm thêm mà cứ mơ về những nhân vật, chia sẻ tình cảm, tình yêu thương cho thơ, cho các nhân vật xa vời nào?
Ông Kháng đã ngồi ở quán cà phê này từ lúc rời khỏi nhà là 9 giờ sáng đến gần hết buổi chiều rồi mà ông không biết phải đi đâu Về nhà ư? Có cái gì vương vướng trong lòng không cho phép quay về, còn bỏ đi xa thì thương Châu- đứa con duy nhất của ông nên cũng chẳng đành. Châu rất thương ông.Hễ đi học thì thôi, về đến nhà là luôn quanh quẫn bên ông- chia sẻ cùng ông những gì ông mới viết- săm soi tờ tạp chí vừa đăng bài của ông- hay hỏi han về kỉ thuật viết văn, làm thơ với niềm vui thích và tự hào….
Tiếng ồn ở dãy bàn nằm phía góc nhà sàn cắt đứt dòng suy nghĩ của ông.
Tiếng người đàn ông:
- Mỗi tháng tao và mẹ mầy đưa cho mầy 5 triệu rồi mà mầy tiêu không đủ sao? Mầy tiêu gì mà dữ vậy? -Người đàn ông có chiếc bụng căng tròn -anh mặc sang trọng hợp thời có dáng dấp của một nhà doanh nghiệp nói lớn
Cậu con ngồi ngẩng đầu lên nhìn, tỉnh bơ..Cậu chọt cười :
- Thời buổi bây giờ mà 5 triệu làm gì hả ba? Chưa bằng một buổi nhậu của ba, hoặc một lần đi shopping của mẹ mà. -Cậu thanh niên nói lời đó cũng gọn gàng, tỉnh bơ như nét mặt hinh hỉnh của cậu nhìn người cha đang tỏ ra rất khổ tâm..
- Thôi được- ông buông thõng- con cần bao nhiêu? Ba còn nhiều chuyện phải làm ngay bây giờ…
- Ít thôi ba, khoảng 5 triệu.-Giọng cậu ngọt ngào- giờ là cuối năm học rồi ,cần tiền nhiều ba à.-
Cậu thanh niên liếng thoắng.
Nghe hai cha con họ đối đáp ông Kháng cảm thấy cuộc đời sao quá phiền nhiễu, chua cay. Sống vô nghĩa như người đàn ông bụng phệ, vợ ông ta, và cậu con trai kia là cái đích đến của bao nhiêu người sao? Ông Kháng cảm thấy, ông khó lòng mà buông thả cho đời mình trôi đi theo từng tháng năm nhạt nhẽo, vô vị như thế! Đó là một cuộc sống đã chết chăng?
Đã nhâm nhi hết li cà phê thứ 4 rồi mà ông ông cũng chẳng biết quyết định thế nào-ra đi đến một nơi nào thật xa, hay trờ về? Lúc này, ông chỉ muốn có một chổ nào yên vắng để ngủ vùi một giấc thôi. Ngủ sẽ quên đi mọi chuyện,
Ông Kháng ngã lưng vào thành ghế dựa-lim dim đôi mắt…
- Ba ơi! ba ngồi đây, mà con tìm từ hồi sáng tới giờ?-Tiếng Châu nói như reo.
Ông Kháng chập chờn mở to đôi mắt ngạc nhiên- ngước lên nhìn con gái, Châu tìm thấy ông- vẻ mặt cô thật rạng rỡ, nhưng đôi mắt còn đỏ hoe , chắc nó buồn,và hoảng sợ khi nghĩ ông sẽ bỏ nó ra đi. Đã bao lần ông đã ra đi rồi. Vắng ông, Châu không thể chịu dựng được nỗi cô độc nhớ thương. Ông vừa là một người cha nhân hậu vừa là một người bạn-lớn dìu dắt cho những vần thơ mộng ước của cô chấp cánh. Ông Kháng ngồi thẳng dậy-giọng đỉnh đạc,đượm buồn :" Sao con gái biết ba ở đây mà tìm?"
- Con đi hết quán này đến quán kia,những quán ba thường đến, con tìm hú họa, may rủi thôi ba à.- Châu nhìn ông - như van xin: " Ba đừng bỏ con mà đi như mọi khi ba nhé? Ba hãy về với con, con cần có ba mà.-Giọng Châu ướt sũng- Ba mà đi khỏi nhà, con gái sẽ sống bạt mạng, và sẽ mặc cho chuyện gì xảy ra cho cuộc đời con đó…."- Nói chưa hết câu-Châu đã ôm mặt khóc nức nở.
Ông Khang luống cuống đứng dậy ôm con vào lòng- nói khẽ: " Ba không bỏ con đâu Châu à! Đời ba đã cô độc buồn khổ nhiều rồi, ba chỉ có một mình con thôi- Giọng ông ngập ngừng- con là lẽ sống duy nhất của ba mà. Ba sẽ về với bên con mãi mãi… "
Châu nhìn cha âu yếm : " Con sẽ sống theo lời dạy của ba, sẽ lưu giữ trân trọng những gì ba đã ngày đêm miệt mài viết ra và hứa sẽ đi tiếp con đường mà ba đang đi…".
Ông Kháng cảm thấy mình may mắn hơn bao người khác-hơn cha con người đàn ông giàu sang ngồi ở góc nhà buổi sáng. Ông đang có được” hạt ngọc Minh Châu” trong tay thì cuộc sống này cũng đã đầy đủ lắm rồi, có ý nghĩa lắm rồi. Ông nắm lấy bàn tay Châu- mỉm cười ::" Chúng ta về nhà thôi …"./.