Đúng là nó- Thanh không nhầm được, ánh mắt buồn xa xăm với tia nhìn yếu ớt đó không thể lầm với ai được cả. Thanh ngồi bất động- cảm thấy nỗi ân hận xót xa cứ lớn dần lên, tràn ngập- đang dằn xé trong lòng. Thằng bé đang đi về phía anh, nó liếc nhìn anh một thoáng- như bao người khác đang ngồi trong quán, và khẻ cất giọng the thé : “Chú mua giúp cháu tờ vé số, chú?”. Vậy là nó đã không nhận ra anh-Thanh nghĩ, một con người tàn nhẫn đã gây cho nó biết bao khổ đau cách đây gần hai năm rồi. Tay Thanh run run đón lấy xấp vé số từ cánh tay gầy còm của thằng bé- rút đại 5 tờ nhét vào túi áo. Anh rút chiếc ví ở túi quần sau lôi ra một tờ giấy bạc 500 ngàn mới tinh, đưa về phía thằng bé –gắng nở nụ cười : “ Chú mới trúng một tấm Daklak giải nhất- chú biếu cho cháu đây… ”. Nói xong- Thanh vội đứng dậy- bước ra khỏi quán, đi như trốn chạy trước đôi mắt mở to vừa kinh ngạc, vừa ngỡ ngàng của thằng bé. Nó mấp máy đôi môi nhưng hình như chẳng nói được lời nào..
Về đến nhà,Thanh ngồi bần thần bên cửa sổ mắt nhìn xa xăm ra phía cánh đồng bạt ngàn phía trước. Dĩ vãng lại ập về trong đầu anh rõ nét dần- như tất cả chỉ vừa mới xảy ra hôm qua đây thôi! Quá khứ của anh là một chuỗi dài buồn thảm, tội lỗi- anh muốn dứt bỏ nó, không nghĩ đến nữa, vậy mà giờ đây nó đang sống dậy, đang réo gọi- làm lòng anh buốt nhói….
Thanh là con út và cũng là con trai một của gia đình- trước Thanh là bốn người chị gái. Từ nhỏ, cậu được mọi người yêu thương, chìu chuộng- không ai trong nhà nỡ làm trái ý Thanh cả. Trong nhà, cậu chỉ nể sợ ông Nam- ba của cậu thôi. Mỗi khi cậu làm chuyện gì sai quấy, ông Nam cầm roi lên là mẹ cậu- bà Thu, và các chị của cậu đều lên lên tiếng ngăn cản, xin ông tha lỗi cho Thanh. Và vì vậy, cậu không hề bị roi nào cả, ngoại trừ một lần duy nhất cậu đã bị ông Nam đánh đòn năm lên mười tuổi mà thôi. Thanh nhớ lại lần đó cậu đã lấy cây dứa buộc vào đuôi những con trâu trong xóm- trâu bị dứa cào vào mông, nhảy chạy khắp làng, khiến mọi người phải chạy đi tìm trâu- cả xóm nháo nhát. Qua đỗi bực mình, các chủ trâu đến mắng vốn ông Nam. Ông giận quá, bắt cậu nằm xuống giường và quất cho mấy roi mây. Bị đánh đau, cậu vùng dậy chạy ra khỏi nhà và quay lại hét lớn: “Ông đánh tui hả? Tui bỏ nhà đi hoang luôn! Tui không về nhà nữa… ”. Chạy ra khỏi ngõ một đoạn đường, cậu hoảng sợ không biết đi đâu? Đang đứng tần ngần bên đường, mẹ và mấy chị gái của cậu chạy ùa tới, ôm chầm lấy cậu. Họ năn nỉ, dỗ dành cậu về nhà. Sau một hồi khóc chán chẽ Thanh theo mẹ về nhà. Các chị đem giấu cậu trong cái sõng câu bên chái hè và đem tới cho cậu đủ thứ đồ ăn, thức uống ngon lành. Bà Thu cứ khóc lóc với ba cậu và năn nỉ ba cậu đi tìm con về. Lúc đầu, ông Nam giận. cương quyết bảo bỏ mặc –không thể tha thứ cho Thanh dươc. Đến sẩm tối, nghe tiếng khóc rả rích của vợ và những lời than trách của con gái -ông không cầm lòng được. Ông đã cùng vợ và các con gái đi tìm Thanh và bảo cậu vào nhà. Từ đó dạo đó, Thanh không còn biết sợ ai trong nhà nữa cả!
Trời phú cho Thanh cũng có bộ óc thông minh, nhưng cậu chỉ học giỏi mấy năm ở trường làng thôi, lên cấp hai vì đua đòi theo bạn bè ăn chơi, bắt chước nhậu nhẹt làm niềm vui và hanh diện mà chẳng có ai có thể can thiệp nhắc nhở được nên nhiễm đủ thứ thói hư tật xấu của một con người lười biếng bê tha .Cậu bỏ học triền miên -hết đánh bi da, lại chơi bài, chơi game la cà ở các quán cafe như những đúa trẻ không có gia đình. Cuối năm lớp tám cậu bỏ học hẳn.
Mấy người chị của Thanh lần lượt lập gia đình, chỉ còn lại cậu ở với ba, mẹ- lại không nghề ngỗng gì nên cậu càng luông tuồng. Hàng ngày, cậu theo bạn bè ăn chơi say sỉn đề đóm, cá độ-như một “ cái mốt” của tuổi trẻ. Ban đầu- bà Thu vì thương con nên thường dấm giúi tiền cho cậu. Dần dà, thành thói quen- Thanh đòi hỏi, bà cũng không còn tiền đâu cho cậu nữa. Vậy là để có tiền ăn xài, những vật dụng có giá trị trong nhà dần dần đội nón ra đi. Làng giềng thấy vậy- rất bức xúc, thương cho vợ chồng ông Nam nên nhiều lần đã đem Thanh ra kiểm điểm trước xóm, trước xã và có lần đã cương quyết đề nghị đưa cậu đi cải tạo nữa. Nhưng lần nào ba, mẹ Thanh cũng khóc lóc- van xin, hứa sẽ đem cậu về nhà giáo dục. Sau nhiều lần như vậy không ai còn quan tâm đến Thanh nữa. Được dịp, Thanh càng lộng hành, càng vòi tiền cha, mẹ nhiều hơn nữa. Có lẽ, Thanh nghĩ, cậu sinh ra ở đời thì ai ai cũng phải phục vụ, phục tùng theo mọi ý thích của cậu.?
Con ma cờ bạc đã biến Thanh từ một con người thành một con quỷ đội lốt người. World Cup năm 1998 Thanh cá độ lên đến con số 500 triệu nhưng vận may không đến- Tây Ban Nha dã thắng Đức 1 trái ( 1- 0)- cậu đã thua cuộc! Những người thắng cá độ từ Hải Phòng vào để lấy tiền, Thanh không biết kiếm ở đâu ra số tiền quá lớn như vậy để trả cho họ-cậu phải lẫn trốn không dám về nhà. Những ngày sống chui lủi nay đây mai đó cậu mới thấm nỗi khổ bữa đói, bữa no, ăn bờ ngũ bụi. Cậu không dám nhờ vã ai cả vì nhà của cha, mẹ Thanh và nhà những chị gái của cậu -đâu đâu cũng có người theo dõi. rình rập .Thanh không còn tiền để ăn- nhịn đói đến mờ cả mắt. Ngay lúc đó, một cậu bé bán vé số tội nghiệp đến chìa xấp vé số mời Thanh mua- vô tình thằng bé đã trở thành nạn nhân của Thanh. Món nghề móc túi cướp giật mà Thanh học được từ bạn bè giờ đem ra áp dụng lên thân phận đứa bé khoảng 10 tuổi kia. Sau vài phút Thanh đã cướp được 400 ngàn đồng, số tiền cả ngày bán vé số của cậu bé .Thanh trả lại xấp vé số và đi như chạy lẫn vào con đường nhỏ trong xóm. Khoảng 20 phút sau, cậu bé quay trở lại- mặt cắt không còn giọt máu, nước mắt đầm dìa. Nó nhìn ngó tìm kiếm mọi nơi và khi không còn hy vọng gì nữa- nó ngã lăn xuống bên đường, ôm mặt khóc. Mọi người đổ dồn lại hỏi thăm, nguyền rủa kẻ bất lương độc ác- đã không tha cho một đứa bé nghèo khó bất hạnh. Qua mọi người ,Thanh biết thêm về hoàn cảnh của cậu bé: nó không còn cha,-mẹ lại bị tai biến liệt nằm một chỗ. Nó phải bán vé số để phụ giúp gia đình nuôi mẹ.. Những người khách đi qua đường khi nghe chuyện của cậu bé, họ đều dừng lại- quyên góp một số tiền nhỏ để giúp nó trong lúc ngặt nghèo. Tối hôm ấy- nghe thuật lại chuyện, Thanh cảm thấy buồn- lòng bỗng nhói lên một thoáng ân hận, nhưng Thanh vẫn không thể gặp cậu bé để trả lại số tiền cướp được.
Sau khi tiêu đến đồng bạc cuối cùng, không còn biết kiếm đâu ra tiền , và không thể chịu đói được nữa -Thanh liều đến nhà một người chị của mình ở cuối đường một con phố nhỏ. Như một con chuột, Thanh đã sập vào bẩy đã giăng sẵn của mấy tay thắng cá độ Hải Phòng. Thanh sợ hãi, van xin họ -nhưng vẫn bị đánh đập thâm tím khắp mình. Họ dẫn Thanh về nhà cha, mẹ cậu và trước mặt ba, mẹ Thanh họ tuyên bố : “ nếu nó không trả 500 triệu cho chúng tao, nó sẽ bị giết quẳng mất xác sau một tuần! “
Ông bà Nam đau lòng nhìn con mà không biết phải làm sao? Tiền trong nhà không còn, mà số tiền 500 triệu lại quá lớn. Ông bà phải đứng ra hẹn nợ với bọn họ- và sau đó -đành bán đi ngôi nhà từ đường ông cha để lại, cộng thêm tiền quyên góp từ các chị của Thanh mới đủ trả trong thời gian chưa đúng một tuần..
Sau khi bán nhà- ba, mẹ và Thanh ra che tạm một ngôi nhà tranh nhỏ trong mảnh đất vườn của người cậu ruột Thanh cắt cho. Từ đó- Thanh trở nên lầm lì, im lặng- ngày ngày Thanh theo cậu ruột mình đi phụ hồ và học nghề thợ xây. Tiền kiếm được Thanh chi tiêu rất ít, anh mang những đồng tiền mồ hôi ấy về nhà đưa mẹ cất giữ, để chi dùng cho gia đình.
Sau một năm phụ hồ, học nghề- Thanh được nhận làm thợ chính -cũng đi làm tại các công trình với cậu. Thanh mải mê làm việc- suốt ngày, như không hề biết mệt mỏi. Anh đã dần dần cảm nhận được rằng-đồng tiền kiếm được bằng chính sức lao động, mồ hôi nước mắt của mình có giá trị như thế nào? Anh dường như quên bẵng cái quá khứ đen tối, buồn thảm của mình ( và gia đình). Thanh sống lặng lẽ, tách rời xa mọi cuộc đùm túm hò hét say sỉn chung quanh-như chính anh chưa bao sống giờ như vậy.
Một năm sau- Thanh cưới một cô vợ xinh xắn, nhân hậu- là phụ thợ hồ cùng làm việc ở công trình của người cậu.. Vợ chồng gắn bó, thủ thỉ, chiu chắc làm ăn. Cuộc sống của gia đình anh đã qua cơn đen tối, giông bão-nhưng vết thương lòng quá lớn không để cho anh được yên giấc hàng đêm đêm. Thanh trở nên rất sợ những tiếng thở dài của cha, mẹ. Sợ phải đi ngang ngôi nhà của ông bà để lại đã bán đi. Sợ tiếng nức nở, uất nghẹn của cậu bé bán vé số vọng lại bên tai…
Ngồi thẩn thờ bên khung cửa sổ ngó mông lung ra cánh đồng im vắng phía trước- Thanh cảm thấy lòng lâng lâng một niềm vui- anh đã vừa làm được một việc nhỏ để xoa dịu lòng mình với cậu bé bán vé số sáng nay. Anh nhớ lại vẻ mặt ngạc nhiên và hân hoan của thằng bé, rồi mỉm cười-nụ cười vui đầu tiên sau hai năm dài đã lịm tắt trên môi anh…/.
2010