Khi các nhà xuất bản in một phiên bản mới tác phẩm kinh điển của Mark Twain “'The Adventures of Huckleberry Finn” không có vết nhơ phân biệt chủng tộc, TIME nhìn lướt qua những cuốn khác đã từng bị cắt xén.
Sau đây là những câu chuyện về 10 cuốn sách hàng đầu bị kiểm duyệt, VcV sẽ lần lượt đăng giới thiệu cùng bạn đọc.
1.Những chuyến phiêu lưu của Huckleberry Finn.
Mark Twain,
http://www.time.com/time/specials/packages/article/0,28804,1842832_1842838_1844945,00.html
Năm 1885, thư viện công Concord ở Massachusetts cấm cuốn sách mới một năm tuổi này vì nó có “ngôn ngữ thô tục” - các nhà phê bình coi việc Mark Twain dùng thổ ngữ thông dụng (tiếng lóng) là làm mất phẩm giá và có hại. Một nhà điểm sách gán cho nó “thực sự là đồ cặn bã… thích hợp với dân sống trong khu nhà ổ chuột hơn là với những người trí thức, đáng kính trọng.” Tác giả Little Women Louisa May Alcott công khai mắng nhiếc Twain, nói rằng “Nếu ông Clemens [tên thật của Twain] không thể nghĩ ra cái gì tốt hơn để nói với những cậu trai cô gái đầu óc ngây thơ trong sáng thì tốt nhất ông hãy ngừng viết cho họ.” (cái từ N ấy xuất hiện hơn 200 lần trong suốt cuốn sách lúc đầu không gây ra nhiều tranh cãi như vậy). Năm 1905, Thư viện công Brooklyn ở New York theo bước thư viện Concord, loại cuốn sách ra khỏi khu vực sách dành cho vị thành niên với lời giải thích “Huck không chỉ ngứa mà còn gãi, và nó đã nói tháo mồ hôi trong khi lẽ ra nên nói toát mồ hôi” Twain hăng hái nổ lại, và đã có lần nói về những người chê bai mình “Kiểm duyệt nói với người ta rằng anh không được phép có một miếng thịt bò dai chỉ vì đứa trẻ sơ sinh không nhai được nó.” May mắn cho ông, những người hâm mộ cuốn sách cuối cùng đã vượt số lượng người chỉ trích nó. “Đây là cuốn sách hay nhất mà chúng ta từng có,” Ernest Hemingway tuyên bố. “Toàn bộ văn chương Mỹ từ đó mà ra. Trước nó không có gì cả. Từ khi có nó cũng chưa có cái gì hay hơn.”
Mặc dầu có sự đảm bảo của Hemingway Huckleberry Finn vẫn còn là một trong những quyển sách gay go nhất ở Mỹ. Với ý đồ tránh tranh cãi, hãng CBS sản xuất một tác phẩm chuyển thể cuốn sách sang truyền hình vào năm 1955 trong đó không một lần nói đến nô lệ và không có một chân dung Mỹ gốc Phi đặc tả Jim. Năm 1988, các bậc phụ huynh ở Temp, bang Arizona, đã kiện trường trung học địa phương về việc đưa cuốn sách này vào danh sách các sách cần đọc. Vụ án đi xa đến mức phải một phiên tòa liên bang xử; và các phụ huynh thua kiện.
Kỳ sau: Lolita