Richard Solash, Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010. Đài châu Âu Tự do RFE, HIẾU TÂN dịch
Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko được cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice gọi là “nhà độc tài cuối cùng ở châu Âu” không được biết đến một cách đúng đắn về việc ông đề cao tính công khai trong chính phủ. Theo mọi nguồn tin, điều đó không sớm thay đổi.
Tuy nhiên vấn đề công khai minh bạch của chính phủ - nhìn vào thực chất bên trong công việc ngoại giao của các chính phủ được tiết lộ qua sự rò rỉ các tài liệu đã được phân loại - đang tràn ngập các mục tin hàng ngày nhờ Julian Assange và WikiLeaks.
Trong khi Belarus tương đối cách ly khỏi cộng đồng quốc tế, thì tổng thống của nó không đến nỗi ở ngoài vòng mà chưa nghe nói đến website ‘huýt còi’ này.
Thật ra ngày nay, Lukashenko hình như đã trở thành quan chức đầu tiên hoan nghênh kiểu mẫu của WikiLeaks về một sáng kiến công khai do chính phủ chủ trương.
Phần nào thôi
Phần nào thôi, bên trong, không phải vậy.
Tại một cuộc họp báo hôm nay, trong khi nhà cai trị cứng rắn này không hề ngỏ một lời ăn năn về việc đã ra lệnh cho cảnh sát đánh đập những người phản đối trong cuộc biểu tình sau-bầu-cử, Lukashenko tuyên bố về việc sắp cho công bố những tài liệu được phân loại là mật mà ông ta nói sẽ phơi bày bản chất những liên hệ qua lại giữa những người đối lập Belarus và phương Tây.
Các hãng thông tấn Nga trích lời ông ta nói rằng “chúng tôi đơn giản sắp cho công bố một số tài liệu. Chúng ta sẽ xem những người được công bố trên website WikiLeaks của Belarus - những người ủng hộ [của phe đối lập] và những người đang đứng sau hậu trường - phản ứng thế nào với cái này.”
“Chúng tôi sẽ công bố tất cả các tài liệu nên được xếp loại trong hồ sơ như “mật.” Đấy là những sụ kiện lịch sử quan trọng,” ông ta nói.
Mưu mô mới nhất của Minsk nhằm bôi nhọ những người đối lập được cho là sẽ diễn ra trước ngày 23 tháng 12.
Vậy thì cái này sẽ là WikiLeaks theo kiểu Belarus và rõ ràng có một số thứ sẽ thất thoát qua phiên dịch.
Các tài liệu do chính phủ tự tay lựa chọn để tiết lộ và đưa lên mạng - những tài liệu có thể là xác thực mà có thể không - không thật sự có tiếng ngân vang của sự thật như WikiLeaks. Một chỉ thị của tổng thống là một điều đối chọi với một đóng góp “wiki.” Gọi nó là WikiPlant (“wiki-gài”) thì chính xác hơn là WikiLeaks (“wiki-rò rỉ”).
“Tuyên truyền” cũng có thể không phải là một sự phóng đại.
Đâu là trận đấu David và Goliath - cuộc viễn chính do đạo đức dẫn đường chống lại những bí mật của chính phủ - mà những người ủng hộ WikiLeaks đã nhanh chóng áp dụng và cố súy? Có lẽ ý nghĩa của sứ mệnh cao cả này, chính là cái mà Lukashenko lầm lẫn đã và đang cố gắng vác trên lưng, nhờ có sự lập lờ chưa rõ mà chưa bị lên án.
(Tôi mở www.wikileaks.by để xem tìm thấy gì, và phát hiện ra một site có logo của WikiLeaks, đã lên từ ngày 19 tháng 12. Một đoạn video chiếu cảnh những người chống đối đang bị cảnh sát chống bạo lọan đánh đập ở Quảng trường Độc lập Minsk, gợi cho ta nghĩ có lẽ Lukashenko đã có kế hoạch cho một site khác.)
Ngay cả với một nhà cai trị được coi là lập dị, một số người có thể gọi âm mưu của Lukashenko chiếm đoạt WikiLeaks là một hiện tượng quái đản
Thật ra từ “quái đản” gần đây đã xuất hiện trong tương quan với tổng thống Belarus. Các quan chức Mỹ ở Minsk đã dùng tính từ này để mô tả ông trong các bức mật điện ngoại giao do WikiLeaks tiết lộ gần đây. Đây là nói về WikiLeaks chính cống./.