Phải chăng Kremlin cuối cùng đã thừa nhận lịch sử đen tối của nó?
The Third Wave of Russian De-Stalinization
MASHA LIPMAN, Foreign Policy, 16, tháng Mười Hai, 2010, Hiếu Tân dịch.
3
Điều mà Putin chọn để nhớ thay vào đó, là cái mà ông mô tả là “những trang anh hùng trong lịch sử của lực lượng đặc biệt của chúng ta.” Trụ sở của FSB ngày nay vẫn đặt tại tòa nhà Lubyanka nơi các tiền nhiệm thời Liên xô sử dụng và tầng hầm của nó là nơi tra tấn và hành hình.
Tính nước đôi ở thượng đỉnh trùng hợp với sự chia rẽ trong nhận thức của công chúng về Stalin. Nhân dân Nga nói chung biết tương đối rõ về nạn khủng bố Stalin và quy mô của nó, đa số người Nga ước lượng đúng số lượng những nạn nhân vô tội lên đến hàng triệu. Trong một cuộc điều tra ý kiến năm 2007, khi được yêu cầu đánh giá những sự kiện năm 1937, 1938, 72 phần trăm người Nga mô tả chúng như “những tội ác chính trị không thể bào chữa được.” Trong diễn ngôn thông thường con số “37” ám chỉ sự bức hại man rợ và vo pháp luật.
Vẫn còn một thiểu số đáng kể ngưỡng mộ Stalin. Khoảng một phần ba số người có xu hướng nghĩ về ông ta như “một lãnh tụ khôn ngoan đã dẫn dắt Liên xô thành một cường quốc giàu mạnh.” Trong một cuộc điều tra ý kiến tiến hành đầu năm nay, 32 phần trăm số người Nga được hỏi đã nhất trí với đánh giá Stalin như một tội phạm, nhưng khoảng một nửa từ chối coi ông ta như thế.
Tại sao lại có những hoài niệm dai dẳng hay ít nhất là thông cảm, đối với một người có thể được coi là một trong những quái vật lớn nhất trong lịch sử? Nhận thức về Stalin có liên hệ nhiều với bản chất nhà nước Nga hơn là với kẻ bạo chúa thực. Ông ta được coi là một mẫu mực của quyền lực nhà nước, một biểu tượng hơn là một nhân vật lịch sử. Và do thiếu những biểu tượng mới, hậu - cộng sản, của nhà nước Nga, Stalin vẫn còn quan trọng đối với các lãnh đạo, cho dù có đôi lúc họ lên án ông về những cuộc đàn áp trong quá khứ.
Cả hai cố gắng phi Stalin hóa trước đây được nói cho nhân dân nói chung, nhằm lay động họ và động viên họ thông qua một diễn ngôn cải cách. Cả hai báo hiệu những chuyển biến chính trị lớn. Chiến dịch phi Stalin hóa hiện nay của chính phủ mở ra một môi trường tự do hơn về cơ bản. Giàn lãnh đạo ngày nay không tìm cách áp đặt một cách nghĩ “đúng đắn”: diễn ngôn chống Stalin không bị buộc phải bí mật, và người ta được tự do như thế bày tỏ các quan điệm ủng hộ Stalin. Và những vận động và hùng biện chống Stalin không tìm cách kích động hay động viên nhân dân. Đúng hơn, chúng có thể được coi như một phần của chính sách đối ngoại thực tế và xích lại gần hơn với phương Tây, nó bao hàm ở một mức độ nhất định sự phù hợp với quan điểm của phương Tây về chế độ toàn trị Xô viết và các chính sách đối nội và đối ngoại của nó.
Tuy nhiên, dù chiến dịch phi Stalin hóa hiện nay có động cơ gì, thì sự chính thức công nhận những tội ác của Stalin chắc chắn là một bước tiến tích cực. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho những cố gắng của các tổ chức xã hội và các nhà hoạt động như Hội Tưởng niệm và nhiều hội khác, đã nhiều năm theo đuổi sự nghiệp phi Stalin hóa. Nó có thể định hướng cho những người Nga, đặc biệt alf giới trẻ, những người chưa đủ dứt khoát đứng về bên này hay bên kia. Quả thật, những cuộc điều tra ý kiến cho thấy sự thờ ơ đối với vấn đề Stalin ngày càng tăng trong mấy năm gần đây.
Nhưng sự quan tâm của chính phủ trong cuộc phi Stalin hóa hiện nay là không đủ. Khi những lãnh đạo cao nhất của nước Nga quỳ ở Katyn để tưởng nhớ những người bị chế độ Stalin sát hại, hay khi họ gọi ông ta là tội phạm, họ vẫn còn lo lắng để đừng phá hỏng đi chức năng biểu tượng của Stalin, và, với ý nghĩa đó, đừng làm hại đến sự độc chiếm quyền lực của chính họ. Họ cũng không muốn sự phi Stalin hóa làm tổn hại đến các cơ quan an ninh nhà nước, vốn được hưởng sự miễn tội tuyệt đối ở Nga và đã là nguồn chủ yếu cung cấp các quan chức cao cấp nhất của chính phủ trong những năm Putin nắm quyền. Ngay cả Medvedev (mặc dầu ông không giống Putin, không có nền tảng cá nhân trong KGB) chúc mừng theo nghĩa vụ FSB trong dịp lễ đặc biệt vào những ngày 20 tháng Mười Hai, cả năm 2008 và 2009. Và có vẻ chắc chắn năm nay ông sẽ làm lại như thế.
Đối với nước Nga để cắt đứt thật sự với di sản Stalin, giải phóng cho nghị lực của công chúng, tăng trưởng, phát triển và hiện đại hóa, cần nhiều hơn là nhận thức về các tội ác của Stalin. Công cuộc phi Stalin hóa thật sự không cần gì hơn là vứt bỏ cái khái niệm truyền thống của Nga về nhà nước, và chấm dứt sự miễn trừ chính trị và lịch sử của an ninh nhà nước, sáng tạo lại tính cách quốc gia Nga. Cho đến nay, trong chương trình chưa có điều này./.
http://www.foreignpolicy.com/articles/2010/12/16/
the_third_wave_of_russian_de_stalinization?page=0,2