Chiều nay-thứ 7, cô học trò đến thăm người thầy cũ sớm hơn mọi lần, để sau đó còn có cái hẹn với cô bạn đang làm việc cho một công ty liên doanh vào lúc 6 giờ chiều. Cô nghĩ, cô cần biết ý kiến của người thầy, để hy vọng góp ý cùng người bạn được thấu đáo hơn.
Vừa ngồi vào ghế, cô học trò đã vào đề ngay: “ Thưa thầy, khi một lời hứa mà không được giữ đúng, làm đúng-thì ta phải làm thế nào ạ? “
Người thầy vừa rót trà ra hai tách, vừa cười cười: “ Em hỏi chưa rõ rồi? Em cho biết “ ai “ phải làm thế nào/ người nói lời hứa, hay người được hứa chứ? “,
- Người được nghe lời hứa ạ! Cô học trò mỉm cười, e thẹn.
- Vậy là “ chính em” đã được nghe “ chàng” nào hứa điều gì, rồi chàng ấy quên, hay không thèm giữ đúng lời hứa với em chứ gì?
- Không phải ạ-Cô học trò la lên- Em chưa nghe lời hứa nào mà cũng chưa gặp lời hứa nào không được làm đúng cả thầy ạ!
- Vậy là em rất diễm phúc!- Người thầy cười thoải mái
Người thầy thong thả uống một ngụm trà- nhìn vẻ mặt còn bối rối của cô học trò-cười thân tình: “ Vậy cụ thể em hỏi “ chuyện về lời hứa “ ấy để làm gì nhỉ? “.
Cô học trò thuật lại chuyện người bạn đang làm việc cho một công ty nọ, đã được Giám Đốc hứa nhiều chuyện mà không giữ-gần đây nhất, là hứa cho cô ta đi tập huấn ở Mỹ thời gian 6 tháng vào cuối năm, nhưng rồi lại cử một cô khác mới vào công ty đi xuất tập huấn ấy rồi!. Trong năm, Giám đốc cứ giao công việc dồn dập cho cô-có khi phải mang về nhà làm đêm-với lời hứa ngọt ngào : ” Em gắng giúp cho công ty hoàn thành sớm chỉ tiêu nhé, phần thường xứng đáng dành cho em là 6 tháng tập huấn ở Mỹ vào cuối tháng 12 đấy!”.
Cô học trò dừng lai-giọng phẩn nộ: “ Thưa thầy, họ làm vậy coi có được không chứ?”.
Người thầy không đáp-ông kể cho cô học trò nghe mẫu chuyện nhỏ: “ Một buổi chiều nọ, trên đường ra đồng-con bò mập gặp một chú bò ốm-bèn lên tiếng hỏi:
- Chào cậu, sao cậu trông ốm nhom vây? Chủ nhà bạc đãi cậu, không cho ăn uống nghỉ ngơi hay sao?
- Đã không cho ăn uống no, mà còn phải làm thêm việc kéo cần ép dầu ban đêm đến 11 giờ khuya mới được nằm nữa kìa!
- Ô, tội nghiệp cậu! Hay là cậu sang ở nhà tớ đi nhé? Người chủ của tớ rất nhân hậu, ăn uống đầy dủ, làm việc có giờ giấc hẳn hoi…
- Không được đâu, anh à!
- Sao vậy? Cậu sợ ông ta sao?
- Không sợ, nhưng ông ta có cô con gái rất xinh đẹp- ông đã hứa sẽ gã cho tôi làm vợ mà!
- Thôi, cậu hãy cứ ở đó mà chết với lời hứa hão huyền, dối trá của cái thằng cha ba trợn ác độc ấy đi nhé? Chào cậu…”
Người thầy nhìn thật chậm lên gương mặt cô học trò đang còn lôi cuốn vào câu chuyện của con bò-ông cười lớn: “ Em thấy đó! Một lời hứa vô lý vậy, mà cũng có người tin tưởng để nai lưng chịu làm đầy tớ suốt đời đó, em ạ!” Ông ngắm nhìn cô học trò như để dặn dò thêm: “ Em hãy nhớ, những lời hứa thì luôn luôn ngọt ngào, hấp dẫn và ru ngủ-nhưng chúng ta nên tỉnh giác để nhìn rõ, để phân biệt-thì mới mong không “ bị lừa” như chàng bò ốm tội nghiệp , đáng thương kia nhé? “
- Nhưng mà chuyện của cô bạn em phải khác chứ, thưa thầy?-Cô học trò băn khoăn.
- Dĩ nhiên là khác –người thầy mỉm cười,nhưng sự lừa dối, thất tín, bất nhân cũng chỉ là một: “ Không có “chữ Tín” trong con người của họ nữa”.
- Người không có chữ Tín, thì cũng đồng nghĩa với sự xấu ác, gian trá-chúng ta nên tránh xa, và phải sáng suốt để đề phòng-thưa thầy!?
Người thầy đáp-giọng vui vẻ:
- Em đã tự tìm ra câu trả lời rồi đó!- Người thầy đốt một điếu thuốc, nhìn đợt khói bay lơ lửng, dáng vẻ trầm ngâm, buồn.
Ông chợt quay lại nhìn cô học trò, giọng thân thiết: “ Năm điều dạy của Khổng Tử xưa để xứng đáng làm Người là ”Nhân,Nghĩa, Lễ, Trí, Tín “- không bao giờ lạc hậu cả em à! Làm Người, mà không giữ được 5 điều cốt lõi ấy-thì thật là xấu hổ-chẳng bằng loài cầm thú… “.
Giọng ông sang sảng:
- Dù có nhân danh gì gì đi chăng nữa, dù chuyện lớn hay chuyện nhỏ-trong gia đình hay ngoài xã hội; tất cả đều nên phải tôn trong 5 điều căn bản cần có của một con Người như vậy-thì đời sống mới yên bình, đất nước mới thạnh trị- em có thấy như vậy không?
- Da., em cũng nhìn thấy vậy-thưa thầy!-Cô học trò đáp, giọng nhỏ nhẹ.
- Trong đời sống, để được việc mình, để mưu cầu lợi riêng-có lắm kẻ đã “ hứa cuội”, hứa thoải mái-nhưng chẳng bao giờ nhớ là mình đã hứa gì, với bất ky ai ngay sau đó? Việc này đồng nghĩa với sự lừa đảo , gian lận, mà có “tòa án” nào chịu đứng ra phán xét, “ bồi thường thiệt hại” cho người bị phỉnh gạt đâu?
- Thưa thầy, có ạ!-Cô học trò lên tiếng.
- Em muốn nói đến “ Tòa án lương tâm” phải không?
- Đúng ạ!
- Tiếc thay-Người thầy thở dài-cái tòa án ấy lại do ông “ chánh án” không có trái tim diều khiển mất rồi!-Người thầy gật gù, đúng vậy-ông ta là một người máy, một công cụ trong cái guồng máy vô nhân khổng lồ đang bao trùm đời sống, em ạ! Chúng ta luôn hy vọng, mong mỏi có những ông thẫm phán của cái “ tòa án lương tâm” ấy thật trong sáng, tự trọng và biết yêu thương…
Cô học trò chợt nhìn lên chiếc đồng hổ treo trên vách tường đối diện-đã gần 6 giò rồi-cô vội bưng tách trà uống hết một hơi-giọng trìu mến: “ Em xin chào thầy! Em có cái hẹn 6 giờ với người bạn ở quán café Chiều Tím-em xin phép..”
- Thầy cám ơn em đã thường đem niềm vui dến cho thầy vào mỗi cuối tuần!
Như chợt nhớ-ông đứng dậy tiễn cô học trò ra hiên-giọng ôn tồn: “ Em nên nhớ, chúng ta phải biết cám ơn những cơ hội đến với ta-dù thuận hay nghịch, tất cả đều là ân nhân…”/.
Cuối tháng 8/2010