Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
928
123.197.120
 
Văn Có Phải Là Người Không?
Mang Viên Long

Thân tặng Anh Trần  Huiền Ân, Hoàng Lộc

Và MC

 

Nhìn thấy nét mặt tươi vui  khác thường của cô học trò cũ vừa bước vào ngồi đối diện-người thầy lên tiếng hỏi ngay: “ Hôm nay chắc là em có nhiều niềm vui ? “.

 

Cô học trò liếng thoắng  hơi cúi đầu- cười e thẹn : “ Thưa thầy-em chỉ mong có một niềm vui thôi, làm gì dám mơ ước đến “ nhiều niềm vui? “.

 

- Được rồi-người thầy cười-một niềm vui mà bền vững chân thật-còn hơn khối niềm vui mà giả tạo, thoáng qua!- Ông nhìn cô học trong giây lâu-Em có thể chia sẻ cùng thầy không?.

 

- Dạ, có ạ! Cô học trò thoáng ngước nhìn thầy-nhưng không phải niềm vui của em ạ!

- Sao lại không phải của em?  Là của ai?

- Của cô bạn cùng làm ở công ty của em…

- Vậy ra em vui vì bạn vui?

- Dạ, đúng ạ!

 

Em rất nhân hậu- người thầy nhìn đứng lên khuôn mặt hồn nhiên của cô học trò-người có tâm tùy hỷ là người luôn hạnh phúc, em  à! Biết chia sẻ, hòa nhập chân tình với sự thành công, hay niềm hạnh phúc của bạn- của người chung quanh,ngày nay cũng hiếm đấy! Người ta thường đố kỵ, ganh ghét nhau vì sự thành công hay hạnh phúc của người khác! Đây cũng là một thãm trạng của đời sống vì thiếu “ Tâm Tùy Hỷ”. em à!

 

Cô học trò kề lại một mạch câu chuyện tình của cô bạn với một chàng trai - được cô gọi là “ một nhà thơ” :  Dường như ngày nào cô bạn của em cũng nhận được 1 hay 2 bài thơ tỏ tình,  giải bày yêu thương của chàng trai nọ cả!  Bài thơ nào cũng tha thiết, cũng nồng nàn, cũng da diết hứa hẹn thủy chung son sắc với cô bạn, làm cô ta nhiều lúc hoang mang không hiểu được lòng mình, lòng người? Cô ấy đã hỏi em : “ Có phải “ văn ( thơ) tức là người” không? “.

Người thầy ngẫm nghĩ-mỉm cười: “ Rồi em trả lời cho cô bạn thế nào?”

- Em chưa biết trả lời ra sao cho đúng-cô học trò cười – em mù mờ về  chuyện “ văn chương thơ phú” lắm- em chờ hỏi thăm  ý kiến của thầy mà…

- Thầy cũng thấy rất khó trả lời gọn gàng cho em trong một vài câu, em à!-Ông nhìn lơ đãng ra phía ngoài cửa sổ- ánh nắng hanh vàng của buổi chiều đầu thu thật êm ả , gợi nhớ -đây là một câu hỏi khó, nhưng  không phải không  trả lời được -  Giọng ông trở nên trầm lắng-với ý nghĩ rất chủ quan-thầy chỉ “ tâm sự” với em đôi điều thôi-rồi tùy em trả lời với cô bạn nhé?

- Em hiểu ạ! Cô học trò hướng mắt nhìn theo tia nhìn vu vơ của thầy-giọng nhỏ nhẹ.

 

Người thầy cũ đã nhìn nhận một điều  : chàng trai của cô bạn là một người có tâm hồn-biết yêu quý thơ ( mới làm được thơ chứ? và mới  tặng thơ cho người mình yêu?)-nhưng “ mức độ” của cái “ tâm hồn” ấy nông sâu-chân thật hay giả tạo, thì chưa thể hời hợt kết luận được ( vì chưa đọc được bài thơ nào cả mà? ). Ông nói đến sự  phát triển ồ ạt của thơ trong những năm gần đây-đây là một dấu hiệu đáng vui, vì đời sống mà có thơ-là một đời sống an vui, dễ chịu. ( giống như nơi nào có nhiều hoa, thì nơi ấy tươi đẹp, thơ mộng)- nhưng sự “ lạm dụng” thơ ( văn) để  làm tấm bình phong, để mưu cầu chuỵện khác ngoài văn chương là điều cần nên cẩn trọng -  cần phải tỉnh giác để nhận chân cho  được    những bài “ gọi là thơ “  ấy-có phải là tín hiệu của trái Tim  nồng nhiệt, xây dựng, thủy chung, hiến dâng cho đời sự chân thành thương yêu hay không?

Ông đốt một điếu thuốc-thả khói bay lơ lửng-giọng buồn buồn:

- Có lắm kẻ sống một đằng, viết một nẽo. Viết thì nghe “ êm tai” lắm, nhưng sống thì thấy “ chướng mắt” lắm, em à!

- Vậy là họ viết không thật lòng, thưa thầy? Cô học trò vội hỏi.

- Đã lừa dối lòng mình, mà còn phỉnh gạt kẻ khác!-Ông buông thõng.

- Họ làm vậy có lợi lộc gì đâu, thưa thầy?

- Có đấy-Ông cười, có- người ta mới làm vậy chứ?

- Chẳng hạn…

Chẳng hạn sẽ được bỗng lộc, được tiếng khen, được khâm phục, được thỏa mãn lòng tự cao tự đại, được “ hơn người”(…). Những “ cái được” đó tuy rất phù phiếm, nhưng lại có nhiều kẻ ham thích?

Cô học trò ngồi yên lặng một lúc-bỗng đôi mắt sáng lên: “ Nhưng thực chất chính họ là những người không có trai tim thương yêu, kém cỏi, hèn nhát, cơ hội, bán rê nhân cách của người cầm bút, thưa thầy? “.

 

Người thầy không  trả lời nhận xét của cô học trò-ông thở dài: “ Mà buồn thay, có mấy ai hiểu hết được điều sâu kín được che dấu  rất tài tình bằng những trang viết, bài thơ- cái truyện nặng mùi “ trí thức tiến bộ” , “ lòng nhân ái yêu thương” và  “ anh hùng cái thế “ ấy của họ?

 

Cô học trò cũng chép miệng-thở dài:  “ Xem vậy-rất khó lòng phân biệt  được chơn-giả/ trắng-đen/ thiện-ác ? “.

Thời gian và chính đời sống  thực tế hằng ngày của người viết, sẽ  làm lộ rõ dần nhân dáng  ( chân tướng)  của họ mà thôi !  Em hãy tin rằng, sự dối trá không sống được lâu. Và chỉ có  “một tâm hồn lớn, một đời sống lớn-mới có thể có được Tác Phẩm lớn”  mà thôi!

- Thầy nói vậy em chưa hiểu-Cô học trò kêu lên.

Ông cười dễ dãi: “ Thông minh như em mà kêu chưa hiểu sao? “

- Dạ, chưa!-Cô mỉm cười.

- Này nhé? Ví dụ một anh chàng hèn nhát, sợ hãi mọi thứ (…) mà viết về lòng dũng cảm, về sự hy sinh(..). Anh chàng tham lam, ích kỷ, háo danh-lại kêu gọi về tình thương yêu, sự bố thí, sự buông xả. Anh chàng có tấm lòng nhỏ hẹp, tỵ hiềm, gian dối –lại hô hào về nỗi bao dung, sự hiến dâng, lòng chân thật (..). Đại khái là vậy! Nghĩa là giũa con người và những trang viết là một sự mâu thuẫn gay gắt, đau lòng!

- Thưa thầy, theo ý thầy thì phải như thế nào?- Cô học trò ngước nhìn người thầy đang thong thả uống từng ngụm trà nhỏ.

- Thầy hơi “ lạc hậu”-Ông cười lớn-Thầy luôn mong đợi, đòi hỏi ở người viết những trang viết tâm huyết chân thật-phát xuất tù trái tim-từ xúc cảm có thật trong đời sống họ. Không ngụy tạo, không che đậy, không làm dáng, không huênh hoang-cho dầu những trang viết  chân thành như vậy có giới hạn-nhưng đó là dời sống thật, con người thật, cảm giác thật mà người đọc mong chờ  để được  đồng cảm, chia sẻ…Đây cũng là một nguyên nhân sâu xa, tại sao nền văn học của chúng ta không có những tác phẩm lớn? Người viết  dã không thể có được tác phẩm giá trị đích thực cống hiến cho nhân loại , lại không thể “ đi được dài lâu” cùng với cuộc đời mình, quê hương mình!

 

Nhìn thấy cô học trò trong tay vẫn cầm tách trà xoay xoay mà không uống-ông nhắc-rồi cười: “  Trước năm 75, thầy có nhận được 1 lá thư của một nữ đọc giả-trong ấy cô ta đã hỏi: “  (…)Thưa ông, như vậy “ con người thật” của ông qua các truyện ông viết được “bao nhiêu phần trăm? “ “.  Nhờ câu hỏi này, thầy đã viết được một bài tiểu luận ngắn , có tựa đề “ Sự Liên Hệ Giữa Tác Giả Và Tác Phẩm” – đã được “ trò chuyện “  với học sinh trường Trung học Bồ Đề Hiếu Xương ( Phú Yên)- sau đã đăng  trong đặc san Xuân của Trường Trung Học Tổng Hợp Nguyễn Huệ-Tuy Hòa ( 1973)- đại ý trả lời câu hỏi thường gặp ấy ở người đọc…

- Xin thầy vui lòng nhắc cho đôi điều được không ạ?

- Dù bản thảo đã mất, tờ báo Xuân năm nào không còn giữ-nhưng qua bài viết, thầy nhận định ( và dẫn chứng cụ thể từng tác giả tiêu biểu) về sự “ liên hệ giữa tác giả và tác phẩm”- đại khái có 3 trường hợp có thể xảy ra: 1.Tác phẩm là tấm gương phản ảnh trung thực con người, đời sống , tình cảm, tư tuởng (…) của chính tác giả.(  từ 80-90% ) 2. Từ cái nguồn càm hứng ở chính cuộc sống, con người mình- tác giả có thể “ ghi nhận” thêm những hoàn cảnh, tình huống, cuộc sống của những gặp gỡ chung quanh-để hoàn tất tác phẩm ( từ 50-80%). 3. Chỉ phản ánh nhân sinh quan, ( nói theo từ ngữ “hiện đại” là lập trường, quan điểm) và tâm hồn-cùng nỗi ước vọng, khát khao của tác giả- ít có những liên hệ “cụ thể “  hiện diện rõ ràng trong tác phẩm ( trường hợp của nhà văn nhà nghèo, hiền lành-chơn chất Vũ Trọng Phụng viết những cuốn tiểu thuyết ăn chơi sa đọa học đòi của một số  trưởng giả trong buổi giao thời nhờ nghe qua bạn bè, văn hữu kể lại hoăc “ trông thấy” đây đó chứ chưa hề sống thật như vậy. ) ( tù 10-20%)…

 

Nhìn thấy người thầy ngồi yên lặng như để tưởng nhớ lại một thời đã xa của tuổi trẻ-cô học trò cúi xuống hớp một ngụm nước trà-giọng ngập ngừng: “ Thưa thầy, như vậy-sự liên hệ giữa tác giả và tác phẩm là luôn luôn có mặt, gắn bó trong tác phẩm dưới nhiều khía cạnh khác nhau ạ? “

- Đúng vậy, em à!  Nó luôn là “ đứa con” của tác giả, tuy…không giống vóc dáng, mặt mũi, tay chân-nhưng nhất định phải có tâm hồn đồng điệu với “ người cha” sinh ra nó chứ?  Sự “ liên hệ” lúc này không thể căn cứ trên những gì thấy được ( hình dáng/ lối sống/ vvv)/ mà là phần sâu kín  của tâm hồn, của ước mơ và hy vọng…Nếu không phải như vậy-thì đó là một tác phẩm “ nguy tạo” đỏm dáng, vì những yêu cầu, mưu đồ riêng tư ngoài văn học!

- Thưa thầy-người xưa cũng có câu “ văn tức người” phải khộng ạ?

Nếu “ văn không là người” thì loại văn ấy không thể cảm hóa, truyền đạt  được cho  ai  điều gì cả-bởi  căn bản nó đã được xuất phát từ sự giả dối, vô ích rồi! Người xưa cũng có khuyên “ văn dĩ tải đạo”- chữ “ đạo” ở đây, không phải giới hạn trong phạm vi tôn giáo-mà là “con đường chân chính dẫn đến Chân ,Thiện, Mỹ”-giúp ích cho đời sống ngày được an lạc, hạnh phúc, giá trị…

 

Cô học trò do dự : “ Vậy, em phải trả lời ra sao với cô bạn khi “ vấn đề” nó phức tạp đến vậy? “.

- Chuyện này đòi hỏi cô bạn phải có một nhận thức tương đối về văn học, một kinh nghiệm tốt về tâm lý, giao tiếp, đời sống(…)/ nói tóm là phải “ căn cứ” vào nhiều mặt của người yêu, chứ không thể “ mơ màng tin theo” những vần thơ réo rắc, bóng bẩy, ru ngủ!

- Thưa thầy, “ rắc rối” như vậy sao?

- Đánh giá một con người để “ trao thân gởi phận” đâu phải là chuyện chơi?-người thầy cười thoải mái-cuộc đời của mình, hạnh phúc hay khổ đau -là tùy thuộc vào   “quyết đinh cuối cùng” này, em ạ! Em nên luôn nhớ- hãy  cẩn trọng khi đánh giá một con người- vì sự thiên lệch, định kiến, ác ý của minh sẽ đem đến cho người bao điều đau khổ!

- Vậy thầy  “nói giùm” một câu, để ngày mai gặp lại bạn-em nói với cô ấy nhé?

- Không thể được!-Người thầy cười-không phải thầy “ hà tiện” chi lời nói-nhưng nếu thầy nói chưa đúng, thì lại “ mang tội” với người. Đâu có thể “ phát ngôn “ bừa bãi được?

 

Ông im lặng giây lâu-giọng thân thiết: “ Em hãy về suy nghĩ kỹ đi, qua một đêm- thầy chắc là em sẽ tìm được câu nói với cô bạn chính xác hơn thầy nhiều, vì  em cùng lứa tuổi, đã là tri âm bao năm rồi! Hơn nữa, em là một người có trí tuệ và rất nhạy cảm kia mà? “.

- Dạ, cám ơn thầy! Em sẽ về suy nghĩ lại…/.

 

Tháng 9 / 2010

Mang Viên Long
Số lần đọc: 2452
Ngày đăng: 09.09.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Dù Chỉ Một Lần Cũng Không Thể - Âu thị Phục An
Trăng Lưng Đồi - Nguyên Minh
Những Bài Báo Của Vũ Bằng Trong Năm 1945 -3 - Lại Nguyên Ân
Vượt qua con người … !!! - Giang Kiều
Đời Chưa Nguôi Củi Lửa - Thụy Vi
Viết cuối hè. - Nguyễn Hồng Nhung
Từ một con đường - Nguyễn Thị Hậu
Chuyện Của Con Bò Ốm - Mang Viên Long
Khuya thu Hà Nội /Mùa thu của tôi - Vinh Anh
Những Bài Báo Của Vũ Bằng Trong Năm 1945 -2 - Lại Nguyên Ân
Cùng một tác giả
Ngã rẽ(*) (truyện ngắn)
Bóng hạnh phúc** (truyện ngắn)
Vôi trường úc(*) (truyện ngắn)
Quán bụi (truyện ngắn)
Người chị(1) (truyện ngắn)
Dì Lucia (1) (truyện ngắn)
Chim trời (5) (truyện ngắn)
Ông ngoại tôi (truyện ngắn)
Quà nhỏ (tạp văn)
Bèo dạt, hoa trôi … (truyện ngắn)
Quà Trung thu của ba (truyện ngắn)
Giàn hoa cát đằng (truyện ngắn)
Mùa xuân đến muộn (truyện ngắn)
Gã nhà quê vui tính (truyện ngắn)
Bà ngoại tôi (truyện ngắn)
Chữ Hiếu (truyện ngắn)
Chim bay về đâu (truyện ngắn)
Bóng ngựa qua song (truyện ngắn)
Chuyện ngày xưa (truyện ngắn)
Vầng trăng khuyết (truyện ngắn)
Biển của hai người (truyện ngắn)
Chuyện xóm củi (truyện ngắn)
Dáng mộng (1) (truyện ngắn)
Lại một mùa xuân (truyện ngắn)
Ông Ba Phải (truyện ngắn)
Chim chuyền buội ớt (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn -1 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-2 (truyện ngắn)
Chiếc cà vạt (truyện ngắn)
Tiên Thủy (truyện ngắn)
Vội vàng (truyện ngắn)
Vết son (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-3 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-4 (truyện ngắn)
Có những mùa trăng (truyện ngắn)
Một trường hợp (truyện ngắn)
Một cõi đời riêng (truyện ngắn)
Chờ bão (truyện ngắn)
Bên trời mơ ước (truyện ngắn)
Mèo con yêu dấu (truyện ngắn)
Phố người (truyện ngắn)
Một câu chuyện tình (truyện ngắn)
Bà già khòm (truyện ngắn)
Ăn tết ở chùa (truyện ngắn)
Những kẻ tạm trú (truyện ngắn)
Quê nhà , chiều 30… (truyện ngắn)
Phút chót (truyện ngắn)
Khoảng cách (truyện ngắn)
Một Ngày Cô Độc (truyện ngắn)
Chùa Cô Ba (truyện ngắn)
Thị Trấn Êm Đềm (truyện ngắn)
Mây hoàng hôn (truyện ngắn)
Ngôi Nhà Mùa Hè (truyện ngắn)
Quán Café Tulip (truyện ngắn)
Nỗi Khổ Không Rời (truyện ngắn)
Về Lại Chốn Xưa (truyện ngắn)
Bên Tách Trà Khuya (truyện ngắn)
Sáu Bẹo (truyện ngắn)
Lộn Ngược (truyện ngắn)
Quán Bên Sông (truyện ngắn)
Tách trà cổ (truyện ngắn)