Họa phẩm Làng Chăm ơn Bác của nữ họa sĩ Chăm Chế Kim Trung được Giải thưởng thường niên của Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2009, có một chi tiết gây phản cảm và phản ứng dây chuyền trong cộng đồng Chăm… (trich lời nhà thơ Inrrasara)
Tôi( Dư thị hoàn) đã theo dõi 2 bài viết của nhà thơ Trà Vigia*,và toàn bộ phản hồị gay gắt trên mạng inrasara.com. Vớí tư cách đồng nghiệp và là ngườì luôn bị ám ảnh bởi văn hóa Chăm, tôi có những ý kiến và muốn trao đổỉ thêm, nhưng do trang web inrasara.com đã khép lại vấn đề. Cho nên tôi nhờ mạng vanchuongviet.org, tienve.org công bố bài viết này ở mục đối thoại, ngỏ hầu tới được Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số VN, nhà thơ Trà Vigia, họa sĩ Chế Kim Trung và được quý vị quan tâm theo dõi vụ việc này chia sẻ. Xin cảm ơn!
Tán thành:
1- Nhà thơ Tra Vigia đã đề cập đến 1 vấn đề cốt yêú: không ít văn nghệ sĩ hiện nay (không loại trừ dân tộc thiểu số), vẫn còn đắp điếm cốt cách nghệ thuật và bản sắc sáng taọ bằng thủ pháp lắp ghép thô sơ nhưng an toàn mà laị luôn hiệu qủa (được tuyên dương,giải thưởng) bằng TỤNG CA LÃNH TỤ & PHỤC VỤ CHÍNH TRỊ trong tác phẩm, để thoả mãn ý đồ vinh danh và phì thân của mình, chứ hoàn toàn không vì cảm xúc dâng trào.
2 - Trà Vigia còn cảnh tỉnh trường hợp hoạ sĩ người Chăm CKT là, cô đã vô tình hoặc hữu ý làm biến dạng biểu trưng văn hiến cuả dân tộc mình bằng bức tranh cổ động chính trị, đem dự giải thưởng năm 2009. Qua bức tranh (có ảnh chụp đính kèm). , người xem dễ nhận thấy cô gán ghép công ơn của chủ tịch Hồ Chí Minh một cách nông cạn và sống sượng lên cuộc sống tâm linh dân tộc Chăm của mình.
3 - Hơn nữa, Trà Vigia phát hiện cô hoàn toàn thiếu hiểu biết về nguồn gốc hình thành, qúa trình phát triển và ngự đỉnh tôn vinh của một nền văn hóa linh thiêng luôn gắn liền với những cấm kỵ của nó. Cũng như không thể gắn khâủ hiệu tôn vinh Hồ Chí minh lên toà Tam bảo trong điện thờ Phật giáo, vậy đấy!
4 - Trà Vigia chê trách Ban giám khảo Hôị liên hiệp các dân tộc thiểu số là ý kiến xác đáng. Vì họ đã không cẩn trọng khi chấm giải cho tác phẩm trùng tên, trùng lặp chi tiết (trường hợp tác phẩm của nhạc sĩ Amư Nhân và họa sĩ Chế Kim Trung), Nhất là đối với số tác phẩm được giải qúa ít oỉ của người Chăm, càng không nên có nhưng sơ suất cơ bản này, rồi để xẩy ra những cuộc tranh cãi, hoặc hiểu lầm không cần thiết.
Không đồng tình:
5 - Trà Vigia trầm trọng hóa khi kêt luận bức tranh của Chế Kim Trung lấy tựa đề giống tên bài hát : LÀNG CHĂM ƠN BÁC (cũng được giải, năm 1985) và dùng hai câu ca từ của nhạc sĩ Amư Nhân(cũng người Chăm) làm chi tiết họa phẩm là hành vi đạo văn, vi phạm tác quyền! Theo tôi, chuyện đó không đến mức phải quy kết tội danh như thế, nhất là hai tác phẩm hoàn toàn khác thể loại. Tựa đề giống như một cái tên đẹp đẽ, nhiều ngươì ưa chuộng và đặt tên cho con mình như: Thùy linh, Bình minh, Kim oanh, Nguyệt nga...nhưng dung mạo và tính tình các đứa trẻ khác nhau chứ? Cũng như bài thơ ĐI LỄ CHÙA của tôi, đã từng nổi tiếng lắm chứ, mà sau đó không ít hơn 2 người vẫn tỉnh bơ làm thơ và lấy tít Đi lễ chùa! Có ảnh hưởng gì đâu? Còn hai câu ca từ cuả nhạc sĩ Amư Nhân nó cũng chẳng hơn gì hai câu khẩu hiệu thường gặp ở nhiều văn bản thông tấn, có phải vưu vật tuyệt cú đâu mà cô họa sĩ “ăn theo"! Tất nhiên vớí yêu cầu của sáng tạo, nghệ sĩ chọn cho mình những chất liệu độc đáo, không lặp lại vẫn là cao tay hơn.
6 - Cũng như Trà Vigia, tôi hết sức thông cảm sự khó khăn của cô họa sĩ trẻ, trước yêu cầu rút khỏi giải thưởng của một số anh chị em đồng tộc.Không nghi ngờ gì, ta cũng đừng phàn nàn làm gì! CKT xứng đáng được giải thưởng, vì tác phẩm của cô đáp ứng đầy đủ chỉ tiểu của cuộc thi nhằm ca ngợi chế độ. Còn trong thẳm sâu của trái tim, cô có thật sự hân hoan trong kiêu hãnh của một dòng tộc tiếp nối quá khứ huy hoàng cuả mình hay không? Đó mới là đòi hỏi bức bách với một nghệ sĩ tộc Chăm chân chính, muốn hoàn thiện hạnh nghiêp của cha ông, đừng quên hành lễ tẩy trần chính mình!
7 – Đâù bài Hậu kỳ… Trà Vigia bộc lộ lòng tự aí khi bài viết tâm huyết của mình bị Tạp chí Dân tộc thiểu số thờ ơ, và dẫn đến hàng chuỗi câu ta thán… Theo tôi không cần thiết, vì ta không lạ gì các tờ baó/ tạp chí văn nghệ từ Hộị trung ương đến các hội địa phương đêù hát đồng ca: tẩy chay tiếng nói trái chiều, để bảo tồn tính mạng cuả họ cơ mà. Nên mới đẻ ra hàng loạt trang web, blog cho các chân gía trị lộ thiên chứ!
(Một góc bức tranh Làng Chăm ơn Bác của Chế Kim Trung – Tạp chí Văn hóa các Dân tộc, số 2-2010).
-Xây dựng và phát triển hay Từ câu chuyện Amư Nhân, Chế Kim Trung và “Làng Chăm ơn Bác”
- Hậu kỳ Làng Chăm (nguồn: inrasara.com)