Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.070
123.138.208
 
Lạc hậu lắm, nước Nga ơi!
Hiếu Tân

Bản án thứ hai với ông vua dầu hỏa chứng tỏ “chủ nghĩa hư vô pháp lý” vẫn sống và sống khỏe ở Kremlin.

 

Owen Matthews, NEWSWEEK, 27/12/10, HIẾU TÂN dịch

 

Giống như nhiều sự việc ở nước Nga hiện đại, bản án ngày hôm nay kết  án tù Mikhail Khodorkovsky với những cáo buộc mới về tội biển thủ có cái gì đó vừa gây sốc lại vừa không làm ai ngạc nhiên. Không ngạc nhiên bởi vì ít người ở Nga tin rằng Khodorkovsky có thể được tuyên bố vô tội. Gây sốc bởi vì mặc dầu chỉ có 13% người Nga tin vào những cáo buộc đối với người thủ lĩnh bị cầm tù là đúng, thế nhưng hầu hết không chú ý gì đến phiên tòa hay đồng ý với Thủ tướng Vladimir Putin rằng “kẻ trộm thì đáng bị tù” - rõ ràng không đếm xỉa đến độ chân thật của những cáo buộc chống lại họ.

Tuy nhiên, mặc dầu không ai thật sự chờ đợi một kết cục khác, bản án thứ hai của Khodorkovsky đánh dấu một bước ngoặt của nước Nga. Hay chính xác hơn, những ai tin rằng nước Nga đang ở trong một bước ngoặt dưới thời Dmitry Medvedev đã sai một cách thảm hại. Trong một bản tuyên ngôn kích động hồi đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình, nhan đề là “Tiến lên, hỡi nước Nga” Medvedev kêu gọi chấm dứt “một nền kinh tế nguyên thủy dựa trên nguyên liệu và nạn tham những đặc hữu.”  Ông nhận xét rằng “đây là lần đầu tiên trong lịch sử của chúng ta, chúng ta đã có một cơ hội để chứng tỏ cho bản thân mình và thế giới rằng nước Nga có thể phát triển theo một con đường dân chủ.” Và hứa hẹn rằng “một cuộc chuyển biến sang một giai đoạn tiếp theo, cao hơn của nền văn minh là điều có thể” Trong một bài diễn văn nói trước quốc dân năm 2009, Medvedev cũng nhận dạng đúng “chủ nghĩa hư vô pháp quyền” - sự lạm dụng luật pháp của kẻ có quyền - như một trở ngại cơ bản đối với việc người Nga đạt được “một cuộc sống bình thường trong một xã hội hiện đại, dân chủ và phồn vinh.”                      

 

Những lời lẽ hay ho, thậm chí gây hứng khởi. Nhưng bản án thứ hai của Khodorkovsky, bắt đầu năm 2006, là một quả bom hẹn giờ cứ tích tắc bên dưới uy tín của Medvedev. Bây giờ, nó nổ bùng. Bản án đầu tiên của Khodorkovsky, năm 2003, rõ ràng có tính chất chính trị - người thủ lĩnh này đến lúc đó đang tài trợ cho phe đối lập chính trị vào thời điểm mà ưu tiên của Putin là đưa các doanh nghiệp chủ đạo của nước Nga vào dưới sự kiểm soát của Kremlin. Tuy nhiên cùng lúc đó, nhiều chuyên gia pháp luật độc lập nói vụ án trốn thuế ban đầu có một số cơ sở (cho dù việc tước đoạt công ty dầu lửa Yukos sau đó bởi giới quan liêu có liên hệ với Kremlin đã đi quá giới hạn). Nói cách khác, Khodorkovsky có lẽ có tội ngang với những thủ lĩnh tỷ phú khác về việc sử dụng những mối quan hệ chính trị để chiếm đoạt tài sản nhà nước, và sau đó trốn thuế trên lợi nhuận của mình bằng cách sử dụng một mạng lưới các công ty [dầu khí] biển. Những người ủng hộ Putin làm một chính sách thực dụng mà các đầu sỏ chính trị quá mạnh, và Khodorkovsky được dùng để làm gương. Cứ hư vô pháp quyền, nếu anh thích, nhưng để phục vụ cho lợi ích lớn hơn của đất nước.

 

Tuy vậy, tập hợp những cáo buộc lần thứ hai là một vấn đề hoàn toàn khác. Theo lời cựu thủ tướng Mikhail Kasyanov, hiện nay là một lãnh tụ đối lập, trong năm 2006 giới quan liêu Kremlin, những kẻ đã được hưởng lợi từ việc chia xẻ Yukos trở nên bối rối lo sợ về việc Khodorkovsky sẽ hết hạn tù vào năm 2012, và ra lệnh đưa ra những cáo buộc mới để giữ ông trong tù lâu hơn. Những tội mới mà các công tố giới  đưa ra gần như là siêu thực. Khodorkovsky và đối tác của ông, Platon Lebedev bây giờ bị quy tội ăn cắp lượng dầu trị giá 25 triệu đô - hầu như toàn bộ số dầu Yukos sản xuất ra trong những năm từ 1998 đến 2003 - và sau đó tiến hành rửa tiền. Không chỉ việc cáo buộc mới mâu thuẫn với cáo buộc cũ (làm thế nào anh trốn thuế trên số dầu mà anh đã ăn cắp?) mà mặt khác chúng còn được soạn ra một cách vụng về đến nỗi mỗi ngày trong vụ án kéo dài hàng năm trời cả Khodorkovsky lẫn Lebedev đã tốn nhiều giờ chậm rãi ngồi moi ra những lỗ hổng kỹ thuật của vụ truy tố này.

 

Như chúng ta thấy từ bản luận tội mà quan tòa Victor Danikin lầm bầm đọc hôm nay, sự biện hộ quá kỹ càng của họ it tác dụng. Bản án tù bổ sung thêm chưa rõ là bao nhiêu, mặc dầu đã có những báo cáo chưa được xác nhận ở Moscow nhấn mạnh rằng Danikin đã nhận được tại nhà của ông hôm thứ bảy từ các nhân viên an ninh nhà nước một lời răn đe cứng rắn để đảm bảo một bản án nặng hơn 14 năm tù của công tố. Rõ ràng là “chủ nghĩa hư vô pháp quyền” vấn đang sống và sống khỏe, và thay vì đấu tranh với nó, Kremlin vẫn tích cực sử dụng nó, ở những mức độ cao nhất.

 

Nhưng ý nghĩa thật sự của vụ Khodorkovsky là nhà cầm quyền đang yếu, và sợ hãi. Nếu bản án đầu tiên của Khodorkovsky là một loại thắng lợi vô lý của Putin trước một thủ lĩnh đã có hồi cực mạnh,  thì bản án thứ hai chứng tỏ rằng Kremlin đang sợ bộc lộ những gì nó coi là yếu kém. Hơn nữa, sự vụng về của bản thân những lời buộc tội, và sự có mặt dày đặc của cảnh sát và những cuộc bắt giữ tràn lan ngày hôm nay, hé lộ một sự non tay nguy hiểm. Chế độ độc tài toàn trị đã là kinh khủng. Chế độ độc tài toàn trị bất tài kém cỏi mới thật sự kinh khủng hơn.

 

Về chứng cứ cho thấy các nhà cầm quyền Nga là độc tài  toàn trị  - và nay là độc tài  toàn trị  vụng về thô thiển - như thế nào chỉ cần nhìn vào cái cảnh hùng biện liều lĩnh trong phòng xử án trong suốt phiên tòa. Một bên ngồi những viên công tố trong bộ đồng phục kiểu những năm 1980, vây quanh bởi hàng chồng giấy tờ thò cả ra ngoài chiếc bục kiểu thời Victoria. Họ lầm bầm đọc bản luận tội của họ bằng giọng đều đều. Tại nhiều điểm trong phiên tòa những lời buộc tội của họ nghe phi lý đến mức ngay cả quan tòa cũng phá ra cười (nhà công tố ưa thích của tôi nói chữ  - “Bị cáo đang gây một ấn tượng xuất sắc về việc là một con người bình thường.”) Bên kia ngồi tốp biện hộ cho Khodorkovsky, ăn mặc trang nhã, mỗi người một chiếc laptop. Trong buồng kính phía sau họ, Khodorkovsky và Lebedev ngồi, trông họ thoải mái hơn và tự do hơn một cách kỳ lạ so với bất kỳ ai khác trong phòng, lần lượt thay nhau khi người này theo dõi những tài liệu bằng chứng trên một màn hình Mac rộng đặt trước hộp kính của họ thì người kia ghi chép. Cứ như thể có hai nước Nga đang đấu khẩu với nhau trong phòng xử án, một bên thì bối rối và hăm dọa, bên kia thì thanh lịch, hiện đại và ung dung thư thái lạ lùng. Như chính Khodorkovsky đã nói năm ngoái, một nước mà cướp đoạt các công ty tốt nhất của chính nó và bỏ tù những doanh nhân sáng giá nhất, trái lại đặt tin cậy vào lũ công an chìm và bọn quan liêu thì những ưu tiên của nó đã sai lầm nghiêm trọng.

 

Những đầu sỏ chính trị, không cần phải bàn cãi gì nữa, là xấu cho nước Nga. Họ dùng tiền của họ để mua quyền lực chính trị và như vậy làm thối nát viện Duma, báo chí và chính phủ. Nhưng bọn quan liêu - trộm cướp kế tục chúng còn tồi tệ hơn nhiều. Khodorkovsky, trong những năm bị giam cầm ở trại cải tạo ở Siberia đã tự biến cải mình từ biểu tượng một đầu sỏ chính trị bị căm ghét thành kẻ dự báo[1] cho một loại thối nát khác của Nga. Các đầu sỏ lạm dụng tiền của mình, còn Kremlin nay đang lạm dụng quyền lực để bịt miệng phe đối lập và che đậy những vụ trộm cắp khổng lồ của giai cấp quan liêu với khối lượng ước tính tới một phần ba GDP của Nga, hàng năm. Medvedev đúng khi nói rằng nước Nga đang mục ruỗng từ bên trong, thậm chí ông còn chỉ thẳng ra nó như thế nào. Nhưng bản án thứ hai của Khodorkovsky cho thấy rằng Medvedev, với tất cả trí thông minh và những lời nói tốt đẹp về cải cách của ông, chưa làm khác đi được tí nào.

 

 

Ảnh: Alexander Nemenov / AFP-Getty Images

Mikhail Khodorkovsky (phải)  đứng đằng sau bức tường kính trong phòng xử án ở Moscow.

 



[1] Nguyên văn: bellwether con cừu thiến đầu đàn có đeo chuông ở cổ để người chăn cừu biết vị trí của đàn cừu khi chưa trông thấy chúng. Nghĩa rộng chỉ sự vật dự báo những diễn biến sắp xảy ra.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2364
Ngày đăng: 01.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
WikiLeaks: trị nước bằng pháp luật trong vụ án Mkhail Khodorkovsky chỉ là cái vỏ hào nhoáng. - Hiếu Tân
Dùng thảm họa thiên tai làm đòn bẩy để nắm thêm quyền lực. - Hiếu Tân
Assange quật lại phê phán từ phía Mỹ - Hiếu Tân
Belarus có thể là một nước xa xôi, nhưng chúng ta phải đối mặt với một Mugabe châu Âu - Hiếu Tân
WikiLeaks, theo kiểu Belarus - Hiếu Tân
Belarus của Lukashenko: Chịu chấp nhận một bạo chúa Châu Âu - Hiếu Tân
Cuộc tranh cãi xung quanh Julian Assange sôi sục hơn khi nổi lên những tình tiết mới về vụ cáo buộc tội phạm tình dục - Hiếu Tân
Putin nói trên truyền hình - Hiếu Tân
Đằng sau vụ bắt Assange: vấn đề tội phạm tình dục của Thụy điển - Hiếu Tân
Các vụ án sẽ xác định tương lai của nước Nga với phương Tây. - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)