Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.117
123.139.551
 
Loại bỏ Từ- N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt
Hiếu Tân

Khi các nhà xuất bản in một phiên bản mới tác phẩm kinh điển của Mark Twain “'The Adventures of Huckleberry Finn” không có vết nhơ phân biệt chủng tộc, TIME nhìn lướt qua những cuốn khác đã từng bị cắt xén.

 

Sau đây là những câu chuyện về 10 cuốn sách hàng đầu bị kiểm duyệt, VCV sẽ lần lượt đăng giới thiệu cùng bạn đọc.

 

2. Lolita, Vladmir Nabokov

 

Nguồn:
http://www.time.com/time/specials/packages/

article/0,28804,1842832_1842838_1845288,00.html

 

Được xuất bản lần đầu tiên ở Pháp bởi một tờ báo khiêu dâm, cuốn tiểu thuyết năm 1955 này khảo sát trí óc của một kẻ dâm ô với trẻ em rất thông minh và tự ghê tởm bản thân tên là Humbert Humbert, tự kể chuyện đời gã và những ám ảnh đã làm tiêu tùng đời gã: gã say mê những “nữ thần tình dục” non tơ, như Dolores Haze 12 tuổi. Các quan chức Pháp - cũng như Anh, Argentina, New Zealand và Nam Phi - cấm nó vì tính “khiêu dâm.” Ngày nay, chữ “Lolita” đã ngụ ý một thiếu nữ tuổi “teen” gợi dục quá độ, mặc dù Vladimir Nabokov về phần mình không bao giờ có ý định tạo ra sự liên tưởng ấy. Thật ra, ông đã gần như đốt cháy bản thảo vì ghê tởm, và phải đấu tranh với các nhà xuất bản xung quanh việc có nên đưa hình một cô gái lên trang bìa cuốn sách hay không.

 

Bài điểm sách năm 1958 về cuốn Lolita:

Books: To the End of Night

Monday, Sep. 01, 1958


http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,863771,00.html?internalid=atb100

LOLITA (319 pp.)—Vladimir Nabokov —Putnam ($5).

 

Đầu Chiến tranh Thế giới Thứ Hai, một trong những nhà văn xuất sắc nhất từng nhập cư vào Hoa Kỳ, đến New York từ Pháp. Vladimir Nabokov là một người Nga không tổ quốc. Không giống Oscar Wilde, người trước đây cũng tại cảng này nói không có gì để khai ngoài thiên tài của mình, Nabokov khai một bộ găng quyền Anh. Hai thanh tra hải quan mỗi người đeo vào một đôi và vui vẻ đấm một hiệp giao hữu rồi cho qua mọi thứ. Nhưng chính Nabokov mới là người thắng hiệp đấu này, vì ông đã đưa lậu vào nước này một tài năng lớn hơn và xì căng đan hơn Wilde.

 

Hành trang trí thức của Nabokov bao gồm những đoạn của một quyển sách mà sau này xuất bản ở Paris năm 1955, đã trở thành một khoản không thể thiếu trong ngành kinh doanh đồ quốc cấm trong đó những cuốn Tropic của Henry Miller đóng một vai trò quan trọng. Ngày nay, sau nhiều năm nổi tiếng “ngầm”, Lolita cuối cùng đã tìm thấy một nhà xuất bản ở Mỹ. Theo sau những cuốn tiểu thuyết xuất sắc, khác thường của Nabokov, Lolita đã đem lại cho tên tuổi ông tầm cỡ thật sự và đưa một công chúng rộng lớn ở Mỹ đến với tài năng đặc biệt của ông - cái tài xử lý đời sống như thể nó được một nhà thơ điên sáng tác ra trong một đêm xuân.

 

Lolita là một kiệt tác hư cấu, nó cũng là một cuốn sách gây sốc. Được đề tựa bởi một tay hàn lâm lý thuyết suông óc bã đậu giới thiệu nó như là một thông điệp cho “các bậc cha mẹ, những người làm công tác xã hội, những nhà giáo dục,” cuốn sách miêu tả sự trác táng xuyên lục địa của một cô gái mười hai tuổi qua lời một gã đàn ông trung niên độc tưởng. Hóa ra người kể chuyện đang viết lời biện giải của hắn trong một xà lim nhà tù (hắn bị xử về tội giết người). Về khía cạnh gợi dục, cuốn sách kể ít về những điều chưa được nói đến trong nhiều tiểu thuyết ăn khách; nhưng ở những chỗ mà các tiểu thuyết ăn khách nói về những sự thật nhớp nhúa và bi thảm của đời sống trong xã hội học gay gắt, biệt ngữ ẩn hoặc những từ bốn-chữ-cái, Lolita gây sốc hơn bởi vì nó vừa trữ tình dữ dội vừa tức cười một cách hoang dại. Trong  nhiều trang, nó là cái đầu Medusa với những con rắn bằng giấy đánh lừa, và những trò chơi chữ hài hước của nó cũng như chất thơ tăm tối của nó, vốn thuộc một dòng dõi trang trọng, sẽ làm thất vọng những kẻ tục tĩu ti tiện.

 

Vương quốc bên bờ biển. Người kể chuyện châu Âu trong cuốn tiểu thuyết tự gọi mình là Humbert Humbert và cái tên lặp này tạo nên cái giọng tự giễu - tiếng cười cật vấn về giá trị thậm chí của thất vọng - trong khắp cả cuốn sách. Cái ám ảnh nghiệp chướng, đê tiện của Humbert, là với những cô gái trong vòng 9-14, không phải là những cô bé bình thường mà thuộc loại đặc biệt mà gã gọi là “những nàng tiên cá” (nymphet).  Như Humbert giải thích trong một đoạn điển hình cho văn phong của gã: “Mi phải là một nghệ sĩ và một thằng điên, một tạo vật buồn muôn thuở, với một bọng chất độc nóng sôi nơi hạ bộ và ngọn lửa nhục dục cháy rực trong từng đốt xương sống nhạy cảm của mi (ồ, sao mi phải co ro dấu giếm thế) mới có thể phân biệt ngay tức khắc, bằng những dấu hiệu khó nói - cái đường nét nham hiểm của xương gò má, cái mảnh mai của đôi cẳng tay phủ đầy lông tơ, và những dấu chỉ khác mà nỗi thất vọng, sự hổ thẹn và những giọt lệ dịu dàng đã cấm không cho ta kể hết - con quỷ nhỏ chết người giữa những đứa trẻ lành; nàng đứng đó, lạc loài giữa những đứa trẻ đồng trang lứa, và tự mình không có ý thức về sức mạnh kỳ quái của mình.”

 

Cái ám ảnh của Humbert bắt đầu tại một khu nghỉ dưỡng mộng mơ nằm xa khuất bên bờ biển, nơi gã gặp và yêu mê mệt một cô gái - cả hai ở cái tuổi 13, con số bất hạnh. Vì Humbert quen với lối nói văn vẻ tinh quái, tên cô gái, tất nhiên, là Annabel Leigh (Poe đọc thành Lee). Sau khi mối tình đầu đời của Humbert bị đứt đoạn bởi nỗi ô nhục và cái chết, gã không ngừng đi tìm lại cái vương quốc ấu thơ đã mất bên bờ biển. Gã lục tìm trong những catalô gái đĩ Paris, thông qua một đám cưới hài hước rẻ tiền, qua Công viên Trung tâm - cho đến khi gã tìm thấy hóa thân của Annabel trong Dolores Haze, được biết dưới cái tên Lolita. Nàng là con gái bà chủ nhà muốn tỏ ra có văn hóa trong một thị trấn nhỏ New England nơi Humbert ẩn núp để cho ra đời một tác phẩm văn chương. Cô bé chỉ là một đứa trẻ chớm tuổi teen, suốt ngày nhai kẹo cao su, nốc Côca và được giáo dưỡng bằng truyện tranh, nhưng là mối tình định mệnh của Humbert.

 

Hề kịch cuối cùng. Humbert cưới mẹ Lolita để được gần cô bé. Người mẹ, đọc nhật ký của Humbert phát hiện ra những ham mê thật sự của gã, quẫn trí chạy ra khỏi nhà và bị một chiếc ô tô cán chết. Bây giờ mới bắt đầu cái chuyện cực kỳ khó coi là việc Humbert cố quyến rũ con riêng của vợ gã - cái âu yếm vụng về, cái tình cha dỏm, cái âm mưu quỷ quyệt, cái khát khao đau đớn mà Tác giả Nabokov cố gắng làm thành vừa lố bịch vừa khủng khiếp mà vẫn thật sự thuyết phục. Nhưng cuối cùng, như Humbert tự kể, “chính nàng đã quyến rũ tôi. ..Việc học chung nam nữ, những tập tục vị thành niên, những huyên náo nhộn nhạo đêm lửa trại, và vô vàn những thứ như thế đã làm đồi trụy nàng cùng cực và không sao cứu vãn.”

 

Sau khi kết thúc trò nhại nếp sống gia đình tươm tất, “Hum” và “Lo” lao vào một trò nhại loạn luân nó đưa hai người đi xuyên lục địa. Họ đi không ngơi nghỉ qua những quang cảnh sáng ánh đèn neon của những trạm xăng, những tiệm ăn, những thị trấn nhỏ, những ô tô và nhựa đường, những motel nơi đất đóng băng vĩnh cửu, nơi mà nếu người ta trả phòng vào buổi trưa, người ta có thể chạy đến hết đêm.

 

Dọc đường đi của Humbert và Lolita có những cảnh trớ trêu khủng khiếp. Tại một khách sạn có biển báo MIỄN PHÍ CHO TRẺ EM DƯỚI 14 TUỔI . Nhưng phần thật sự khủng khiếp của cuốn sách là cái kiểu cách quan hệ thân mật trong đó người đọc được hé cho thấy một loại dấu vết của cuộc sống tốt lành nổi bật lên từ một mối quan hệ kỳ quái như thế nào. Humbert, người cha dỏm, thường xuyên trở thành một người cha-vờ thật sự âu yếm; Lolita, đứa trẻ đồi bại, trở thành thật sự ngây thơ. Ở cuối truyện - trong nỗi đau xé ruột của Humbert - nàng có mang và hạnh phúc với một anh chồng trẻ đần độn. Nàng đã trốn đi, nhưng Humbert thì không có chỗ nào mà trốn chạy. Gã tìm ra một tay nhà văn giàu có và ẻo lả, kẻ trước đây đã đôi lần quyến rũ nàng, và trong một cảnh bạo lực khủng khiếp của vở hề kịch, gã bắn chết y.

 

Trong xe buýt nhà trường. Nếu tính chất hề vang lên rộn rã trong suốt câu chuyện, thì lý do là vì bản thân Tác giả Nabokov là một người hài hước không nín được, ông có thể nhìn thấy bi kịch thông qua tiếng cười cũng rõ ràng như ông có thể thấy mặt đen tối của cuộc đời từ điểm ưu thế êm đềm nhất của nó. Nabokov dạy văn học châu Âu ở Cornell, và cũng là một nhà nghiên cứu tận tâm các loài bướm, ông đã phát hiện ra hàng chục giống loài. Ông từ chối tất cả chỉ trừ một mối quan tâm của nhà văn về “các nàng tiên cá”. Để nghe được thứ tiếng lóng của lũ trẻ choai, ông đã đi trên một chiếc xe buýt chở học sinh đi học. Rõ ràng ông cũng học được nhiều từ đời sống hè phố của nước Mỹ. Ông nói: “Tôi thích các motel. Tôi muốn có một dãy motel làm bằng đá cẩm thạch…Tôi sẽ đặt chúng cách nhau mười phút chạy xe dọc xa lộ, và tôi sẽ đi từ cái này sang cái khác với chiếc vợt bắt bướm của tôi. ”

 

Nabokov sẵn sàng chấp nhận cái ý nghĩ rằng Lolita sẽ bị tấn công về phương diện đạo đức, nhưng ông hài hước hỏi các tiêu chuẩn đạo đức của ít nhất một nhà xuất bản Hoa Kỳ nằm ở đâu. Ông cho biết có một công ty nhận xuất bản cuốn sách từ ba năm về trước, nếu ông biến Lolita từ một cô bé thành một cậu trai - có lẽ đồng tính luyến ái dễ được chấp nhận hơn chứng si mê nymphet nhiều.

 

Im lặng trên đường phố. Một số nhà phê bình vươn tay ra đến nhà văn gần gũi nhất với họ là Dostoevsky, nhưng bản thân Nabokov không thèm so sánh với các nhà văn Nga khác, ông coi họ là những nhà văn vụng về và dung tục. Tuy nhiên tình tiết tội phạm bị đàn áp trong Những kẻ bị quỷ ám của Dostoevsky gợi nên sự tương tự với Lolita. Stavrogin, quái thai đạo đức của Dostoevsky quyến rũ một đứa trẻ ngây thơ. Chỗ khác nhau là Stavrogin kể về tội ác của hắn để chứng tỏ rằng hắn có khả năng làm được, nhân vật của Nabokov kể câu chuyện đau khổ quằn quại của gã để cho thấy gã không thể không phạm nó. Trong thế giới của Nabokov, tội ác tự trừng phạt chính nó, và những kẻ bị ám không phải bị ám bởi quỷ, mà bởi chính bản thân chúng.

Trong đoạn văn cuối cùng của Lolita, khi Humbert đợi cảnh sát đến, gã đã đi đến chỗ hiểu bản chất thật của tội ác của gã. Gã nhớ lại, trên một sườn đồi tối đen, gã đã nghe từ bên dưới “một câu chuyện tầm pháo với những giọng nói chen lẫn nhau, trang trọng và vụn vặt, vô cùng khó hiểu… và sau đó tôi biết rằng điều cay đắng vô vọng không phải là việc Lolita vắng mặt khỏi cuộc đời tôi, mà là sự vắng mặt của giọng nói nàng trong bản hòa âm ấy.” Cũng như vậy khi nhân vật Stephen của James Joyce đứng trong trường lắng tai nghe những giọng nói của bọn trẻ con đang chơi. “Đó là Thượng đế,” Stephen nói, “một tiếng la hét trong đường phố.” Nabokov dường như cũng quả quyết rằng tất cả mọi tạo vật đều là Thượng đế, và rằng Humbert, trong lúc vô vọng lắng nghe tiếng cười của một đứa trẻ, đã biết điều đó trong một kết thúc cay đắng.

 

Kỳ sau: Bắt trẻ đồng xanh

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2533
Ngày đăng: 17.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Loại bỏ Từ- N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt - Hiếu Tân
Làn sóng phi Stalin hóa thứ ba ở Nga. Tiếp theo - Hiếu Tân
Làn sóng phi Stalin hóa thứ ba ở Nga (Tiếp theo) - Hiếu Tân
Làn sóng phi Stalin hóa thứ ba ở Nga - Hiếu Tân
“Công lý” Nga - Hiếu Tân
20 tác giả dưới 40 tuổi - Hiếu Tân
Khi giá dầu lên, nước Nga đẩy tự do vào tình trạng khó khăn. - Hiếu Tân
Kremlin đã thắng cương Internet như thế nào. - Hiếu Tân
Andrey Zubov - Phi cộng sản hóa chứ không phải là phi Stalin hóa! - Phạm Nguyên Trường
Chứng lý chống WikiLeaks của Hoa Kỳ rất yếu - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)