Kể ra cuộc đời tôi bây giờ đâm ra sung sướng. Mấy năm trước lương cán bộ xoàn như tôi ít khi được ngồi trên những bàn tiệc đầy sơn hào hải vị. Vậy mà bay giờ, cứ ba năm bữa là lộc ăn nhảy xổm vào nhà, mà toàn là những món đặc sản, hết cua cá lại đến tôm. Nói ra thì "cà chớn" chớ tôm sú bây giờ ăn ngán lắm.
Cơ sự bắt đầu từ khi quê tôi chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản. Thế là có gần 90% dòng tộc nhà tôi cũng chuyển dịch theo như Atom cứ trúng mùa liên tục. Nội ấp Bờ Xáng này có đến 90% gia đình trúng tôm, còn cả xã Vĩnh Trạch có đến 70% người nuôi tôm có lãi. Và nghe đâu cả thị xã Bạc Liêu trong 2 vụ của năm cũng đạt xấp xỉ tỷ lệ đó. Thế là cứ nay thì anh hai gọi, mai cô em thứ năm mời, mốt cháu gọi bằng chú thỉnh, buổi kia người cô cậu réo... Cứ liên tục 5, 3 ngày là có một cái mời đi thăm tôm, đi đến mệt đổ mồ hôi trán. Mà khổ cho thân tôi, đi nhà này bỏ nhà kia thì coi không được. Ai lại nở từ chối cái câu: "em về nhà chơi, ăn tôm và mừng cho gia đình chị".
Cách đây một tuần lễ, tôi về nhà anh Hữu xổ tôm. Đường quê dã bắt đầu khô ráo, gió chớm đông mang cái se se lạnh và cả niềm rạo rực tết hây hẩy thổi trên đồng xa. Anh Hữu nuôi 3 ao tôm trên diện tích chỉ có 4.500m2 . Đất này vốn của ba má của tôi chia cho thuở anh mới ra riêng. Hồi nhỏ, lúc còn ở với gia đình anh em chúng tôi cực khổ với miếng đất này dữ lắm. Nó là miéng đất bờ xáng cao ráo nhưng trăm bầu, me keo... mọc thành rừng rậm. Hồi đó nhà tôi chỉ có 12 công đất ruộng nên gia đình tôi kéo lên đây để khai hoang trồng rẫy. Ddó những năm của thập kỷ 80, cả đất nước đều gieo neo, đói rách. Chúng tôi vừa ăn cơm độn khoai vừa bứng rễ cây khẩn đất. Bàn tay bàn chân tứa máu. Chỗ cao thì ba tôi kêu trồng bắp, khoai lang, khoai mì, cao lương đỏ...Chỗ đất thấp thì trồng lúa. Má tôi ngày 2 cử gánh rau cải, khoai xắn được sản xuất trên mảnh đất này qua sông bán. Chiếc đòn gánh bào mòn trên đôi vai bà suốt mấy chục năm trời thành những cụt chai sần. Vậy mà nghèo vẫn hoàn nghèo. Tôi đi học lội bộ ngày năm cây số và chỉ có hai bộ đồ lành. Tôi nhớ năm đó, lúa tren miếng đất này đột nhiên trúng mùa, bữa cơm gạo mới đầu tiên là ăn với tô mắm đồng chưng và một mớ rau muống sống. Vậy cả nhà ăn đổ mồ hôi hột, ăn ngon như chưa bao giờ được ăn ngon như thế. Mười mấy năm nay anh Hữu tiếp tục trồng rẫy và cái nghèo cư stiếp tục quấn lấy đời anh. Năm nào cũng nợ nầng tứ giăng. Tháng giáp tết là chạy vạy như ma đuổi để quơ đầu này lắp đầu nọ, không còn lòng dạ đâu mà ăn tết. Tôi vè đến nơi thì hai chiếc máy bơm nước bơm ba ao tôm gần cạn. Tôm sú nổi dầy đáy ao. Có đến gần 30 người là bà con, láng giềng đến phụ anh Hữu. Người thì kéo lưới bắt tôm, kẻ vác tôm, nhóm nọ đập nước đá muối tôm, nhóm kia phân cỡ tôm...Bây giờ ở quê tôi tập quán "vạn cấy" theo kiểu dần đổi công rất đẹp sau mấy chục năm bị diệt vong giờ đã khôi phục bằng hình thức giúp nhau trong công việc thu hoach tôm. Tiếng cười nói xôn xao, cái làng quê vốn rất nghèo và tĩnh lặng, mặt mài ai cũng hơn hớn, họ vừa làm ăn vừa trao đổi kỹ thuật nuôi tôm, câu chuyện về con tôm là câu chuyện thường trực trong những buổi trà dư tửu hậu. Và xem ra chỉ mới hai năm chuyển dịch thôi mà nông dân ở đây đã chuyển theo một cách nhập tâm đến không ngờ. Những người không biết chữ cũng đọc được tên nước ngoài các loại hóa chất xử lý nước. Tôm anh Hữu thu hoạch được hơn 800 kg, đem bán được gần 90 triệu đồng. Tính ra chỉ trên miếng đất 4.500 m2. Anh Hữu thu lãi dến hơn 60 triệu đồng. Quả thật "một vốn bốn lời". Từ cha sanh mẹ đẻ đến giờ anh Hữu chưa bao giờ có được số tiền lớn như thế. Cầm trong tay bó tiền tổ bố mà miệng méo sệch, lóng ca lóng cóng như gà mắc tóc như thể không giám tin mình có một số tiền to như thế. Vợ chồng anh sau bốn tháng thức khuya, dậy sớm lo cho các ao tôm mặt mài đen đúa, hóc hác, vậy mà khi thu hoạch xong người ngợm như thay áo mới, như được gió xuân tẩy trần, nó thổi bay mất những mệt nhọc, lo âu, phiền muộn. Anh thì ra đường bỏ ao vô quần như cán bộ, chị vợ thì đi đâu cũng cười chúm chiếm. Anh Hữu trả hết nợ rồi sắm sanh gia đình và mua cho hai đứa con mỗi đứa một chiếc xe gắn máy Trung Quốc. Nhìn đứa cháu gái ngồi trên chiếc xe bóng lộn, mái tóc dài bay bay trong gió xuân, lòng tôi xúc động, mới hôm qua nó còn là con một anh nông dân bần hàn, ra đường không dám ngó ai, giờ chỉ sau một vụ tôm nó lột xát nhìn như một tiểu thu đài cát.
Vụ tôm thứ hai của năm 2002 ở ấp Bờ Xáng này, ngoài anh Hữu ra thằng em út của tôi thu lãi 20 triệu đồng, cô em thứ năm thu lãi gần bốn mươi triệu đồng, thằng đông cháu tôi lãi 130 triệu. Anh hai Giào, ông già vợ của nó lãi 150 triệu rồi anh sáu Đực, thằng Trung, thằng Hẩu ai cũng cầm 5-7 chục triệu đồng trong tay. Nhà tường cứ liên tục mọc lên trắng toát như trong truyện cổ tích. Tôi chôn nhau cắt rốn ở đây, thế hệ chúng tôi lớn lên bằng khoai xắn và đời nghèo, đời nghèo tả tơi manh áo chua bao giờ thấy hiệu quả kinh tế do đất đai mang lại cao như bây giờ. Con tôm đã làm thay dỏi toàn diện và tận gốc rễ đời sống nông dân. Cách đây vài năm, dân ở đây nghèo đến đổi di đám giỗ chỉ sách theo một chai rượu đế. Ai mà xách được hai chai là đã tự cho mình cái quyền ăn nói rổn rảng rồi. Vậy mà chỉ sau hai mùa nuôi tôm hơin 60% gia đình có xe gắn máy. Cứ giăm ba ngày là có gia đình giật heo ăn chơi. Đó là dịp sau khi xổ tôm, họ làm heo ăn mừng và cúng bái trả ơn cho ông bà phù hộ vụ tom trúng mùa.
Hôm nay nhà anh Hữu làm heo ăn mừng tôi cũng có vè. Ông bà xưa nói :"phú quý sinh lễ nghĩa", buổi cúng heo ở nhà anh Hữu có đến 60-70 người là bà con láng giềng đến chia vui. Họ ăn nhạu no say và câu chuyện nổ như bắp rang vẫn là chuyện con tôm. Trong đám đông hôm đó tôi chú ý đến một người, đó là thằng Ngọc, nó con anh ba Quá gọi tôi bằng chú. Nó đến với bộ mặt hơn hớn và cái đầu trọc lóc như danh thủ bóng đá RoNalDo. Tôi hỏi:"người ta làm ăn ì xèo còn mầy tính đi tu chắc ?". Nó thưa:" không phải chú ơi. Số là mười mấy năm nay con đi làm ruộng, làm máy cày ...thua lỗ đến hơn trăm triệu đồng, con tính đời mình tàn rồi chỉ còn nước đi ăn cướp. Con van vái rằng, ông bà khuất mặt khuất mài phò hộ cho con trả hết nợ nầng là con cạo đầu để trả lễ. Năm nay con nuôi tôm thu lãi gần 200 triệu đồng, trả hết nợ nầng mà con còn cất được cái nhà tường. Thế là con cạo đầu để trả lễ".
Nghe câu chuyên của thằng Ngọc, anh Hữu chen vào :"còn một ông mới thực sự ban ơn cho mầy mà mày quên trả nghĩa!". Ngọc hỏi: "ông nào ?". Anh hữu bảo:"ông Ddảng và nhà nước chứ ai!". Rồi anh giải thích thêm:"ông Đảng và nhà nước không chủ trương chuyển dịch, mày lấy nước ở đâu ,làm sau có tiền, có khoa học kỹ thuật ...Để mày nuoi tôm và thu lãi như thế. Tao chắc rằng đến giờ mầy vẫn làm ruộng và vẫn thiếu nợ...".
Tôi ngồi mà ngẫm nghĩ lời anh Hưu nói, xem ra rất chí lý. Hồi Đại hội lần thứ chính của Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết được đưa ra là tăng GDP bình quân hàng năm là 17%. Đây là một con số tăng trưởng chưa từng có và giải pháp thực hiện là chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ trồng lúa sang nuôi tôm, lấy con tôm làm bàn đạp phát triển chủ yếu. Hồi đầu nhiều người tỏ ra nghi ngờ về tính thực hiện của Nghị quyết ,cả tôi cũng cảm thấy băn khoăn. Lúc thấy tôm bị dịch bệnh liên miên, nghề nuôi tôm trở nên may ruổi khôn lường và dân gian quý nó như một nghề bà cậu, nếu ta chuyển dịch mà thất bại thì làm sao quay về cây lúa khi đất đã nhiễm mặn ? Hơn nữa dân ta bao đời đã quen trồng lúa, nuôi tôm đòi hỏi một trình độ kỹ thuật khác cao hơn thì làm họ thích ứng trong một sớm một chiều. Hơn 1/2 diện tích của tỉnh là vùng ngọt hóa mà Trung ương và tỉnh đã vắt hầu bao gần 1 ngàn tỷ đồng đẻ xây dựng, chẳng lẽ bây giờ chuyển sang nuôi tôm thì bỏ sông bỏ biển? Bao nhiêu cái khó vây lấy, thử thách Nghị quyết này. Vậy mà rồi đâu cũng vào đó cả, đẻ thực hiện Nghị quyết của Đảng, nhà nước đã triển mkhai hàng loạt các giải pháp đồng bộ như thủy lợi, đồng vốn, khuyến ngư...Nhân dân đã tỏ ra đồng tình với Đảng một cách hết lòng, chưa bao giờ phong trào làm kinh tế sôi sục như bây giờ. Chỉ mới hai năm mà từ hơn 30 ngàn ha đã nâng lên hơn 130 ngàn ha đất nuôi tôm. Nông dân đã mạnh dạn từ giã thành quả sản xuất được xây dựng bằng mồ hôi trên vùng ngọt hóa để chuyển sang cách làm ăn mới và đã thu lợi nhuận cao hơn. những vùng quê nghèo đói, tăm tối với đời sống chạy gạo từng lon, mùa giáp hạt bổng chóc như thay áo mới. Cuộc sống nông thôn đã thay đổi tận gốc rễ, nó sinh động hơn, giàu sức sống hơn với rộn ràng máy nổ dưới sông, xe cộ dập dìu trên lộ, tiếng hát vang dòng sông làng. Kéo theo sự mở rộng của diện tích nuôi tôm là các dịch vụ phục nó cũng nở rộ. Từ đó nó giải quyết một phần lớn lao dộng nhàn rỗi. Những năm trước ta còn nhớ, nông dân nghèo vác vá đi đào đất mướn từng đoàn nay không còn thấy nữa. Họ đã bị cuốn hút cả cho các công việc nuôi tôm. Theo đó, công nghiệp chế biến cũng phát triển dần, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh Bạc Liêu cư sliên tục tăng lên hàng năm. Đó là một minh chứng sinh động rằng nghị quyết của đảng đã đúng hướng, đã thực sự đi vào cuộc sống.
Trở lại câu truyện của Anh Hữu và thằng Ngọc, trở lại thực tế của làng quê này tôi lại cần lại nhận ra thêm cái ý nghĩa ấy. Nếu như không có chủ trương chuyển dịch thì bà con láng giềng của tôi không bao giờ giám mơ ước cầm trong tay bạc chục triệu. Vì nếu tự chuyển đổi thì cũng không có vốn mà làm ăn, không có kỷ thuật mà nuôi, không có kinh thủy lợi mà lấy nước mặn,...
Năm nay chắc rằng làng tôi sẽ ăn một cái tết lớn nhất so với nhiều năm qua, ba ngày tếtt hẳng sẽ vui đến nức lòng. Mới có nửa tháng chạp mà người của làng đã sắm sanh tết nhất dầy đủ. Nghỉ đến đây lòng tôi bổng rạo rực nôn tết. Anh Hữu thỏ thẻ vói tôi rằng giao thừa năm nay tôi sẽ thấp nhang lại ba má để trả nghĩa và lại luôn để trả nghĩa những ai đã làm cho cuộc sống của anh đã làm thay đổi như bây giờ.
Tôi thì tự sự rằng, đêm giao thừa năm nay tôi cũng sẽ tỏ lòng thành cãm ơn những người đã đêm lại niềm vui bất tặng cho cái vùng đã chôn nahu cắt rốn và đầy thương yêu của tôi.