Chiều nay-thứ bảy, cô học trò nhỏ lại đến-không nói năng gì, chỉ cười cười trao cho người thầy cũ một tờ giấy. Ông thầy lấy chiếc kính 6 diop trong túi áo đeo vào- mở ra xem-thấy mấy câu mà gia phu thời xưa đã nói được viết nắn nót rất đẹp. Không biết cô học trò “ nhiều chuyện” này tìm đâu ra đến 3 câu nói-tuy cùng một ý tưởng. Nhìn thấy người thầy xếp kính cho vào túi- cô học trò lại cười: “ Thưa Thầy, theo ý thầy, câu nào đúng ạ? “
Người thầy cầm tách trà hớp một ngụm nhỏ-giọng ôn tồn: “ Theo thầy nghĩ, cả ba câu đều có ý nghĩa như nhau, tuy cách diễn đạt có hơi khác một chút! “ . Nhìn vào đôi mắt đang mở to của cô học trò-người thầy tiếp: “ Nếu em hỏi câu nào đúng-thì cả ba câu đều đúng. Nhưng thường được dùng- chính xác, thì có một câu này: “ Bần cư náo thị vô nhân vấn/ Phú tại lâm san hữu khách tầm”.
Giọng người thầy trở nên xúc cảm:
- Hai câu kia “ Bần cư trung thị vô nhân đáo/ Phú tại sơn lâm hữu khách tầm” và “ Bần cơ náo thị vô nhân đáo/ Phú tại thâm sơn hữu khách tầm”/ cũng đều có ý nghĩa: Nghèo hèn mà sống nơi đông đúc giữa phố chợ cũng chẳng có ma nào đến thăm hỏi/ Nhưng giàu sang , dù có sống nơi “ sơn cùng thủy tận” cũng có lắm người tìm đến thăm viếng, kết bạn!
Cô học trò nhìn chăm chăm vào tách trà được đặt trước mặt, làn khói mỏng tỏa hương thơm nhẹ-giọng nhỏ nhẹ:
- Thưa thầy, đó là lời nói của gia phụ thời xưa, còn hôm nay-theo ý thầy có còn…đúng không ạ?
- Có nhiều nhận định từ xưa, đến hôm nay-có khác thật! Cần phải “ bổ túc” hay “ xét lại” nhiều mặt-nhưng với lời này, thầy nghĩ-nó vẫn còn sở sờ ra trước mặt mọi người mà!-dừng một chút-Câu nói ấy dường như là một “ định luật” khắt nghiệt đau buồn của đời người, mà chúng ta rất khó lòng làm trái lại.Giọng ông trở nên to, rõ-Thầy nói “ rất khó” chớ không phải là không làm được đâu nhé?
Cô học trò vẫn ngồi yên-có vẻ trầm ngâm điều gì.
Người thầy cũ bỗng cười- giọng vui vẻ: “ Ví dụ như thầy đây này-dù là đang “ náo thị” ở giữa phố chợ, nhưng bạn cũ-thậm chí người thân- nay giàu sang, quyền chức- có ma nào “ đặt chân” vào cửa đâu? Im lặng một phút-Ông cười, tiếp : “ Ngoại trừ đám học trò cũ…như em! Hà hà…”
Cô học trò -có lẽ còn cảm thấy không “ hợp lý”, ngước lên nhìn vào gương mặt lặng lẽ của thầy-giọng diu dàng:
- Nhưng thưa thầy, nếu làm vậy-thấy kẻ sa cơ nghèo hèn không muốn gặp/ còn nhìn kẻ sang trọng quyền thế thì cứ lân la tìm đến theo kiều “ thấy sang bắt quàng làm họ”-như vậy có mất gì/ được gì đâu? Chỉ thêm làm trò cười cho thiên hạ thôi…
-
Người thầy không trả lời thằng cho cô học trò, ông kế : “ Có ông bạn thân ở cùng dãy phố chợ với thầy đây: Mấy đứa cháu gọi ông ta bằng chú, cậu ruột-từ nước ngoài về thăm cha mẹ, cùng ở trong thị xã này thôi-vẫn không hề đến thăm, chào hỏi ông một câu? Trong khi đó, lại siêng lui tới mấy nhà quen giàu có để kết thân, rủ rê nhau đi chơi(…). Thăm người chú/ cậu ruột thì…phải “ mất tiền quà”( chúng nghĩ vậy)/ còn đến mấy nhà sang trọng kia- không mất tiền-lại còn được đãi đằng quý trọng (!)
Giọng người thầy trở nên trầm thấp: “ Có một chuyện “lạ đời” này nữa: Người chú ruột kia đã hy sinh cho gia đình chúng từ nhiều chục năm trước 75/ nay gia đình chúng đã được định cư ở nước ngoài đều giàu có/ Tết năm rồi-chúng gởi về “ lì xì” cho người cô họ là một tỷ phú món quà trị giá hơn 500 USD/ trong khi đó-người chú ruột đã hy sinh phần lớn gia tài của cha mẹ ông để lại cho cha mẹ chúng lo cho chúng ăn học-đang sa cơ, nghèo khổ lại không nhận được một đồng nào để mua hoa quả nhang đèn cho ngày thăm mộ ông bà nội chúng vào dịp đầu năm? Chuyện đời vẫn vậy!
Cô học trò thốt lên: “ Sao lại có chuyện” kì dị” vậy,thưa thấy?”
- Không kì dị đâu, em à! – Người thầy vẫn giọng bình thản- Chúng gởi cho bà cô họ xa kia, vì bà là tỷ phú-khi về nước/ chúng có chỗ nghỉ ngời , ăn ở đàng hoàng. Còn người chú ruột à? Nhà ông ấy chí là một căn nhà ván lợp tôn rách nát-chúng đã quen với “ cái sướng” phương Tây rồi/ đâu chịu nỗi cơm tương rau đạm bạc, hay ngủ giường tre như ông ta?. Mà gởi cho bà cô họ dù xa-cũng có “cái tiếng:”/ còn người chú ruột kia-có “ tiếng tăm” chi đâu?
Người thầy chợt cười : “ Đó là “ trí khôn” là “ văn minh” của thời nay đó em ạ! “.
Cô học trò lẫm bẫm : “ Vầy té ra tình thân., tình thương yêu đều có “ điều kiện” kèm theo cả phài không thấy?- Cô thở dài-thật đáng buồn thay!”
Người thầy cúi xuống cầm tách trà-chăm chú nhìn mầu nước nâu vàng-cười thoải mái: “ Không phải tất cả đều vậy đâu em! Chẳng hạn như em-những học trò thân yêu cũ của thầy-đến thăm thầy đâu có điều kiện gì? Tất cả chỉ vì tấm chân tình rất đáng trân trọng!”./.
Tháng 7/2910