Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.203
123.151.576
 
Sinh ngày 13 tháng 7
Huỳnh Văn Úc

Sinh ngày 13 tháng 7? Cái tên truyện làm cho người ta nhớ đến bộ phim Sinh ngày 4 tháng 7 (Born on the fourth of July) của đạo diễn Oliver Stone, bộ phim có nội dung cảm động và đầy tính nhân văn về một cựu chiến binh Mỹ trở về quê hương với đôi chân tật nguyền và cay đắng nhận ra rằng mình đã bỏ phí tuổi thanh xuân cho một cuộc chiến tranh vô nghĩa. Bộ phim đã mang lại cho đạo diễn của nó hai giải Oscar. Không! Tôi không có khả năng viết về những đề tài lớn lao nhường ấy! Tôi viết truyện ngắn này đơn giản chỉ vì tên tôi là Vũ Đại Vũ, sinh ngày 13 tháng 7 năm 2010, còn vợ tôi là Nguyễn Hồng Thuỷ cũng sinh đúng ngày hôm ấy.

 

Đó là một buổi tối lãng mạn Hà Nội mùa thu năm 2031, sương giăng trên mặt hồ Hoàn Kiếm, phố cũ lô nhô mái ngói, quanh co đường gió lá bay, trên ghế đá dưới tán cây liễu mơ màng xoã tóc xuống mặt hồ, Vũ Đại Vũ là tôi ngồi bên người yêu tâm sự. Chúng tôi đều ở tuổi hai mươi mốt, cùng là sinh viên năm thứ hai ngành Công nghệ thông tin Đại học Bách khoa Hà Nội. Nàng bồi hồi kể lại câu chuyện vì sao bố mẹ lại đặt tên là Nguyễn Hồng Thuỷ:

- Hôm ấy là ngày 13 tháng 7 năm 2010, ngày sinh của em. Cơn mưa xối xả bắt đầu từ sáu giờ sáng khiến cho bầu trời trắng xoá. Gió không lớn nhưng những hạt mưa thì nặng trĩu. Chỉ đôi ba chục phút sau nhiều con phố Hà Nội đã biến thành sông. Ngày ấy nhà em ở Ngã năm phố Bà Triệu, chỗ giao nhau với phố Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, đường phố ngập hơn nửa mét nước, nước còn leo qua bậc tam cấp tràn vào nhà. Đúng lúc ấy thì mẹ em trở dạ. Mẹ em đã làm thủ tục đăng ký đẻ ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nhưng vì chủ quan nên cứ chần chừ không đến bệnh viện sớm hơn. Bố em cuống cuồng không nói không rằng chạy ra khỏi nhà, một lúc sau trở lại với người chèo thuyền, một chiếc thuyền nhỏ làm bằng tôn. Bố đưa mẹ xuống đó, thuyền chèo đi với hi vọng đến được chỗ ít ngập hơn tìm phương tiện khác để đến bệnh viện trên đường Đê La Thành. Nhưng mà không kịp. Đến giữa phố Nguyễn Du bố phải đưa mẹ vào một nhà ven đường rồi vội vã chạy đi mời bác sĩ ở cách đó hơn chục số nhà theo lời mách của gia chủ. Bà là bác sĩ nội khoa ở Bệnh viện Bạch Mai, sáng hôm ấy vì mưa gió tắc đường nên giờ ấy vẫn còn ở nhà. Và em đã được sinh ra trong ngôi nhà ấy…

Tôi kéo nàng vào lòng với một niềm thương cảm chợt trào dâng trong lòng:

- Tội nghiệp em tôi!

 

Rồi tôi kể tiếp với nàng về ngày sinh của tôi:

- Như vậy là anh sinh ra sớm hơn em vài tiếng đồng hồ vào cái ngày mưa gió hãi hùng ấy. Lúc anh cất tiếng khóc chào đời ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thì cơn mưa bắt đầu trút xuống thành phố, vì thế mẹ đặt tên cho con là Vũ Đại Vũ. Lúc ấy trong bệnh viện chỉ có bà ngoại, mẹ anh khắc khoải chờ chồng vào để nhìn mặt đứa con trai đầu lòng nhưng thời gian cứ thế trôi đi cùng với cơn giận càng ngày càng lớn lên trong lòng. Mẹ anh giận bố đến hàng tuần sau đó. Ngày ấy nhà anh ở cuối phố Đại Cồ Việt, nhận được tin vợ đẻ bố anh dắt xe máy ra đường cố lội nước đi được đến hầm đường bộ Kim Liên thì hầm đã thành sông. Dắt xe quay về nhà gọi tăcxi, đi được một đoạn nước ngập gần đến cửa, xe chết máy. Cứ loay hoay như thế mãi đến hơn 11 giờ bố mới lần được đến bệnh viện. Mẹ quay mặt đi không thèm nhìn…

 

Tình yêu của chúng tôi ngày càng đơm hoa kết trái và chúng tôi dự định tổ chức hôn lễ vào ngày 13 tháng 7 năm 2032, lúc cả hai vừa tròn 22 tuổi.

- Cùng tuổi nằm duỗi mà ăn. Thế nhưng cả hai đều tuổi Canh Dần, mệnh Mộc, sao không đi xem thày bói để biết thêm hậu vận, con gái tuổi Dần cao số lắm. Lại còn ngày cưới nữa, thày bói nào chọn cho anh ngày ấy?

- Bà thày bói cuối cùng của Hà Nội đã chết cách đây hai năm. Bây giờ người ta không đi bói nữa. Có việc gì thì hỏi bạch tuộc và hỏi kiến.

- Hỏi kiến và bạch tuộc?

- Thì vẫn! Thày bói bạch tuộc Paul bắt đầu nổi tiếng bói đâu trúng đấy từ năm 2010, năm có World Cup.

- Thế còn kiến?

- Những con kiến đầu tiên bắt đầu nổi tiếng ở đường Thi Sách thành phố Đà Nẵng cũng vào năm 2010. Năm ấy ở thành phố có đại hội, trong đại hội có bầu cử. Trước ngày bầu cử người ta bói bằng cách ghi tên những ứng viên vào một tờ giấy, bỏ vào hộp đựng kiến rồi lấy tấm vải đỏ trùm lại. Một buổi sau lấy ra, tên ai bị kiến gặm thì người ấy đắc cử.

 

Và thế là đám cưới của chúng tôi được tổ chức tại khách sạn Melia Hà Nội. Khách sạn nằm gần ga tàu điện ngầm (metro) mang tên Ga 19 tháng 12 nên đa số khách đến dự tiệc cưới đều đi metro. Cũng nên nói thêm về mạng tàu điện ngầm của Hà Nội. Vào năm 2032 này Hà Nội đã có mạng tàu điện ngầm có tổng chiều dài 250 km với 12 tuyến đường và 140 nhà ga, vận tốc trung bình 40 km/giờ. Mỗi nhà ga là một công trình hoành tráng đẹp đẽ như cung điện nằm sâu dưới đất. Hàng ngày có hơn 6 triệu hành khách đi tàu điện ngầm nên trên những đường phố Hà Nội chỉ còn những hàng ô tô và tăcxi lăn bánh, tuyệt nhiên không còn thấy bóng chiếc xe máy nào.

 

Tôi không có ý định kể chi tiết về đám cưới của tôi và Hồng Thuỷ mà chỉ muốn chia sẻ với các bạn những gì ấn tượng nhất. Trong những giây phút đầu tiên cánh cửa gỗ lớn từ từ mở ra cùng với tiếng nhạc du dương, trong ánh nến lung linh và hoa tươi thơm ngát tôi và nàng tay trong tay bước trên thảm đỏ dẫn vào phòng tiệc giữa tiếng vỗ tay vang dội của quan khách. Bên tai tôi vang vang lời khích lệ của MC, anh này tay phải cầm micro ngửa cổ lên trời, tay trái chỉ vào một khoảng không bao la vô định và thét lên những câu sau đây: bước đi em hạnh phúc ngất ngây/bước đi em nhựa sống căng đầy. Pháo hoa giấy và bóng trang kim muôn màu rực rỡ bùng lên càng làm cho khung cảnh thêm lộng lẫy, đúng lúc ấy thì ánh đèn chợt sáng bừng lên lan toả khắp phòng tiệc rộng lớn.

 

Tôi không thể kể hết những lời chúc tụng, những bài hát chào mừng mà chỉ muốn lưu ý bạn đọc bài hát của nữ ca sĩ Thanh Lâm hát tặng chúng tôi, bài hát làm chúng tôi xúc động tận tâm can. Chị cầm micro, gật đầu chào dàn nhạc rồi hướng về phía quan khách:

- Thưa quý vị quan khách kính mến! Hôm nay trong ngày vui trọng đại này tôi muốn hát tặng cô dâu chú rể bài Hà Nội ngày mưa của nhạc sĩ Trương Quý Hai, bài hát nhắc nhở hai người bạn của tôi về cái ngày họ đã sinh ra trên cõi đời này. Một kỷ niệm buồn nhưng dẫu sao cũng là chuyện của 22 năm trước. Ngày 13 tháng 7 năm ấy trận mưa trút xuống Hà Nội trong 3 giờ với lượng mưa đo được 140-160 mm. Ngày nay thủ đô chúng ta dám thách thức những trận mưa có vũ lượng gấp đôi gấp ba mà trong thành phố không có bất cứ điểm ngập nào! (vỗ tay kéo dài, cả phòng tiệc xôn xao, từ bàn tiệc một quan khách trịnh trọng đứng lên:bravo!).

 

Dàn nhạc gồm một kèn saxophone, một guitar bass, một violin và bộ trống bắt đầu khúc nhạc dạo để giọng nữ trung đầy kịch tính, dày và khoẻ của ca sĩ vang lên từ lồng ngực:

 

Hà Nội ngày này phố cũng như sông

Rét như đầu đông, chân em thâm ngâm trong nước lạnh

Hoa sữa thôi rơi, em tôi bơi cả chiều trên phố

Đường Cổ Ngư xưa, ngập tràn nước mênh mông.

Hà Nội mùa này người đi đơm cá

Phố vắng nước lên thành con sông

Quán cóc nước dâng ngập qua hông

Hồ Tây tràn ra Mỹ Đình

Hà Nội mùa này lòng bao đau đớn

Ta nhớ khi nào lạnh đôi tay

Cho đến giờ nào lạnh đôi chân

Giờ đây lạnh luôn toàn thân.

 

Hà Nội 2010

 

Huỳnh Văn Úc
Số lần đọc: 2684
Ngày đăng: 19.07.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Dường như niềm tuyệt vọng - Nguyễn Vĩnh Căn
Hồng Nhung - Minh Hương
Tình Ơi! - Thụy Vi
Viếng ma (!) - Trọng Huân
Mù Mờ Váy - Nguyễn Viện
Lòng Ái Quốc - Nguyễn Vạn Lý
hình như trời đang mưa - Nguyên Minh
Người Khách Lạ - Võ Công Liêm
Cái vạ văn chương - Huỳnh Văn Úc
Ô Đống Mác - Đỗ Ngọc Thạch
Cùng một tác giả
Nguyễn Tuyết Lê Sen (truyện ngắn)
Dã man ! (truyện ngắn)
Ngỡ ngàng (truyện ngắn)
Trực chiến (truyện ngắn)
Mèo ơi ! (truyện ngắn)
Cu Tí (truyện ngắn)
Ký ức Trường Sơn (truyện ngắn)
Ba điều ước (truyện ngắn)
Bà lão hàng xóm (truyện ngắn)
Khoảng cách (truyện ngắn)
Nể vợ mày (truyện ngắn)
Chồng tôi và thơ (truyện ngắn)
Ngày về (truyện ngắn)
Trả nợ miệng (truyện ngắn)
Phố tím (truyện ngắn)
Người em họ (truyện ngắn)
Thủ trưởng (truyện ngắn)
Chị Bông (truyện ngắn)
Có thờ có thiêng (truyện ngắn)
Thằng Bờm mất ao (truyện ngắn)
Số phận con Cún (truyện ngắn)
Một mất mười ngờ (truyện ngắn)
Ai thắng ai ? (truyện ngắn)
Con cá chép (truyện ngắn)
Lão Hạp (truyện ngắn)
Bánh vẽ (truyện ngắn)
Hoa cỏ may (truyện ngắn)
Có tật giật mình (truyện ngắn)
Số đỏ (truyện ngắn)
Thằng nhà quê (truyện ngắn)
Xung đột (tạp văn)
Luật rừng (truyện ngắn)
Tai qua nạn khỏi (truyện ngắn)
Ngủ đường (truyện ngắn)
Hoa hồng có gai (truyện ngắn)
Anh yêu em! (truyện ngắn)
Song Hỷ (truyện ngắn)
Luân hồi (truyện ngắn)
Chuyện động trời (truyện ngắn)
Bộ mặt thật (truyện ngắn)
Thằng mất dạy (truyện ngắn)
Tấc đất tấc vàng (truyện ngắn)
Cái vạ văn chương (truyện ngắn)
Sinh ngày 13 tháng 7 (truyện ngắn)
Ngẩu pín (truyện ngắn)
Bản ấn đền Trần (truyện ngắn)
Nhạc vàng (truyện ngắn)
Một thời vang bóng (truyện ngắn)
Con vẹt (truyện ngắn)
Đồ quỷ! (truyện ngắn)
Tinh thần thể dục (truyện ngắn)
Ngọn lửa bất diệt (truyện ngắn)
Bóng đè (truyện ngắn)
Bất hiếu (truyện ngắn)
Dỗi (truyện ngắn)
Chiến tranh (truyện ngắn)
Thơ thẩn (truyện ngắn)
Ông ngoại (truyện ngắn)
Tình muộn (truyện ngắn)
Giông tố (truyện ngắn)
Nạp Phi (truyện ngắn)
Lời Trăn Trối (truyện ngắn)
Theo đóm ăn tàn (truyện ngắn)
Ngục Trung Ký Sự (truyện ngắn)
Cá Gỗ /Stop! (truyện ngắn)
Đẻ Khó (truyện ngắn)
Thơ Lạc Vần (tạp văn)
Putin Rơi Lệ (đối thoại)
Oan Cho Hắn Quá! (đối thoại)
Khổ Thân Thằng Mõ (đối thoại)
Kê Cân (đối thoại)
Một Phần Vạn (đối thoại)
Vũ Như Cẩn (tạp văn)
Chuyện chàng cốc sĩ (truyện ngắn)
Ksenia Sobchak (đối thoại)
Ngọn giáo (đối thoại)
Anhekđot (đối thoại)
Alexey Navalny (nhìn ra thế giới)
Tổng thống suốt đời (nhìn ra thế giới)
Tổng thống và rượu (nhìn ra thế giới)
ĐỐI THOẠI (truyện ngắn)