Bình luận Konrad Lischka, SPIEGEL, 10 tháng 12, 2010, Hiếu Tân dịch, 020111
Hiến pháp Hoa Kỳ có bảo hộ WikiLeaks không? Chỉ có các tòa án mới có thể quyết định diễn đàn ‘huýt còi’ này có thể đi xa đến đâu. Tuy nhiên Amazon và các công ty khác đã đơn giản ngăn cản website này, mà không chờ đợi pháp luật làm rõ. Sự hèn nhát của các công ty đang đe dọa tự do Internet.
Tại sao những công ty như Amazon, PayPal đã quyết định không muốn có WikiLeaks làm khách hàng nữa? Các công dân giận dữ đã kêu gọi tẩy chay trên các diễn đàn internet. Fcebook và Twitter, Nhiều người kết tội các công ty này về kiểm duyệt.
Thuật ngữ này bị dùng nhầm chỗ. Không có kiểm duyệt nhà nước nào ở đây. Về chuyện đó tòa án sẽ phải quyết định trong một trường hợp cụ thể chống tự do báo chí. Và điều đó chưa xảy ra ở đây - chủ yếu bởi vì các công ty Internet chưa thử với quy tắc pháp lý.
Mặc dù tất cả sức ép chính trị đang đặt lên WikiLeaks, ở Mỹ việc cung cấp tiền ủng hộ cho một diễn đàn như vậy hay phổ biến những tài liệu của nó không trái luật. Tuy nhiên Amazon và PayPal đã quyết định không làm việc đó nữa.
WikiLeaks có thể tiếp tục liên lạc qua Twitter hay Facebook, và nhiều người có thể truy cập nội dung của diễn đàn này trên các nhà cung cấp Internet của họ. Những công ty này đã không quyết định chặn WikiLeaks.
“Hãy chọn cuộc đấu”
Các phản ứng khác nhau từ các hãng Internet đối với những công bố WikiLeaks bộc lộ một thế lưỡng nan. Nhiều công dân coi Internet như một không gian công cộng, nhưng thật ra nó là một lĩnh vực riêng tư. Và nhiều công ty kiểm soát hầu hết các diễn đàn trên mạng có thể, nếu nghi ngờ, thực thi các quyền sở hữu của họ và cấm ai họ muốn cấm.
Phạm vi trong đó các công dân được tự do trên Internet tùy thuộc những công ty này có muốn rơi vào xung đột với nhà nước hay các hãng khác, chẳng hạn những người giữ bản quyền, hay không.
Họ phải vạch ra, vì lợi ích của họ, tự do ngôn luận cho phép đến chừng mực nào, và khi nào là vi phạm những quyền khác, chẳng hạn các quyền riêng tư hay quyền tác giả.
Có một câu ngạn ngữ nói “Hãy chọn lấy cuộc đấu của anh.” Được, các công ty Internet khổng lồ
Amazon và PayPal rõ ràng đã quyết định không tham gia cuộc đấu với WikiLeaks. Họ tránh xung đột và đẩy bật các nhà hoạt động ra bằng cách chỉ vào các điều khoản và điều kiện của họ. Họ có quyền làm thế. Các công ty phải có quyền hèn nhát, nếu rủi ro là quá cao đối với họ.
Rủi ro này có thể là sự đe dọa chung từ thiết chế chính trị của Hoa Kỳ - hoặc từ sự giận dữ của các khách hàng Hoa Kỳ, những người coi WikiLeaks như một diễn đàn để phản bội nhà nước. Những cơn thịnh nộ như thế gay go hơn nhiều so với cuộc nổi loạn của những nhà hoạt động hiện giờ đang kêu gọi tẩy chay Amazon và PayPal.
Kiểm soát WikiLeaks tùy thuộc các tòa án.
Tuy nhiên những lời kêu gọi tẩy chay này nên được hoan nghênh. Chúng có thể cho các công ty này thấy rằng tình hình trong thực tế hoàn toàn ngược lại với những gì mà họ nghĩ: có lẽ họ đã sai trong sự đánh giá của họ về phản ứng đối với WikiLeaks và với sự ngăn cản đó họ đã thật sự làm khách hàng nổi giận nhiều hơn chờ đợi. Có lẽ lần sau họ sẽ làm khác đi chăng?
Điều thật sự đáng quan tâm là các công ty này ra các quyết định ấy nhanh chóng đến mức nào. Cái cách họ xử lý những tranh cãi chỉ có thể làm hại Internet, bất kể lập trường của người ta trên WikiLeaks là gì. Những lập trường này thật trái ngược nhau - phản lại hay phục vụ cho lợi ích công cộng - và vấn đề đưa ra tranh cãi là khá cơ bản - các công dân có thể công bố cái gì? - đến mức chúng nên là một câu hỏi cho các tòa án.
Vào lúc này khó tin rằng nó sẽ đưa sự việc đi xa đến thế - không chỉ bởi vì những người khổng lồ Internet đó quá hèn nhát không dám đưa những mong muốn của chính phủ Hoa Kỳ thành một vụ kiện chống lại WikiLeaks để thử nghiệm.
Tránh xung đột
Nhưng những nhà hoạt động WikiLeaks tự họ cũng đang tránh một cuộc đối đầu pháp lý. Thay vì kiện Amazon họ chỉ đơn giản đưa dữ liệu sang một máy chủ khác. Hành động này chứng tỏ một suy nghĩ thực dụng. Nhưng về lâu dài sẽ có ích hơn cho Internet ở Hoa Kỳ nếu vấn đề được đưa ra trước tòa - để làm rõ Amazon có thể đơn giản xóa nội dung của một khách hàng hay không?
Ở Đức một câu hỏi tương tự cũng còn treo đó. Quỹ phi lợi nhuận Wau Holland là tổ chức xử lý và chuyển tiền ủng hộ cho WikiLeaks ở Đức đang đang tìm cách kiện PayPal. Công ty con của eBay này đã ngăn cản tài khoản của quỹ này - và một ngân hàng không được phép đơn giản đóng tài khoản của một đảng hay một tổ chức. Ở Đức có những tiền lệ thích đáng.
Vấn đề ở Hoa Kỳ là Hiến pháp có bảo hộ những công bố gây tranh cãi của WikLeaks hay không? Hy vọng rằng một tòa án sẽ làm rõ vấn đề này với quan hệ tới cuộc tranh cãi của WikiLeaks, thay vì cứ để như hiện nay khi các công ty ra quyết định dựa trên sự trông đợi của họ về dư luận xã hội và khả năng tiềm tàng xung đột với các chính khách.
Chỉ với những công ty có cách hiểu rộng rãi hơn về các quyền cơ bản thì Internet mới có thể tiếp tục hoạt động như một không gian công cộng.
Ảnh: AFP/Cuộc xung đột về WikiLeaks bộc lồ nhiều điều về Internet.
Nguồn:
http://www.spiegel.de/international/
world/0,1518,733942,00.html