Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.215
123.152.463
 
Lãng Du Trong Văn Học Áo
Lương Văn Hồng

 

Vào năm 1890 ở Viên hình thành nhóm văn nghệ sĩ  “Viên trẻ”, mà đại diện tiêu biểu  của nhóm là Hugo von Hoffmanstal và Arthur Schnitzler (1862-1931).

 

Cái hấp dẫn của chủ nghĩa ấn tượng ở Arthur Schnitzler là bằng các tác phẩm “Múa vòng tròn, Cái hài của sự quyến rũ, Tiểu thư Else,  Con đường đi tới tự do” v.v., ông  phản ánh hiện trạng suy đồi (lọan luân trong tình dục, dối trá, đa cảm, buồn chán, cô đơn) của giới tư sản thượng lưu ở Viên thông qua những quan sát tâm lý tinh tế về những chuyển động nhỏ thầm kín trong tâm hồn và trong sự việc qua độc thoại và đối thoại.

 

Dũng cảm lên nào!

 

So với Hofmannsthal thì Schnitzler có vẻ ít nói hơn, ông nói chuyện rất lịch thiệp và đầy trí tuệ.   Ông có thói quen, cứ 22 giờ là đi ngủ.  Khi nào thấy khách còn nói, mà đã đến giờ theo lệ đi ngủ của ông, ông nói:    "Dũng cảm lên nào!" và đi vào phòng ngủ.

 

Còn sớm…

Có lần mới chập tối mà Schnitzler đã ngáp ngắn ngáp dài.  Một người bạn thân của ông nói:

-  Bác sĩ ơi, còn sớm mà sao ông đã có bộ mặt của lúc 22 giờ.

 

Phải đúng lúc

Các nhà văn thành phố Viên thường hay đến trang trại Salzkammer trong những ngày hè.  Có lần  Schnitzler cùng với Hofmannsthal, Hofmann và Herzl rủ nhau đi tàu trên hồ Altaussee.  Khi tàu vừa nhổ neo,  Herzl móc từ trong túi bản thảo một vở hài kịch đọc cho các bạn nghe, Schnitzler nói:

-  Hay thật, đợi đúng lúc tàu nhổ neo mới đọc.

 

Hugo von Hoffmannsthal (1874-1929) và   Arthur Schnitzler là hai đại diện của  Chủ nghĩa ấn tượng (Impressionismus) trường phái Viên tre  (Junges Wien).

Thần đồng văn , thơ Hugo von Hoffmannsthal có những bút danh như   Theophil  Morren,  Loris  Melikow.

 

Hoffmannsthal  được thừa hưởng ở mẹ dòng máu văn hóa nghệ thuật Ý, ở gia đình mình không những một cuộc sống vật chất đầy đủ, mà còn được thụ hưởng một nền học vấn văn hóa đa dạng và uyên thâm, ông là người giao du rộng với những  nhà văn hóa lớn đương thời với tư cách là một người Áo

 

Khi  còn là cậu học trò 16 tuổi, Hofmannsthal đã xuất bản tập thơ đầu tiên với bút danh Loris  Melikow. Ông thực sự nổi tiếng với Tuyển tập thơ (Ausgewaehlte Gedichte, 1903) và  kịch thơ Qúa khứ (Gestern, 1891),  Cái chết của Tizian,  Thằng điên và cái chết (Der Tod des Tizian,  Der Tor und der Tod, 1893). Thơ và kịch thơ của Hofmannstal đượm nỗi buồn nhân tình thế thái, lời thơ đẹp và giàu nhạc tính. Nếu trong giai đọan đầu nhà thơ xa lánh hiện thực cuộc sống thì trong giai đọan sáng tác thứ hai ông trở về với truyền thống Thiên chúa giáo-văn hóa nghệ thuật của Viên  và tạo một nền sân khấu tôn giáo với những vở kịch   Elektra (1904),   Oedipus và con sư tử đầu nữ  nhân (Oedipus und die Sphinx, 1905).  Hofmannsthal tìm cách dung hòa lối sống cũ vơí những mâu thuẫn trong xã hội hiện đại trong bi kịch   Cái tháp   (Der Turm, 1925), theo Motiv barock, cuộc sống xuất hiện trong kịch như một giấc mộng.

 

Hoffmannsthal đa tài, ông còn viết   Truyện cổ tích của đêm thứ 672     (Das Mãrchen der 672. Nacht).  Với nghệ thuật ngôn từ điêu luyện, với lời kịch rất giàu nhạc tính, ông đã làm cho ca kịch  Kỵ mã hoa hồng (Rosenkavalier,1911), Adriadne ở Naxos (Adriadne auf Naxos,1912),  Arabella hay là Vũ hội đua xe ngựa  (Arabella oder der Fiakerball,1933)  và các hài kịch Người khó tính (Der Schwierige, 1921), Người liêm khiết (Der Unbestechliche,1923) của nhạc sĩ  Richard Strauss thu được tiếng vang lớn trong công chúng thời bấy giờ cũng như trong công chúng ngày nay. Ngòai ra ông còn có công trong việc xuất bản và bình luận các tác phẩm văn học cổ điển.

 

 

Kịch gia cổ điển-lãng mạn của nước Ao  Franz Grillparzer  (1791-1872)  sinh ngày 15.1.1791 ở thành phố Viên nước Áo và mất ngày 21.1.1872 ở Viên.   Cha là Wenzel Grillparzer, một luật sư theo khuynh hướng Ánh sáng, mẹ là Anna Marie Sonnleithner, một phụ nữ có tâm hồn nhạc sĩ, hơi bệnh họan.và trong cơn mộng tưởng huyền hoặc tôn giáo đã tự tử năm 1819.

 

Sáng tác của Grillparzer  kết hợp mấy khuynh hướng:  Ánh sáng, cổ điển (nhân đạo duy tâm)  lãng mạn (nhấn mạnh tình cảm).   Grillparzer tự gắn gần gũi với lớp người đi trước như Lessing, Kant,  Schiller, nhưng ông lại có cái hứng khởi của văn học lãng mạn, ông gắn bó chặt chẽ với truyền thống thiên chúa giáo thời Barock của thành phố của các hòang đế:  Viên, nhưng ông cũng vẫn giữ được  những đường nét của kịch dân gian trong kịch của mình, những sáng tác của ông đồng thời sử dụng cả chất liệu lịch sử và cổ Hy Lạp-La Mã.  Những cái đó tạo nên cho nước Áo một nhận thức rất rõ về nền giáo dục nhân đạo mang sắc thái cổ điển-lãng mạn.  Bi kịch trong tác phẩm của Grillparzer  ở chỗ những nhân vật không giải quyết được những mâu thuẫn xã hội-đạo lý, phân vân giữa phản đối và thỏa hiệp, giữa ý muốn tham gia xây dựng  cuộc đời và sự chịu đựng ,  rút lui trước những thế lực, và hòan cảnh dã man, nghiệt ngã; quyết định không rõ ràng và hành động lúng túng, cá nhân luôn tự thấy tội lỗi.  Tác phẩm Sapho (1818)  bi kịch về tình yêu (của nhà thơ nữ cổ Hy Lạp  Sapho) : số phận không phải từ ngòai ập tới, số mệnh có  ngay trong tố chất bẩm sinh trong  tâm hồn mỗi người.  Grillparzer đích thực là một nhà tâm lý , ông biết rất rõ hướng phát triển tất yếu của tâm lý nhân vật.   Hạnh phúc và tàn cuộc của vua Ottocar (Kõnig Ottokars  Glũck und Ende,  1825) là  bi kịch lên án chính sách  xâm lược và gây chiến , đặc biệt liên hệ đến hòang đế Pháp  Napoléon, bi kịch  lịch sử này phản ánh chủ nghĩa yêu nước của dòng họ Habsburg. Grillparzer đã đứng về phía của chủ nghĩa tự do nhân đạo, yêu nước.    Sóng bể và sóng tình (Des Meeres und der Liebe Wellen, 1831)  câu chuyện tình yêu bi thương của Hero và Leander ở Hy Lạp được tác giả dùng làm chất liệu cho kịch (Schiller cũng dùng chất liệu này trong tác phẩm của mình). Bi kịch trữ tình nêu lên mâu thuẫn giữa quyền  cá nhân được yêu đương  và lựa chọn người yêu  với xã hội có giai cấp  và những qui luật nghiệt ngã của nó.   Cuộc đời,  giấc mộng  (Der Traum ein Leben, 1834), đây không những chỉ là kịch mà còn là một câu chuyện cổ tích. Kịch kể về chàng thanh niên Rustan , chàng sống  một cuộc đời sôi nổi, sau nhận thấy hạnh phúc chỉ có trong an phận. Libussa  (Libussa,  viết xong năm1848)  thông qua câu chuyện huyền thọai về sự hình thành của thành phố Praha(Brentano cũng sử dụng chất liệu này trong tác phẩm của mình), thông qua các  diễn tiến giữa đàn ông và đàn bà, giữa tình yêu và lý trí, giữa tình cảm và pháp luật, giữa hiến dâng và tính nam nhi , tác giả đả kích sự "tiến bộ" của xã hội tư bản, nêu lên những mâu thuẫn xã hội ngày một tăng và đặt hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn.  Người nhạc sĩ rong nghèo khổ   (Armer Spielmann, 1848)  truyện đề cao giá trị tuyệt đối của đạo đức với những cảnh tả sự sâu lắng trong tâm hồn người nghệ sĩ nghèo. Sau một số vở kịch được công chúng hoan nghênh,vở kịch Vô phúc cho kẻ nào nói dối   (Weh dem,der lũgt, 1838) đã  gây thất vọng lớn nơi Grillparzer. Vở hài kịch về chàng đầu bếp Leo bị công chúng hiểu nhầm ý nghĩa và không tán thành.   Grillparzer chán nản. Bệnh họan và đau buồn trong cuộc sống riêng khiến cho tinh thần sa sút một cách nghiêm trọng. Mặc dù được tặng danh vị  Công dân danh dự thành phố Viên,  nhưng những năm cuối đời Grillparzer vẫn sống trong cô đơn.

 

Nhà văn, nhà thơ  Stefan Zweig (1881-1942)  là con trai một nhà tư sản công nghiệp. Ông học Triết học, Ngữ văn Đức và ngữ văn  các ngôn ngữ Roman  (Germanistik und Romanistik) ở Berlin và Viên.  1928 ông sang dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh đại văn hào Nga  L. Tolstoi. Từ 1935 ông sống ở  Anh. Ông sống mấy tháng  của năm 1940 ở New York, rồi sau đó sang Petropoli (Brasilien). Zweig là một nhà văn, nhà viết tiểu sử danh nhân, nhà viết luận văn, nhà thơ, kịch gia nổi tiếng thế giới, ông có vốn văn hóa rất rộng, ông đã đưa phân tâm học của Freud  vào những sáng tác của mình  nhằm phân tích sâu sắc tâm lý của những nhân vật.

 

Những tác phẩm tiêu biểu của ông là  Cuộc đời ba nhà thơ (Drei Dichter Ihres Lebens, 1919): về cuộc đời và sự nghiệp của Casanova, Stendal, Tolstoi, Ba nhà văn bậc thầy  (Drei Meister, 1928): chân dung văn học về Balzac, Dickens, Dostojeskij.  *Amok  (1922), *Tình cảm lẫn lộn  ( Verwirrung der Gefũhle, 1926), Joseph  Fouché  (1929), Marie  Antoinette  (1932), Maria Stuart (1935), Nóng lòng (Ungeduld des Herzens, 1945). Thế giới những ngày qua  (Die Welt von gestern, 1946).  Stefan Zweig tóm tắt quan niệm  của mình về văn học nghệ thuật bằng câu nói sau:

 

Cái sáng tạo là cái có giá trị nhất trong những cái có giá trị, cái có ý nghĩa nhất trong những cái có ý nghĩa.

 

 

Nữ thi sĩ, nhà văn, nhà viết kịch Elfried Jelinek xuất thân trong một gia đình quý tộc ở Viên (Wien).  Từ nhỏ bà theo học piano tại nhạc viện Viên thủ đô nước Áo.  Jelinek học sân khấu, nghệ thuật, âm nhạc ở Đại học tổng hợp Viên.  Elfriede Jelinek làm thơ rất sớm, khi 21 tuổi (1967)  bà đã xuất bản tập thơ đầu tay Lisas Schatten.  Trong những năm tháng sinh viên bà tham gia các phong trào sinh viên  lan rộng khắp châu Âu trong thập kỷ 70  thế kỷ XX và viết tiểu thuyết trào phúng  Chúng ta là những con mồi, bé ơi  (Wir sind Lockvõgel, Baby, 1970).  Tuy nhiên tên tuổi Jelinek chỉ được chú ý vào những năm 80 thế kỷ XX với các tiểu thuyết  Nữ nghệ sĩ đàn dương cầm  (Die Klavierspielerin, 1983), Hứng tình  (Lust, 1989),  Phụ nữ – những người tình  (Die Liebhaberinnen, 1975), với truyện ngắn Ôi thật là man rợ, ôi hãy tự vệ trước cái đó  (Oh Wildnis, oh Schutz vor ihr, 1985), với những vở kịch Clara S.   (1982),  Bệnh họan hay là  những người phụ nữ thời hiện đại  (Krankheit oder Moderne Frauen, 1987). Những tác phẩm khác của Jelinek là  tiểu thuyết  Sự thèm khát (Gier, 2000);  tập kịch  Ở núi Alpen  (In den Alpen, 2002); kịch Xứ Bambi (Bambiland, 2003);  kịch  Cái chết và cô gái  (Der Tod und das Mãdchen, 2003).

 

 

LỜI BÌNH :   Nói đến văn học Áo là nói đến văn học vùng nói tiếng Đức. Những nhà văn được nhắc tới ở đây là những nhà văn tiêu biểu của văn học Áo.

 

Hugo von Hoffmanstal l nh văn Áo có đóng góp vôi tư cách là một người Áo và là một công dân châu Âu, đồng thời cũng là người tìm cách bảo vệ truyền thống văn hóa phong phú bằng lối diễn đạt sáng tạo. Sự ra đi vào cõi vĩnh hằng của Hofmannsthal đánh dấu sự kết thúc của nền văn hóa học vấn Đức. Quê hương tinh thần của ông là thời Trung cổ  và nghệ thuật Barock  (das Mittelalter und das Barock), là Venedig, là Florenz, là Tây Ban Nha  (Spanien), là Văn hóa cổ đại (Antike), là Đông phương (der Orient).  Hofmannsthal đã làm sống lại vẻ đẹp và khí thế của nhiều nền văn hóa cổ trong những sáng tác của mình, cái đó xuất hiện như kỷ niệm đẹp khó quên của quá khứ.

 

Arthur Schnitzler  phản nh hiện trạng suy đồi (lọan lun trong tình dục, dối trá, đa cảm, buồn chán, cô đơn) của giới tư sản thượng lưu ở Vin thơng qua những quan st tm lý tinh tế về những chuyển động nhỏ thầm kín trong tm hồn v trong sự việc qua độc thoại v đối thoại.

 

Sáng tác của Grillparzer  kết hợp mấy khuynh hướng:  Ánh sáng, cổ điển (nhân đạo duy tâm)  lãng mạn (nhấn mạnh tình cảm).   Grillparzer tự gắn gần gũi với lớp người đi trước như Lessing, Kant,  Schiller, nhưng ông lại có cái hứng khởi của văn học lãng mạn, ông gắn bó chặt chẽ với truyền thống thiên chúa giáo thời Barock của thành phố của các hòang đế:  Viên, nhưng ông cũng vẫn giữ được  những đường nét của kịch dân gian trong kịch của mình, những sáng tác của ông đồng thời sử dụng cả chất liệu lịch sử và cổ Hy Lạp-La Mã. Những cái đó tạo nên cho nước Áo một nhận thức rất rõ về nền giáo dục nhân đạo mang sắc thái cổ điển-lãng mạn.Elfried Jelinek không phải là nhà văn lớn.  Bà là nhà văn lớn tiếng nói lên nỗi đau thời hiện đại:

 

một thế giới tàn nhẫn của bạo lực và quy phục, của kẻ đi săn và con mồi trong thương mại tình dục, phản ánh thân phận phụ nữ trong xã hội tiêu dùng.

 

Elfriede Jelinek là một trong nữ văn hào đương đại nhiều ảnh hưởng trong vấn đề phụ nữ ở Áo.  Bà là người phụ nữ thứ 10  nhận giải trong lịch sử giải Nobel văn chương có từ năm 1901.  Cùng với việc trao giải, hội đồng xét giải muốn cảnh báo chúng ta nỗi đau nhân thế đang cần “phương thuốc” chữa trị.

 

Nhà văn lớn của văn học Đức thế kỷ 20  Stefan Zweig là một người châu Âu có học vấn uyên thâm, nhưng đồng thời cũng là đứa con đẻ của chủ nghĩa nhân đạo tư sản có thời kỳ phát  triển rực rỡ nay đang trên đà suy tàn.  Nuối tiếc thời hòang kim của văn học tư sản, cảnh cô đơn của kẻ không quê hương,  sống lưu lạc nơi đất khách quê người, sự hoang mang cực độ trước cái Ác thắng cái Thiện (sự hòanh hành của chủ nghĩa phát xít trên thế giới)  đã đưa tới cái chết tự nguyện (tự tử) năm 1942 của vợ chồng Stefan Zweig.  Zweig là một nhà văn, nhà viết tiểu sử danh nhân, nhà viết luận văn, nhà thơ, kịch gia nổi tiếng thế giới, ông có vốn văn hóa rất rộng, ông đã đưa phân tâm học của Freud  vào những sáng tác của mình  nhằm phân tích sâu sắc tâm lý của những nhân vật./.

Lương Văn Hồng
Số lần đọc: 1967
Ngày đăng: 02.06.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tiễn Khương Bình - Huỳnh Thúy Kiều
Hoa Đạo Mùa Phật Đản - Trần Kiêm Ðoàn
Về tìm chiếc giày bảy dặm - Nguyễn Thánh Ngã
Ngày bãi trường - Mai Văn Sang
Cuộc Tình Thi Sĩ - Việt Thư
Thêm một tác phẩm âm nhạc về Hoàng Sa – Trường Sa - Giang Nam
Dấu hương trong mơ - Thụy Vi
Sao em buồn quá - Âu thị Phục An
Khê Kinh Kha, Quê Hương Và Tình Người - Võ Công Liêm
Hoàng Cầm – Dong Thuyền Tình Trên Dòng Mê Ly - Trần Ngọc Tuấn