Ngọc đi dọc trên lề đường Phan Đăng Lưu. Đêm tối đen. Dòng xe chạy ngược chiều làm nàng chóa mắt. Ngọc cúi mặt xuống cho ánh sáng không soi rõ mặt. Bây giờ nàng không muốn ai nhìn thấy mình hết. Một con Ngọc làm gái đứng đường, đang đi trên con đường tối tăm này, con đường viền quanh khu công viên Chiến Thắng.
Hàng cây rậm rạp bên trong khu công viên lay động nhẹ theo cơn gió thổi qua, tạo nên âm thanh rì rào. Những hàng quán có tiếng nhạc bập bùng, quen thuộc, Ngọc đã nghe biết bao lần. Trên những ghế đá công viên, những cặp tình nhân ngồi ôm nhau âu yếm. Trong những lùm cây, những cô gái làm tiền và những người khách đang xà nẹo nhau tự nhiên như chỗ không người. Công viên và bóng tối đã đồng lỏa. Khu này bây giờ là khu ''oanh kích tự do''.
Ngọc chọn nơi đây là chỗ làm ăn. Nhờ bóng tối của những lùm cây che đậy tông tích. Nàng muốn quên đi, muốn lột xác thành một con người khác, một người lạ, không hề liên quan, dính dáng đến con người ngày trước cách đây một năm. Cô sinh viên từ một làng quê tỉnh lẻ thi đậu vào đại học sư phạm thành phố, với nỗi háo hức cho một tương lai rạng ngời màu mực tím và sách vở học trò.
Ngọc dừng lại chỗ bóng tối của một lùm cây rậm. Nàng đứng đó. Tóc nàng bay phơi phới trong gió đêm. Mái tóc dài óng mượt một thời làm say mê những chàng trai và những người đàn ông. Bây giờ thì không còn gì nhưng Ngọc vẫn giữ mái tóc dài như ngày xưa. Nàng thích vậy.
Tiếng xe cộ qua lại trên đường ồn ào, nào nhiệt. Dòng người như một đàn kiến bò trong vô tận của không gian và thời gian. Tiếng còi xe bin bin, tiếng quát tháo, tiếng la hét của những người đi xe bị va quệt hay qua mặt nhau. Dòng đường như sống trong cơn biến động, hối hả, gấp rút. Cũng như cuộc sống của con người và xã hội, đang gấp rút chạy đôn chạy đáo để kiếm miếng ăn. Cái miếng ăn làm người ta lao đao thấy rõ.
Ngọc dừng lại và sỗ tung tóc mình ra. Gió làm tóc nàng tung lên. Một hình ảnh lieâu trai. Ủẹp.
Trong bóng đêm, một cô gái có mái tóc dài bay bay. Cô gái với thân hình cao và thon thả. Nam biết đoạn đường này là đoạn đường ''ma qủy'', vì đây là nơi tụ tập của những người thuộc diện hình sự như móc tuí, cướp giật, mãi dâm.
Từ ngày thành lập công viên đến nay biết bao tệ nạn đã xảy ra.
Nam biết điều đó, người con gái có thể là miếng mồi nhữ những tay đàn ông hảo ngọt. Nếu dừng lại, giá cả xong xuôi, dẫn nàng đến một chỗ rậm rạp nào đó để xổ bầu tâm sự thì liền đó sẽ xuất hiện một tên đàn ông với con dao bén ngót trên tay. Mày lấy vợ tau, đem ra đây tư tình, có bao nhiêu tiền đưa ra đây, nêu không tau sẽ chém chết hay tau sẽ la lên cho công an tới lập biên bản, sẽ thông báo về gia đình mày, mày đưa tiền ra không? Đó là thủ đoạn mà bao nhiêu người đàn ông đã gặp, đã ''ôm đầu máu'' trở về, tiền trong ví sẽ bị lột sạch.
Nam đã đi xa trong một thời gian, đã mười năm rồi anh mới quay trở lại, anh muốn tìm một chút sinh khí mới cho những cái truyện của anh. Anh không muốn truyện mình viết ra trên bàn giấy với những mẫu tưởng tượng thường nhật. Ở Mỹ, cuộc sống dần dà bị xói mòn đi. Nên anh trở về theo lời xúi của một người bạn văn nghệ, mày về đây với biết bao chuyện xảy ra hằng ngày, cái ý sống ngồn ngộn trước mặt, mày không còn thấy ý nghĩ và tư tưởng mày khô khan nữa. Đủ cả. Mày tin tau đi. Ừ, tau tin chứ, chứ ở đây, buổi sáng thức dậy lúc 5 giờ, rữa mặt súc miệng, rồi lên xe chạy vù vù vô hãng, rồi cà thẻ, rồi thay áo quần lao động, rồi lên ca, máy trong dây chuyền sản xuất chạy vù vù, ì ầm, suốt sáng đến chiều, bốn giờ, trở về nhà trong cái lạnh của mùa đông nước Mỹ, rồi coi TV, rồi ngủ, cuộc đời xoay quần trong cái thời gian biểu đã đặt sẳn đó. Mình viết, mình phải có chất liệu sống, Tam Lang đã đi thử kéo xe chở khách mới viết được Tôi Kéo Xe, Nhất Linh đi làm cách mạng mới viết ra Đoạn Tuyệt hay Đôi Bạn, Nguyễn Thụy Long sống một đoạn đời dài với bọn du đãng, với điếm, mới viết ra được Loan Mắt Nhung. Có thể mình phải thay đổi cách viết, cách nhìn, bằng cái nhìn mới, linh hoạt hơn, thực tế hơn, nhạy cảm hơn.
Anh khăn gói trở về, để hít hơi khói xe ở trên đường phố, được sống với cái nóng nung người, được nhỉn thấy trên đường người ta nhốn nháo bước vào cuộc đời với sự chụp giựt, tranh dành. Anh thấy được, anh sống với, anh mới viết được hay hơn! Nam tự an ủi mình. Tuy nhiên cái nóng, cái bụi bặm, cái ''thiên đường'' này không làm anh dừng chân được lâu. Anh luôn bị chói tai vì tiếng động trong nỗi mệt mỏi không rời. Nam điện thoại nói với Đức:
''Có lẽ tau phải dọt thôi, không ở lại lâu hơn được, chẳng tìm được cái gì mới hết''
Đức cười nói:
''Hà, hà! Thế mày không cảm thấy mấy em ở khách sạn Hoàng Gia hôm qua đẹp quá sao?''
''Có gì đâu để cảm nhận, thành thật mà nói thì các em rất đẹp còn trẻ măng, nhưng đó là nét đẹp của những con búp bê, tau thấy nó vô hồn làm sao ấy.''
''Thật là mày khác người, tìm đâu cái tâm hồn trong những cuộc mua bán, đổi chác này.''
''Vì vậy nên tau nãn quá, tau về thôi...
Và tối nay Nam chạy xuống Phú Nhuận định thăm người chị bà con, để vài ngày nữa anh trở về Mỹ.
Con người cũng thật lạ lùng, khi ở Mỹ thì nhớ quê quay quắt, muốn ôm choàng lấy nó, muốn được hòa nhập vào dòng chảy đó, như là máu thịt của mình. Nhưng khi trở về, nhìn thấy cách sinh hoạt của một xã hội, người ta mới cảm nhận, mình như ở một thế giới khác không phải ở đây và không thể ở đây. Ở đây là một thế giới hổn mang không hòa nhập vào được. Dòng chảy đó là một cuồng lưu, hung hản, thô bạo, mình sẽ bị đá văng ra ngoài lúc nào không biết.
Bây giờ anh nhìn thấy một người con gái như trong liêu trai, tóc xỏa dài trong đêm tối ở nơi làm ăn của loại điếm rẻ tiền. Các cô gái làm tiền ở đây chỉ cần ra ngoài đường đứng xớ rớ đâu đó, hay đi trong bóng đêm, ai cũng biết rõ họ làm gì, đó là những tín hiệu. Ở xứ này người ta đã quen với những tín hiệu, như người ta nhìn thấy một cục gạch với một chai nhựa để bên lề đường, đó là nơi bán xăng lẻ. Cách ''tiếp thị'' này bình dân nhưng rất hữu hiệu. Sẽ có một người đàn ông nào đó dừng xe lại, hỏi, đi không? Cô gái trả lời, đi, muốn dù hay xào khô. Dù. Dù ở đây hay nhà nghỉ? Ở đây. Ba chục một dù. Được. Sau khi đồng ý họ dẫn vô công viên như một cặp tình nhân. Tới một lùm cây nào đó, trải tấm nilong trên cỏ, người con gái vừa cởi quần vừa nói, anh ngồi dựa vào gốc cây đi, kéo cái phermature xuống, vậy được rồi, thế nào? khô hay nước, khô thì em làm bằng tay và miệng, còn nước thì anh ngồi dựa vaò gốc cây, em sẽ ngồi lên anh. Chuyện xảy ra thật giản dị, bình thường, như ghé vào tiệm mua một ly trà đá hay một chai xá xị uống lúc khát, vậy thôi. Bình thường và thật bình dân như thế đó. 5 phút đến 10 phút là xong. Ba chục, bằng giá một tô hủ tiếu loại bình dân.
Nam vì một hình ảnh đẹp của người con gái xỏa tóc trong bóng đêm mà anh đã dừng lại. Anh dừng trước nàng. Ngọc thấy người thanh niên chạy xe Dream, dáng nho nhã, nên lịch sự hỏi:
''Anh cần gì em không?''
Nam noí với tâm ý mình:
''Tôi muốn mời cô đi uống nước, thấy cô có mái tóc dài đẹp quá, tôi rất xúc động nên muốn nói chuyện với cô''
Ngọc trố mắt:
''Nơi này em đang làm ăn mà.''
Nam xoá đi nỗi nỗi lo của người con gái:
''Tôi biết, tôi sẽ trả tiền thời gian cô ngồi uống nước với tôi.''
Ngọc cảm thấy mình mất bình tỉnh, nàng chưa gặp ai có ý điên khùng như vậy. Nhưng nhìn Nam, cô nghĩ có thể tin được. Nàng hỏi lại:
''Anh trả em bao nhiêu?.''
''Cô đừng lo, bao nhiêu tôi cũng trả nổi. Tin tôi đi''
Nhìn dáng dấp và cử chỉ của người đàn ông. Ngọc tin, Ngọc ngồi lên phía sau xe Nam, cô ôm eo ếch tự nhiên như một người tình nhỏ, chiếc xe chạy vù đi trong đêm, bỏ lại bóng tối của lùm cây phía sau.
Hai giờ sáng, ông Trần Thanh Tuấn, giám đốc công an quận 3 đang ngủ ở tư gia thì được tin báo, con ông, Trần Thanh Kiệt bị tai nạn trong một cuộc đua xe ở xa lộ Đại Hàn, ông vội vào nhà thương Chợ Rẫy thăm con.
Con ông là quý tử, là cậu ấm. Điều đó đúng, vì cha làm quan thì con cái được nhờ là chuyện thường tình. Nhưng từ ngày ông được đề bạt lên làm giám đốc công an quận 3, thằng con ông càng ngày càng lộng hành dữ. Dĩ nhiên, ông cũng muốn cho thằng con tự do ăn chơi, để theo kịp bè bạn. Con giám đốc công an chứ đồ bỏ sao, nên ông bà, nhất là bà, dành cho nó nhiều ưu tiên. Trước nhất là cái xe, mới mười tám tuổi mà đã đòi mua xe phân khối lớn, rồi còn xoáy nòng, xoáy xi lanh, pitông. Nó ngồi lên xe như con nhái bám vào hòn đá. Ông nghĩ mình đã một thời khốn khổ, vào bưng theo giải phóng, sống với muổi mòng suốt thời kỳ chiến tranh, bây giờ ông được chức này chức kia thì ông cũng để con cho nó sướng một tí. Nhưng ông không ngờ thằng con ông lại hư quá như vậy. Bày đặt đua xe để bây giờ bị tại nạn không biết thế nào đây? Ông bước lên những bậc thang của bệnh viện mà lòng ông nặng chĩu những ưu tư, nhất là chuyện thằng con ông gây tai nạn kéo theo mấy người đi đường bị nạn. Chuyện mày mà đến tai mấy ''anh trên'' thì phiền phức lắm đây.
Trời khuya quá, cũng hơn hai giờ sáng rồi, phòng cấp cứu đang làm việc khẩn trương. Các cô y tá chạy đôn chạy đáo đẩy những chiếc xe trải tấm ra trắng ra vào phòng mổ. Phần nhiều cấp cứu trong thời điểm này thường là tai nạn giao thông.
Ông Tuấn dừng lại ngó vào trong phòng. Ông không biết thằng con ông nằm ở đâu. Ông tìm đến hỏi một người y tá đang đẩy xe:
''Xin cho tôi hỏi, nghe nói tai nạn giao thông vì đua xe ở xa lộ Đại Hàn, những nạn nhân năm ở đâu cô?''
Ông mặc thường phục nên người y tá không biết ông là ai, cô y tá hỏi lại:
'' Ông hỏi thăm ai?''
'' Con tôi, Trần Thanh Kiệt.''
Gịong người y tá lạnh ngắt:
'' Nạn nhân Kiệt đã chết vì vết thương quá nặng, chiếc xe lao vào người đi đường gây bị thương nặng cho hai người khác, hiện xác nạn nhân đang nằm ở nhà xác bịnh viện phía dưới lầu. Nhưng bây giờ nhà xác không mở cửa, cảm phiền ngày mai ông đến. Xin chia buồn cùng ông.''
Ông Tuấn nghe trời đất quay cuồng trước mặt, con ông đã chết, vợ ông đi Vũng Tàu nghỉ mát đã hai hôm rồi. Ông không biết phải làm gì lúc này. Ông bước xuống lầu chập choạng.
Người con gái đi theo đám tang của quí tử Trần Thanh Kiệt có dáng dấp rất buồn. Cô nữ sinh viên trường Đại học Sư Phạm thành phố đã thoát chết trong cuộc đua xe khốc liệt của Kiệt vì một cơ may. Hôm đó cái điện thoại di động của nàng hềt pin, nên Kiệt không gọi nàng được, chứ không, nàng vẫn thường tham gia vào những cuộc chơi với những quí tử con quan ở thành phố này.
Nàng gặp Kiệt trong một đêm tại vũ trường.
Sinh viên nghèo từ quê lên thành phố, nàng toan tính cho mình một tương lai với những trang giáo án để truyền dạy lại đám học trò sau này, nhưng thành phố với muôn hồng nghìn tiá, chỉ một năm sau đã làm thay đổi cả cuộc đời nàng. Biết mình được trời cho một sắc đẹp, nên Ngọc đã lợi dụng nó. Ngọc kết model với Kiệt vì biết Kiệt là con của giám đốc công an quận ba, lại là dân chơi bạt mạng, tiêu tiển như nước.
Bây giờ thì Kiệt đã chết, và cổ xe tang đưa Kiệt đến nghĩa trang với rình rang lễ bộ kèn đồng đưa đám, nàng thấy mình thật bơ vơ trong nỗi lạc lỏng không cùng. Lúc đó thì ông Tuấn đến bên nàng hỏi:
''Cháu là bạn của Kiệt?''
''Dạ, thưa bác.''
Ông Tuấn nhìn Ngọc với cái nhìn của con diều hâu. Đã bốn mươi năm làm trong ngành công an, ông vẫn có cái nhìn đó với con mồi. Dù là bạn hay là thù, ông đều đánh giá trong cái nhìn đầu tiên. Phải công nhận Ngọc đẹp, cái đẹp thật não nùng, cô bé này đã là bạn gái của con trai ông, nhưng nay thì con trai ông đã chết. Ông nghĩ nhanh trong đầu, bỏ con mồi này đi thì rất uổng. Tìm đâu ra một đóa hoa nửa quê nửa tỉnh như thế này. Trong đời ông, chuyện sống chết của đồng đội, đồng chí hay của địch là chuyện thường tình. Cho nên bây giờ con ông chết chỉ gợi cho lòng ông một xao động nhỏ.
Bà Tuấn đang vật vã khóc cho đứa con trai, nhưng ông thì chỉ nghĩ đến Ngọc và lo cho cái chức giám đốc của ông, con trai một giám đốc công an mà chết vì nạn đua xe trên xa lộ, còn gây ra tai nạn làm chết theo 2 người bộ hành, thì ông còn cách nào để giải thích với thượng cấp của ông đây?. Nhưng chuyện này cũng sẽ qua đi, ông có cách, nhiều lần ông đã chạy chọt với cấp trên thì lần này ông cũng sẽ lấy phương pháp đó để ém nhẹm.
Ông đến bên Ngọc nói rất nhỏ nhẹ:
''Cháu cho chú địa chỉ chú sẽ đến thăm.''
''Cháu ở trong cư xá sinh viên, số phòng 41.''
Ông Tuấn lấy điện thoại di động ra ấn vào nút tên Ngọc và địa chỉ. Xong ông hứa hẹn:
''Chú sẽ đến thăm cháu và lo cho cháu.''
Câu nói là một hứa hẹn, một ởm ờ.
Ông đã trải qua bao nhiêu người đàn bà, nhưng lần nầy, nhìn mái tóc dài của Ngọc, ông thấy lòng mình nôn nao một cảm giác lạ kỳ. Có thể đó là cái trẻ trung, đam mê đã cuốn hút ông. Ông nghĩ, cô gái là người tình của thằng con trai ông, thế thì cô ta cũng ham tiền, ham địa vị, ham cách ăn chơi công tử của cậu ấm. Thằng đó, ngoài cái vỏ bọc là con của một giám đốc công an quận ra thì nó có cái gì đâu. Ông sẽ lấy độc trị độc, sẽ bung tiền ra, tiền là con đường gần nhất để đi đến mọi ngõ ngách. Với ý nghĩ này, ông nở một nụ cười mãn nguyện.
Ông thực hành ngay ý nghĩ của ông. Ông đến khu cư xá nữ sinh viên, ông mời Ngọc đi ăn, Ngọc cứ ngỡ rằng ông thương mình vì thằng con, người tình của nàng, đã chết.
Ông nói giọng buồn buồn:
''Cháu đừng nghĩ gì nhiều, thằng Tuấn chết cũng là phần số của nó, bây giờ còn lại là bổn phận của chú sẽ lo cho cháu.''
Ngọc nhìn ông bằng đôi mắt biết ơn và thương cảm, mái tóc ông đã bạc, nhưng ông còn rất tráng kiện, đôi mắt trông rất quắt thước, nàng cảm thấy ông như một người cha mà nàng hằng thiếu thốn. Cha nàng đã chết khi nàng mới lên hai tuổi, nên nàng không có được cái tình cha con, nàng cần một người cha để dẫn dắt nàng đi trên cuộc đời. Nàng quen biết Kiệt vì tính khí ngang tàng của Kiệt làm nàng cảm phục, thích thú, nhưng với Kiệt, cũng chỉ là tình bạn đơn thuần. Bây giờ có ba của Kiệt bảo bọc nàng, nàng thấy lòng mình như ấm áp lại.
Ông Tuấn dẫn nàng đi ăn ở một nhà hàng lớn nhất Sài Gòn, nàng được ăn uống phủ phê với những món ngon vật lạ. Khi đưa nàng về cư xá, ông Tuấn đã dấm duí vào tay nàng năm triệu đồng. Một số tiền quá lớn với một sinh viên nhà quê lên tỉnh.
Ba tháng sau đó, như tằm ăn dâu, ông bắt đầu tung chiêu thức đưa Ngọc vô tròng, những món tiền cho Ngọc xài, những món nữ trang quí giá, rồi ông hứa mua cho nàng một ngồi nhà. Ngọc mê man trong một cảm giác được vỗ về, thương yêu và chiều chuộng của một người cha. Đòn cuối cùng là ông cho Ngọc uống thuốc khích dâm, thuốc kích thích pha trong ly trà Thái. Ngọc mê đi trong cơn nóng hừng hực của thể xác con gái xuân thì. Ông đưa Ngọc đến một khách sạn năm sao. Ông hưởng thụ Ngọc như ăn một món ăn ngon miệng đắt giá. Ngọc tỉnh dậy thì chuyện đã rồi. Nước mắt không là gì cả. Ông lại vỗ về bằng những của cải vật chất, ông mua cho nàng một căn nhà nhỏ để nàng cư trú, nàng bỏ căn phòng chật chội ở cư xá sinh viên, nàng chấp nhận làm gái bao cho quan giám đốc công an quận ba được 6 tháng.
Hôm đó ông Tuấn đi họp ở Hà Nội, Ngọc ở nhà một mình thì có chuông gọi cửa. Nàng vừa mở cửa thì một toán đàn bà đâu khoảng năm người xộc vào. Ngọc lặng người đi, những người đàn bà mặt ai trông cũng dữ dằn sấn tới đánh nàng tới tấp, mày giựt chồng tao, mày là con đĩ mạt hạng, tao phải dạy cho mày một bài học. Những cú đánh tới tấp vào mặt, vào mủi, vào mắt, vào ngực. Năm người đàn bà thoả thuê tung hoành trên thân xác yếu đuối của nàng. Họ lấy kéo cắt mái tóc dài của nàng, cởi quần nàng ra cạo lông ở âm hộ, nàng chỉ còn nghe thoang thoáng trong cơn mê thiếp, thứ gái mới nức con mắt ra là đã đi giựt chồng người ta, thứ gái lông nhiều như thế này là loại gái đại dâm, tài gì không làm chồng tao chết lên chết xuống vì mày. Họ bế xốc Ngọc lên đem ra bỏ lên chiếc xe hơi đậu sẳn ngoài đường rồi chạy đi. Cuộc đánh ghen rất dữ dội mà âm thầm, chung quanh hàng xóm chẳng ai biết gì. Ngọc bị bỏ ở một khoảng đất trống thuộc ngoại ô thành phố.
Từ đó, Ngọc mang thân thể đau nhừ đó đi làm gái đứng đường. Không thể trở về quê để nhìn mặt mẹ, không thể tiếp tục trở lại trường sư phạm. Nàng nuôi lại mái tóc dài, tâm hồn nàng lúc nào cũng nửa mê nửa tỉnh, những người đàn ông gặp nàng một lần là bỏ đi luôn, không ai ngoảnh lại.
Người ngoảnh lại là Nam hôm nay, nghe Ngọc kể chuyện đã qua của đời mình, Nam thấy thương nàng vô kể. Cuộc sống nhìn bên ngoài ai cũng tưởng là bình yên như dòng suối mát êm, không ngờ bên trong có biết bao nhiêu cơn sóng dữ. Nam thấy mình bất lực. Anh viết được gì trên những trang sách của anh đã qua? Anh trang trải được gì với những con chữ đó? Anh chỉ là một hạt cát trong bao la đời người.
Nam nói với Ngọc:
''Cuộc đời em bi thương lắm. Nhưng thôi, hãy cố mà sống, anh không có gì ngoài tấm lòng. Anh chỉ là khách qua đường như trăm, ngàn người khách qua đường khác tìm đến em. Anh mê mái tóc dài của em nên bây giờ anh cũng có chút bổn phận, anh cho em hai trăm đô, anh chỉ còn có bấy nhiêu, em hãy mua caí xe thuốc lá mà bán, còn hơn là làm gái đứng đường như thế này. Một ngày nào đó em sẽ bịnh mà chết thảm. Hãy cố gắng và nghị lực, đừng sa ngã nữa. Anh chỉ có bấy nhiêu. Anh cũng là Việt kiều, nhưng Việt kiều nghèo, em biết không?''
Ngọc khóc.
Nam cầm nhẹ bàn tay nàng rồi anh đứng lên.
Bye em, chúc em nhiều may mắn.
Nam lên xe rồi nổ máy chạy đi.
Lần này thì anh không ngoảnh lại nữa./.