Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
850
123.135.715
 
Xin Tiếp Lửa Cho Ông Đinh Kim Phúc
Hà văn Thùy

Đọc nhiều bài viết của ông Đinh Kim Phúc, tôi cảm phục kiến thức sâu rộng của ông về Biển Đông và càng cảm hơn là tấm lòng ông với đất nước. Tuy nhiên, trong những bài viết đó, ông chưa cập nhật những tri thức mới nhất về lịch sử và văn hóa của tộc Việt. Là người đã công bố ngót trăm bài báo và hai cuốn sách Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt, NXB Văn học, 2007 Hành trình tìm lại cội nguồn, NXB Văn học, 2008 tôi xin cung cấp những thông tin ngắn gọn, giúp ông mài sắc vũ khí trong cuộc đấu tranh giữ nước rất cam go này.

 

1. Trên lục địa Đông Á, người tiền sử di cư từ châu Phi đến Việt Nam đầu tiên, khoảng 70.000 năm trước. Tại đây, hai đại chủng Australoid và Mongoloid hòa huyết sinh ra bốn chủng Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid mà tôi gọi là người Việt cổ. Từ 50.000 năm trước, người Việt cổ di cư sang châu Úc, các hải đảo Đông Nam Á và tiểu lục địa Ấn Độ. Khoảng 40.000 năm trước, tổ tiên chúng ta đi lên khai phá đất Trung Hoa sau đó qua eo Bering sang chiếm lĩnh châu Mỹ.

 

2. Khoảng 15000 năm trước, người Việt phát minh cây kê, công cụ Đá Mới và sau đó là lúa nước, xây dựng nến văn minh nông nghiệp ở Đông Á. Khoảng thiên niên kỷ IV TCN, với khoảng hơn 60% nhân số thế giới, người Việt cổ xây dựng tại Đông Á nền văn minh nông nghiệp rực rỡ nhất hành tinh.

 

3. Khoảng 2600 năm TCN, người Mông Cổ xâm lăng đất của người Bách Việt ở phía Nam Hoàng Hà. Tuy chiến thắng nhưng do nhân số ít và văn hóa kém phát triển, người Mông Cổ bị người Việt đồng hóa cả về văn hóa và huyết thống. Người Mông Cổ hòa huyết với người Bách Việt sinh ra chủng người Mongoloid phương Nam, tự gọi là Hoa Hạ. Người Hoa Hạ từ bỏ du mục của tổ tiên Mông Cổ, học nghề nông và tiếp thu văn hóa, trong đó có tiếng nói và chữ viết của người Việt, xây dựng các quốc gia của vương triều Hoàng Đế. Như vậy, trước năm 2600 năm TCN, toàn bộ văn hóa vật thể và phi vật thể trên đất Trung Hoa là sản phẩm của người Việt.

 

4. Sau 2600 TCN, bên cạnh quốc gia của người Hoa Hạ phôi thai, là giang sơn mênh mông của người Việt với những nền văn minh rực rỡ: phía tây là Ba và Thục; phía đông là Ngô, Sở, Việt; phía nam là Văn Lang. Khi nhà Tần chiếm Ba, Thục rối Sở, đã sáp nhập khối dân Việt của các nước này vào với khối dân Hoa Hạ, địa bàn Trung Quốc mới tới bờ Bắc sông Dương Tử.

 

5. Người Trung Hoa chỉ công nhận lịch sử của họ từ thời nhà Chu. Vì vậy đã độc chiếm chữ viết của người Việt để ghi chép sử của mình. Lịch sử của tộc Việt một phần bị chôn vùi, một phần bị xuyên tạc, phần còn lại được giải thích theo quan điểm đại Hán nên cho đến nay, cả cội nguồn, cả văn hóa Trung Hoa chưa đúng với thực tế.

 

6. Hiện nay chữ Trung Quốc được gọi là Trung văn. Từ giáp cốt văn và chung đỉnh văn cùng cổ thư Trung Hoa chứng tỏ, đó là chữ tượng hình do người Việt sáng tạo, được người Hoa thay cách đọc Việt bằng cách đọc quan thoại và áp dụng lối đọc ngược của người Tibet gốc Mong cổ.

Cũng xin thưa, nhiều điều về lịch sử mà sử gia Trần Trọng Kim trình bày trong Việt Nam sử lược hay Nho giáo là những kiến thức cũ, lấy từ sách Trung Quốc và tư liệu của một số học giả Pháp thời thuộc địa, nay đã bị thực tế phủ nhận. Xin thận trọng khi sử dụng./.

                                                     

Sài Gòn, ngày 11.11. 2010

Hà văn Thùy
Số lần đọc: 3465
Ngày đăng: 14.11.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lối Sống Ngưới Hà Nội Qua Ba Thế Hệ Một Gia Đình Trí Thức - Hoàng Hưng
Thế Nào Là Người Hà Nội? - Lê Phú Khải
Thâm thúy và đáo để - Đỗ thị Đông Xuân
Sự Hình Thành Dân Cư Ấn Độ - Hà văn Thùy
Hạ Vũ có phải là tổ tiên người Việt? - Hà văn Thùy
Làng gốm Hương Canh - Trần Anh Dũng
Làng gốm Hiển Lễ - Trần Anh Dũng
Nét độc đáo của tín ngưỡng ông Trần - Long sơn, Vũng tàu. - Phạm Quang Minh
Sự hình thành dân cư đông á - Hà văn Thùy
Những phát hiện làm thay đổi lịch sử - Vũ Khánh Thành
Cùng một tác giả
Xứ ra ghe (truyện ngắn)
Nước Mắt Bỏng (truyện ngắn)