Margaret Atwood là nữ văn sĩ nổi tiếng không chỉ ở Canada mà còn trên thế giới. Atwood nhiều lần được đưa vào xét tặng giải thưởng Nobel. Với hơn 12 tập thơ, 2 tập truyện ngắn và nhiều tiểu thuyết như Tỉnh thức (1972), Mắt mèo (1989), The Robert Bride (1939)… Atwood được xem là nhà văn có nhiều cách tân của dòng văn học Hậu hiện đại.
Dòng chảy kỳ thú và ngạo mạn của văn học hậu hiện đại, với tính chất giả định, tính chất trò chơi, và sự bất tín của ngôn từ ngay từ khái niệm, đến cá nhân với phong cách độc đáo, đã tạo ra những đỉnh cao mới trong hành trình khám phá những biên độ tâm thức con người. Margaret Eleanor Atwood (1939), nhà văn lớn của Canada và thế giới với lối văn đậm chất hậu hiện đại đầy cá tính độc đáo và nổi bật đầy sức cuốn… Với sức hút đậm chất hậu hiện đại văn của Margaret Atwood thực sự là một thách thức với người đọc nói chúng và những nhà nghiên cứu nói riêng. Và chúng ta cùng thử tìm hiểu xem nhà văn Margaret Atwood đã viết hậu hiện đại như thế nào qua truyện ngắn “ Những cái kết hạnh phúc”.
thisrecording.com/today/2010/8/2...ina.html
“Những cái kết hạnh phúc” là một câu chuyện viết dưới phong cách trào phúng, với thể loại tình cảm hài viễn tưởng. Đọc “Những cái kết hạnh phúc” ta thấy đây như là lớp học của một giáo sư đang hướng dẫn cho sinh viên học tập cách viết kết thúc hạnh phúc cho những câu chuyện ngắn. Không những thế “Những cái kết hạnh phúc” còn tạo cho ta cảm giác như bản thân nó đã là một công việc, một công việc với nhiều lựa trọn và việc lựa trọn ấy được sắp xếp một cách ngẫu nhiên từ A đến F. Nhưng dù được sắp xếp thế nào đi nữa thì nó đều đẫn đến một kết thúc có hậu cho nhân vật của câu chuyện.
The_Handmaid's_Tale
Cả câu chuyện “Những cái kết hạnh phúc” xoay quanh mối quan hệ thông thường khác nhau giữa người đàn ông và người phụ nữ. Nơi mà tình yêu và ham muốn là khởi thủy, nơi mà từ đó các diễn biến nối kết với nhau một cách hóm hỉnh và đầy tính chất trò chơi. Câu chuyện “Những cái kết hạnh phúc” cho thấy sáu điểm nhìn khác nhau về quan điểm cũng như tình cảm giá trị tình yêu. Nhưng có một điểm rõ ràng đó là trong tất cả nhân vật thì sẽ luôn luôn có ít nhất một nhân vật luôn muốn tình yêu. Một tình yêu tạo nên thứ cảm giác vô tận nơi tình cảm và sự cô đơn. Nơi mà định nghĩa tình yêu trở thành ngớ ngẩn.
Như đã nói “Những cái kết hạnh phúc” là một câu chuyện mang đầy tính hậu hiện đại, hậu hiện đại ngay trong sự thẳng thắn và vô cảm ngay trong những kịch bản tình yêu. “Những cái kết hạnh phúc” chỉ đơn giản là cái kết của câu chuyện, câu chuyện dựa trên những câu chuyện từ thực tế. Đọc “Những cái kết hạnh phúc” ta không thấy có một chút cảm giác nào dù cảm giác rất nhỏ của người viết và điều đó chính là hậu hiện đại, phong cách hậu hiện đại. Bởi nó chỉ đơn thuần đơn thuần là câu chuyện, câu chuyện của người khác. Nó chỉ là sự vô tình được nhà văn góp nhặt và ném vào thứ ngôn ngữ vốn có của nó. Một thứ ngôn ngữ thẳng thắn và đi ngay đến cái đích nó muốn đến. Điều đó được chứng minh bằng cấu trúc câu và việc lựa trọn từ ngữ trong từng đoạn văn. Đó là những câu ngắn, như đoạn A: “Họ mua một ngôi nhà xinh xắn. Và giá trị nhà đất tăng lên. Cuối cùng, khi có mức sống thừa thãi, họ có hai con, họ dành hết mọi thứ cho chúng.”. Đơn giản, chính đơn giản đã tạo nên hiệu ứng cho người đọc. Người ta thấy đây đơn giản chỉ là việc liệt kê các sự kiện xây ra trong cuộc sống của John và Mary mà không phải trực tiếp xây dựng nên một trục các sự kiện, diễn biến, nhân vật…xung quanh cuộc sống của John và Mary, giống như cấu trúc viết một truyện ngắn từ trước đến nay. Thực sự “Những cái kết hạnh phúc” xét tổng thể về cấu trúc một truyện ngắn thì nó không phải truyện ngắn. Nó giống như một câu chuyện rất ngắn thậm chí không giống như một câu chuyện. Và chính điều này đã tạo nên cấu trúc lạ cho chính mỗi cái kết hạnh phúc. Nói đúng hơn nó giống như phác thảo của một câu chuyện của người mới tập viết hơn là những câu chuyện của riêng nó. Và nhân vật chỉ là một lát cắt nhỏ trong quá trình phát triển. Chính điều đó tạo nên cho người đọc những góc nhìn đa chiều. Tuy nhiên phần đầu câu chuyện có lẽ cũng chỉ đơn giản là một kịch bản hài hước đầy viễn tưởng khi kể câu chuyện dưới góc nhìn lý tưởng. Một cuộc sống bình yên với diễn biến chẳng có gì để nói. Nhưng vẫn đề, chính vấn đề lại phát sinh ở phần sau với những kịch bản khác nhau tâm trạng cũng đi đến những diễn biến khác nhau. Mặc dù thực tế cấu trúc câu không thay đổi gì nhiều: “Tối nọ John phàn nàn về thức ăn. Trước đây anh ta chưa bao giờ phàn nàn về thức ăn. Mary tổn thương”. Một lần nữa giống như ở phần A có cảm giác tác giả vẫn tiếp tục với công việc đơn giản nhặt, liệt kê những tiểu tiết mà không đi vào chi tiết hay thậm chí chỉ là cung cấp một lời giải khác cũng không có. Nói một cách khác tác giả như một người diễn ngôn với những ngôn từ cực kỳ đơn giản và chung thực với nhịp điệu cuộc sống. Nhưng ẩn sau đó là sự khác biệt trong quan điểm của Margaret Atwood về đàn ông và phụ nữ trong các mối quan hệ.
Cái nhìn về đàn ông và phụ nữ trong “Những cái kết hạnh phúc” là sự bất bình đẳng. Ta thấy đàn ông trong “Những cái kết hạnh phúc” luôn luôn có phần lợi thế hơn phụ nữ. Dù ngày nay phụ nữ có phần độc lập, họ có quyên và đòi hỏi quyền lợi cho mình nhiều hơn. Nhưng dưới một góc độ nào đó họ không có quyền lợi bình đẳng giống như nam giới. Họ vẫn thường gặp khó khăn và chịu đựng dù tự do có phần cải thiện nhưng nam giới vẫn là người nắm nhiều quyền hành hơn trong các mối quan hệ. Điều đó tạo nên sự bất bình đẳng giới. Vậy làm thế nào để đàn ông và phụ nữ bình đẳng nhau trong các mối quan hệ đó chính là câu hỏi Margaret Atwood đưa ra trong những cái kết hạnh phúc.
Vấn đề bất bình đẳng giới trong những cái kết hạnh phúc được đưa ra dưới góc nhìn, những ý kiến của người phụ nữ trong các mối quan hệ. Trong câu chuyện B Mary luôn cho rằng đàn ông hướng nhiều lợi ích hơn phụ nữ trong các mối quan hệ. Cả đến khi Mary đã chết, đã chết để có được hi vọng có được người đàn ông cô yêu thì cô vẫn tin người đàn ông có quyên năng hơn cả. Chính vì thế ở câu chuyện B ta thấy đối với tình yêu người đàn ông nhận được tình cảm và sự quan tâm nhiều hơn từ đối tác. Bất chấp thực tế Mary không thích quan hệ tình dục vậy mà cô ấy vẫn quan hệ với John với mục đích chỉ để làm vui lòng anh ta, người đàn ông mà cô yêu chỉ là trình tự ngược. Từ những chi tiết ấy ta thấy trong tất cả các mối quan hệ phụ nữ luôn là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Nếu không phải là gặt rũ, nấu ăn hay dọn dẹp thì phải làm tình. Câu chuyện B đã đưa ra đó một điểm nhìn đó là sự bất bình đẳng giới trong xã hội nói chung và tình yêu nói riêng. Vì vậy theo một lẽ hiển nhiên câu chuyện cứ diễn ra theo chiếu hướng. John với Mary là tất cả cuộc đời cô, nếu không có John cô chết… Còn Mary với John chỉ là một người đàn bà, một người có thể giúp John thỏa mãn cái bản năng không hơn không kém. Có thể gọi câu chuyện B là sự cho và nhân một cách ngớ ngẩn của cái mà người ta gọi là tình yêu. Một suy nghĩ ngây thơ khi Mary tin rằng cô ấy chỉ cần quan hệ tình dục với John thỏa mãn John thì John phải phụ thuộc vào cô và từ đó cô sẽ có một kết thúc hạnh phúc. Trong khi đó chính Mary cũng tin rằng đàn ông là người có nhiều tự do hơn trong các mối quan hệ và chính điều đó dẫn đến sự thay đổi tình cảm và ngoại tình. Mary trông giống như đứa trẻ luôn nghĩ cách hiểu vấn đề một cách tích cực. Cuộc đời cũng như tư tưởng của Mary quanh quẩn với không sao. Và Mary đã uống thuốc với hi vọng lớn lao John tìm thấy và cứu cô và họ đi đến hạnh phúc. Chi tiết uống thuốc không phải rượu Whisky cho thấy đến ngay cả lúc đối mặt với cái chết cô vẫn không thôi cho mình hy vọng. Nhưng cô chết, cái chết của tình yêu một phía. Từ đó nổi bật lên quan điểm của tác giả đó là phụ nữ là những người thường xuyên bị lừa dối bởi vì họ yếu đuối và giầu tình cảm. Ở câu chuyện B ta học được nhiều hơn về một tình yêu. Để rồi đến câu chuyện C tình yêu trở thành bi kịch. Tấm bị kịch giữa hai người đàn ông và một phụ nữ, tấm bi kịch của sự ham muốn tình yêu. Câu chuyện C đưa người đọc đến với một chuyện tình tay ba. Ở đó tham vọng và tình yêu song hành và trở thành tấm bi hài kịch. Câu chuyện C chính là câu chuyện nhỏ trong kịch bản tình yêu. Người phụ nữ trở thành người được quyền lựa trọn. Người phụ nữ có tất cả được yêu và yêu của hai người đàn ông. John người thỏa mãn cho cô về vật chất nhưng không thỏa mãn cho cô về mặt tình cảm. Thứ rằng buộc giữa Mary và John không phải tình yêu, cô không yêu John với John chỉ là sự thương hại. Thứ Mary cần là tình yêu và cô tìm thấy nơi James, đứa con của tự do. Cô có tất cả tiền bạc và tình yêu nơi hai người đàn ông. Một người yêu cô nhưng bị rằng buộc về lời hứa. Một người cô yêu nhưng anh ta chỉ đến với cô vì quan hệ nó như một cuộc trao đổi. Có thể tưởng tượng cô là một người đàn bà hạnh phúc nhưng chính cái tưởng như hạnh phúc ấy lại không phải là hạnh phúc. Tất cả chỉ là cuộc mua bán. Chẳng hơn chẳng kém cô chính là người phụ nữa thất bại và đáng thương ngay trong những gì cô có. Mary chẳng có thứ gì thuộc về cô, cả vật chất lẫn tình yêu. Tất cả chỉ là vay mượn. Mary giống như một trò chơi, một kẻ đáng thương trong cái xã hội đàn ông cho mình những cái quyền tuyệt đối. Có lẽ điều đó chính là dụng ý của tác giả. Dù cho người phụ nữ lựa chọn thế nào đi nữa, có cảm giác lựa chọn thế nào đi nữa thì họ cũng thật đáng thương, đáng thương ngay trong cái họ lựa trọn. Với điều đó cũng đủ thấy “Những cái kết hạnh phúc” chính là câu chuyện bênh vực người phụ nữa. Họ tưởng mình có quyền nhưng thực chất chẳng có quyền gì cả. Tác giả thành công, thành công ngay trong cách để chính người phụ nữa kể cấu chuyện đời mình. Kể mà không thấy mình tội nghiệp, kể mà thấy mình có được tình yêu…nhưng cuối cùng được gì? Tiếng nói nhân quyền ở đó chứ đâu. Người ta thấy mình hạnh phúc và thấy người khác là trò chơi nhưng chính mình lại là trò chơi cho người khác đó là điều mà Margaret Atwood. Khi người ta cảm thấy mình hạnh phúc nhất là khi người ta đối diện với cái chết. và Mary trong kịch bản tình yêu C có được điều đó. Cái chết là hạnh phúc…Câu chuyện C là câu chuyện rí rỏm mà xót thương. Đó là một kịch bản tình yêu đầy kịch tính. Đó là một tình yêu. Là một phần khuôn mặt tình yêu trong khuôn mặt tình yêu.
“Những cái kết hạnh phúc” giống như một tiếng cười không thành tiếng. Người ta học nhiều hơn một điều sau khi khép lại mỗi kịch bản tình yêu. Dù có bao kịch bản đưa ra với những cái kêt của riêng nó thì tình yêu vẫn mãi mãi không bao giờ nắm bắt được. Cũng giống John và Mary mãi mãi không có cái kết thực sự hạnh phúc nào của riêng họ. Dẫu cho thực tế họ vẫn đi đến cái kết có hậu theo một góc độ nào đó của riêng họ.
Các cá nhân quẩn quanh các mối quan hệ và từ các mối quan hệ câu chuyện diễn biến theo những cách mà nó phải diễn ra, một cách tự nhiên. Từ đó mỗi cặp vợ chồng đều đạt được một cái kết chính sác cho riêng mình. Cho dù những cái kết sau không thể thỏa mãn cho người đọc vốn thích sự rối ren của vấn đề. Nhưng ta vẫn thấy đâu đó khuôn mặt cuộc đời qua khuôn mặt tình yêu. Vấn đề được đưa ra và vấn đề được giải quyết dù thế nào thì đó cũng chính là tình yêu, chính là điều con người tìm kiếm.
Đọc những cái kết hạnh phúc ta như bước vào giấc mơ tình yêu. Những kịch bản rời rạc tưởng như chỉ là trò chơi nhưng đã tạo nên một chân lý. Dù có yêu cách nào, dù con đường tình yêu có thế nào đi nữa điều cuối cùng thì con người ta phải đối diện vẫn là cái chết. Điều thú vị đó đã được Margaret Atwood giành cho kịch bản F: “ John và Mary chết. John và Mary chết. John và Mary chết.”Dường như đây là sự hạ màn cho tất cả. Những kịch bản tình yêu sẽ kết thúc. Vị giáo sư đã kết thúc tất cả bằng cái kết của chính mình. Cuộc đời là cuộc viễn chinh lớn trong đó tình yêu là trò chơi, mà cái kết của trò chơi chính là cái chết. Không một ai thoát ra được khỏi nó. Cái chết, cái chết, cái chết, cái đích cuối cùng nhưng lại chính là sự bắt đầu cho tất cả. Kịch bản tình yêu đều kết thúc giống nhau. Nhưng cái bắt đầu luôn là cái vui vẻ chúng ta hãy sống cho cái bắt đầu…
“Những cái kết hạnh phúc” mở ra một thế giới luôn vận động. Trong sự vận động ấy là sự bất bình đẳng giới qua những kịch bản tình yêu. Nhưng chúng ta hãy bắt đầu, hãy tự tin trọn cho mình cái kết hạnh phúc nhất…/.
Hà Nội 10/10/2010