Khổng Đức Dịch Chương ba trong quyển L’Intuition créatrice dans l’art et dans la poésie của Jacques Maritain
CHƯƠNG BA
Cuộc sống tiền ý thức của tri tính
Nghệ thuật đắm đuối trong thi ca
Khát khao được lí tính giải thoát.
1.-Trong chương trước tôi đã mạnh dạn cho rằng gốc rể của nghệ thuật là ở trong tri tính. Nghệ thuật là đức thiện của tri tính thực tiển; nghệ thuật nhất là mỹ nghệ thuật (beaux arts) được tri tính hóa nhiều hơn là thận trọng (prudence) Nghệ thuật là đức thiện chân chính của công tác lí tính. Nhưng hiện nay chúng ta đang đứng trước một sự mâu thuẩn, một sự kiện tựa như hoàn toàn tương phản với thực tế, mà tôi vừa nhắc đến là nghệ thuật hiên đại – thứ nghệ thuật rất ưu tú, rất sâu xa có khuynh hướng khát khao giãi thoát lí tính (thứ lí tính của logic).
Đương nhiên đó là một sự thật rõ ràng hơn là một hiện tương phổ quát, dễ nhận thấy, nó trình hiện chính xác; đến độ một triết gia Pháp là Blanc de Saint-Bonnet phải thốt lên là :”lí tính đã suy thoài rõ rệt trong thời hiện đại”. Người ta cũng có thể nói, với những kẻ đầy nhiệt tình, mạnh mẽ cổ vũ cho nghệ thuật hiện đại cũng phải đắng cay nói rằng, nghệ thuật hiện đại cũng đang giống như lí tính, đối diện trước sự suy thoái (hoặc cũng có thể khẳng định rằng; nghệ thuật hiện đại tám phương bốn hướng đều bị lí tính hiện đại bao vây, uy hiếp – và cái gọi là lí tính là chỉ cho các nghệ thuật gia hiện đại đang vội vàng chụp lấy cái vi ngôn đại nghĩa của sự vật xung quanh, mà không dám nhìn thẳng vào sự vật; tức là trong khi họ cương quyết nhận định được sự thật, đang chìm đắm trong việc giải thích những hư ảo, lý do là họ tin rằng thi ca đang thay thế cho vai trò khoa học.Thật ra nghệ thuật hiện đại đang cố gắng tự vệ bắng cách lẫn tránh trong chủ nghĩa phi lí tính.
Nhưng sự giải thích như vậy không hoàn hảo, và vấn đề vẫn sơ sờ ra đó. Vì khát vọng được giải thoát khỏi lí tính là một hiện tượng thật tại đầy ý nghĩa và sâu xa. Nó gắn liền với khát vọng điển hình của nghệ thuật trong đường nét chính yếu và trong cuộc sống nội tại với tính cách là nó tự ý thức được trào lưu của cuối thế kỷ với mức độ trước đó chưa hề có, và nó đã khám phá được cái linh cảm tự ý thức của thi ca (la poésie au coeur de cette conscience de soi) tức tính chân thật và hoang dã nguyên thủy của thơ (la poesie nue et sauvage). Thi ca đã gặm nhắm nghệ thuật hiện đại, đó chính là nguyên nhân nó phải tách rời lí tính. Bây giờ tôi chưa đề cập đến tho là gì ? Mà tôi chỉ quan tâm đến kết quả do thơ tạo ta.
Tôi không thể không khái quát hóa, động thời dùng những phương thức đơn giản để miêu tả kỷ năng mà chúng ta hằng chú ý là công trình phát triển của nghệ thuật hiện đại. Đối với triết học nghệ thuật mà nói, đó là một quá trình phát triển tự thân bình thường mà còn là tính khải phát đặc biệt. Tôi phải nói rằng tất cả đều thuộc vào sự thật chìm đi, mà nghệ thuật trở thành càng được ý thức – nghệ thuật được hình thành càng ngày càng rõ sự tự do, càng ngày càng rõ tính tất nhiên, không để cho sự vật làm chủ tể. Không phải là tự thân nó sáng tạo và sanh ra sự thiện càng ngày càng rõ, là sự đòi hỏi của nghệ thuật gia phải trung thành với sự chân thực, và đó là sự trung thực đối với sức tưởng tượng của cá nhân.
Những công thức mà tôi vừa sử dụng đều đem lại cơ hội cho sự đòi hỏi của những người không thích hợp và không tin vào chân lý. Tự thân nó là chân thực. Tôi cũng sẽ nói rằng, thảo luận về quá trình cơ bản phát triển là một quá trình của sự giải thoát hay giải trừ; nó cần phải giải thoát cái xung lực nội tại, nó gắn liền với tính chất của nghệ thuật là và nó đòi hỏi khi sử dụng sự vật phải biến đổi nó đi. Vì đúng như kết quả của nghệ thuật thủ công, người thợ phải chú ý đến tính chất của những chất liệu khi nó dùng đền, phải phân tích thiên nhiên, cách thức thiên nhiên cấu tạo ra nó. Thí dụ như sự cấu tạo của gổ nơi cây, hay những chất liệu trong hầm mỏ, để đem lại một hình thức bẩm sinh trong tinh thần. Cho nên, khi họa sĩ hay thi nhân ngắm nhìn nhìn những ngoại hình thiên nhiên trong thế giới thực tại, khám phá ngay được cái hình thức chính của thực tại ấy, và vẻ đẹp của nó, cùng những công cụ tư tưởng đã trải qua bao thế kỷ được người đời sử dụng để tạo nên sản phẩm. Có như thế, tâm hồn nghệ thuật mới nảy sinh được những hình thức mới, mang vẻ đẹp cho tác phẩm. Như thế nên giải thoát và cải biến thường đi đôi với nhau. Theo ý tôi, người ta có thể phân biệt được ba giai đoạn tiến triển trong nghệ thuật hiện đại, đặc biệt là trong hội họa và thi ca.
Trước tiên nghệ thuật hiện đại nỗ lực tự giải thoát khỏi những hình thức và thiên nhiên. Nó không những biến đổi thiên nhiên, mà còn nhắm đem lại qui luật cực đoan biến đổi ngoại hình thiên nhiên mà hội họa thường áp dụng, và còn thông qua một thứ hình thức thuộc lãnh vực khác, và mối liên hệ giữa các hình thức – mà khám phá một thực tại thâm sâu trong cơ cấu của màu sắc hay ngữ từ chính xác của nghệ thuật; biểu hiện những giấc mơ, những căm hờn, những lo âu hay những buồn rầu của chúng ta. Và với những nghệ thuật gia vĩ đại, điều đó không chỉ bao hàm một thái độ coi thường thiên nhiên hay cách ly chúng. Mà đúng hơn còn đánh cắp những thi chất thần bí của bản thân thiên nhiên.
Giai đoạn thứ hai là giải phóng và biến đổi ngôn từ, cái ngôn từ tôi nói ở đây là ngôn từ lí tính. Thứ ngôn ngữ đã bị tước đoạt quyền lợi biểu đạt sự vật đặc biệt, nó mang ý nghĩa thực dụng phát sinh thói quen thành khô khan không sao tránh né được. Chính vì vậy, không chỉ gây trở ngại cho thi ca, mà còn hạ bệ giá trị của thi ca, nên phải nói khác đi cái điều nó muốn nói. Giờ hãy suy luận về khái niệm căn cứ theo hình thức của thói quen, mắt tai thích thú về những đường nét màu sắc của hội họa, hay âm thanh hài hòa của âm nhạc. Nó là ngôn ngữ lí tính của hội họa và âm nhạc. Vì sao những nghệ thuật gia hiện đại lại tìm cách tạo ra sự đấu tranh giải thoát qui luật logic và lý tính của ngôn ngữ, khiến chúng ta không khỏi ngạc nhiên? Chính vì họ không còn chú ý nhiều đến ngôn từ, đến những liên hệ hấp dẫn quan trọng của nó nữa, mà chỉ muốn biến đổi và giải thoát nó khỏi sự suy luận của lí tính. Joyce sáng tạo ra một thứ ngôn từ mới, mang một ý nghĩa truyền đạt, thứ ngôn ngữ ấy chỉ dành cho một số người hiểu thôi. Những người tìm kiếm khác dấu kín ý nghĩa logic hay ý nghĩa khái niệm trong ngôn ngữ cấu thành hình ảnh, còn từ ngữ được dùng chỉ để khơi gợi. Một mặt những nghệ thuật gia thuộc phái ấn tượng và tân ấn tượng, như Cézanne, Gauguin, Van Gogh cùng những người khác đều chú trọng đến ngữ ngôn của họa gia, rất chú trọng đến thành phần ngôn ngữ của họ - nhưng chính là để phát hiên một thứ ngôn ngữ hội họa mới, giải thoát cái cơ cấu khái niệm tri tính ngoại tại, cái trạng thái dễ đọc của li tính trực tiếp vẫn còn trình hiện trong tranh của William Blake. Bài thơ hay bức tranh không nói bằng ngôn ngữ của logic.
Nghệ thuật cũng xâm nhập vào lãnh vực mơ hồ tối tăm. Pierre Reverdy (1889-1960 nhà thơ Pháp) cũng nói;” Tôi cũng mơ hồ nó như tình cảm vậy.” (je suis obscur comme le sentiment). Sự mơ hồ kín đáo càng tăng lên trong giai đoạn thứ ba. Nghệ thuật nỗ lực tự giải thoát mình khỏi ý nghĩa của khái niệm hay logic; đó là những nhà thơ như René Char ( 1907- Pháp), Henri Michaux (1899- Pháp). Hart Crane (1899-1932- Anh), Dylan Thomas (1914-1933 Anh) và những họa sĩ của trường phái lập thể, Không ngại ngùng gì cả họ truyền đạt một nội dung vô giá, tác phẩm gần như không nói gì cả, nó câm lặng. Nó đánh thẳng vào tâm linh chúng ta với những phương thức cấm đoán. Ý nghĩa logic có bị mất đi không? Không, nó không mất đi đâu. Nhưng có thể nói, nó đã bị tiêu hóa trong ý nghĩa của thi tính, nó bị bẻ gảy, bị băng hoại để chỉ còn như một thứ khơi động của ý nghĩa thi ca. Ý nghĩa thi tính lại chỉ lóe sáng trong bóng tối. Ý nghĩa ấy kết hợp thành một với thơ tự thân, nó hoàn thành nội tại, thực hiện viên mãn bản thể luận của thơ, nó ban cho thơ sự tồn tại chân chính và ý nghĩa thực chất, ý nghĩa của thi tính quyết không đồng nhất với ý nghĩa khái niệm, cũng như tâm hồn con người khác biệt với ngôn từ của nó. Nó không thể tách ra khỏi hình thức cơ cấu của thi tính, không kể là rõ ràng hay kín đáo tối tăm, ý nghĩa thi tính tồn tại ở đó, bản chất nó liên kết chặt chẽ với hình thức, nó ở trong cơ cấu nội tại của tư tưởng, của hình thức thi tính. Trong nghệ thuật hiện đại, nó đòi hỏi sự tự do tuyệt đối với bất cứ giá nào.
Những gì tôi vừa miêu tả là nhằm giải thoát khái niệm lí tính, sự suy luận, và logic. Mặc dù trong quá trình phát triển có thể là ngẫu nhiên, một thứ nhu cầu bắt chợt của lí tính, và một thái độ nguy kịch mà lí tính rất mơ hồ ( gần như không hay biết) trong bản chất, lí tính phó thác ngắn ngủi, nếu nó chính xác khi lí tính có cuộc sông sâu xa và ít ý thức khi mà logic bộc lộ. Vì lí tính chính xác không chỉ nói năng rõ ràng, còn liên tưởng, suy luận, lý giải, mà còn “trực giác lí tình” ( intuitus rationis), là hành động chủ yếu và công năng của lực lượng duy nhất được gọi là trí tính hay lí tính. Nói một cách khác, nó không chỉ là lí tính logic, mà còn là sự tồn tại của trực giác lí tính, nó có trước lí tính logic.
….khi mà tâm hồn
Đạt đến lí tính, thì lí tính tồn tại
Suy luận hay trực giác.
Coleridge (thi hào của Anh) đã viện dẫn lời của Milton để khẳng định về quan điểm “lí tính trực giác”, ông ta cũng đã viện dẫn đến uy quyền của Aristote. Trong lãnh vực lý luận tri thức, như khoa học, triết học, lí tình trực giác là tác dụng căn bản, tất cả những lí luận chứng minh cuối cùng vẫn không chứng minh được, mà chỉ có thể lý giải bằng nguyên tắc thứ nhất, và rõ ràng tất cả những khám phá chính xác đều biểu hiện trong trạng thái mới mẻ phát sinh từ tia sáng trực giác, trước khi được chứng minh bằng suy luận và kinh nghiệm. Nhưng chỉ có trong thi ca vai trò của trực giác lí tính mới biểu hiện đột xuất. Về sau, chúng ta sẽ phân tích chúng rõ hơn. Bây giờ chúng ta đang đứng trước một thứ trực giác có nguồn gốc từ tình cảm, và chúng tiến vào hoạt động tri tính nguyên thủy là vương quốc của đêm đen; đó là thứ tri tính vượt xa khái niệm và logic, quan hệ chủ yếu trong hoạt động của nó là tưởng tượng và tình cảm. Chúng ta đã rời bỏ lí tính logic, thậm chí là lí tính khái niệm, nhưng so với dĩ vãng càng sử dụng nhiều lí tính trực giác – nó là một phương thức tác dụng của phi lí tính.
Tất cả những điều tôi đã nói là khát khao giải thoát logic lí tính; tôi sợ rằng không mấy thích đang với sự tháo gở nhiều lần trong thục nghiệm thi ca hiện đại, nó mới từ từ hoàn thành được nhiệm vụ chân chính. Đó là con đường lý tưởng mà tôi có ý theo đuổi. Thật ra trong số những nghệ thuật gia hiện đại tiếng tăm, tất cả đều dấn thân trong tống quát,, nhưng chắc chắn họ không rơi vào nẻo cực đoan. Họ tự giải thoát khỏi cái lí tính logic bằng cách biến cải ý nghĩa trong khi vận dụng , nhưng không phải là thủ tiêu ý nghĩa của nó.
2.- Chúng ta đang thảo luận về một quá trình phát triển đầy nhũng hiểm nguy quan trọng. Đây là một thứ nhiệm vụ mang tính mạo hiểm, được cái phần nhiều nó là ngẫu nhiên và cao giá. Và là một thứ quá trình phát triển mà phương thức phát sinh tính chất hoàn toàn khác nhau. Trong quá trình phát triển, phải tiếp xúc hai khuynh hướng chân giả hổ tương, có khi còn hổn hợp với nhau nữa. Bây giờ chúng ta hãy tiếp tục phân tích, nên phân biệt ba tuyến đường chủ yếu của ba phương hướng khác nhau, và theo tôi nó giống như ba mủi tên xuyên qua toàn bộ quá trình phát triển. Chỉ có một phương hướng chính xác tốt – đó là phương hướng tự thân trực tiếp là thơ. Trong việc biến đổi thiên nhiên, ngôn ngữ, ý nghĩa logic hay lí tính, trong quá trình phát triển, mục tiêu cuối cùng, tất cả đều hướng về ý nghĩa thi tính tự thân; nghĩa là hướng về nẻo chân chính, tự do, và tức khắc tiến vào trong tác phẩm, trong cõi thâm sâu của tâm hồn ta là nơi sinh ra trực giác sáng tạo. Thí dụ chúng ta nghĩ ngay đến một loạt những nghệ sĩ như Rouault và Chagall, Satie hay Debusy, Hopkins, Apollinaire, Hart Crane, Reverdy, T.S. Eliot, S.John. Perse (tôi chỉ nêu ra những nhân vật quan trọng), những người đã tạo thành một thế hệ nghệ thuật, không kể đến những nghệ nhân vĩ đại khai sáng như Baudelaire.
Chúng ta hãy đề cập đến một hướng khác, nhằm vào việc sáng tạo nghệ thuật thuần túy. Trọng tâm nhằm đến tuy không phải là thành phần trung tâm tuyệt đối, nhưng cũng là thành phần cơ bản, cái quyền lực sáng tạo của tinh thần nhân loại luôn luôn khát sự sáng tạo thuần túy – dường như ganh tị với Thượng Đế, người cơ trí đã sáng tạo chúng ta. Ngoài ra, thơ và thơ vĩ đại mà người ta đạt đến, chụp bắt được đều là do phương thức gia tăng và dư dật.
Hãy nghĩ đến Picasso, vì sao, mà ông ta đã đưa ra lắm dạng thức tiên tiến khác nhau. Trong khi con người không dễ gì đến được sự sáng tạo thuần túy. Tất nhiên là ông ta đã tiếp nhận cái hàm nghĩa nội tại mạnh mẽ. Lúc bấy giờ Picasso vô cùng chán ghét và thất vọng với thế giới hiện tại, (chúng ta biết được vẻ mặt của thiên sứ, Picasso lại vẽ cho nó méo mó đi, có thể đó mới là chân tướng của chúng ta), Và môn hội họa trừu tượng đương đại thất bại đối với hình thức, thuần túy tự cấp tự túc giải phóng vũ trụ; nó không thể truyền đạt bằng ý nghĩa tượng trưng, với hình thức quá lộ liễu và nghèo nàn.
Và còn một định hướng nữa, lần này nó không theo con đường chính. Dù rằng nó mang một tham vọng quá cao, nhưng thực tế là một nỗ lực tự mình lường gạt mình. Vì ở đây là định hướng bị đảo ngược, mục đích cao cả không phải là sụ giải thoát theo ý nghĩa thi tính càng không phải là sự sáng tạo thuần túy, mà chỉ là sự truy tầm tự ngã con người xuyên qua thi ca. Khởi đầu là sự mê đắm tự ngã (le narcissisme)- đảm nhiệm việc tìm kiếm sự thích thú chủ quan của trạng thái thi tính tự thân (chúng ta hãy nghĩ đến Rimbaud – một đôi phương diện của ông ta) hay nghĩ đến Gide, sự bộc lộ đột ngột hành động tự do, hay vô duyên vô cớ, và có quyền lực lựa chọn mà không chọn lựa; hay nghĩ đến Mallarmé, một tác phẩm hoàn mỹ mà chỉ phản ảnh hư vô thuần túy, cùng với sự thông qua từ ngữ khiến cho quyền lực vu thuật biến đổi thực tại, ít nhất là thực tại ấy tồn tại ở trong tâm hồn con người. Về sau, sự si mê tự ngã ban cho một thứ chủ nghĩa của thần Promete (tin vào sức mạnh và khả năng của con người). Cuối cùng chủ nghĩa siêu thực lại thảo luận về ý nghĩa của sự xung động lực và phương hướng hoàn toàn điên đảo của nó, Với chủ nghĩa siêu thực, cái động lực của toàn bộ thi ca thiên lệch hướng về sự giải phóng tát cả quyền lực của con người và chinh phục cái vô hạn bằng lực lượng của phi lí tính.
Còn tiếp.