Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.125
123.139.937
 
“Tunisia đã trở thành một Belarus Bắc Phi”
Hiếu Tân

Spiegel, 14/01/2011, Michael Scott Moore, Hiếu Tân dịch

Nguồn: http://www.spiegel.de/international/germany/0,1518,739534,00.html

 

 

Ảnh: AFP

 

Một bài diễn văn hòa giải bất ngờ của tổng thống Tunisia thu hút sự chú ý đến những cuộc biểu tình phản đối chết người đang diễn ra trên đường phố trong một nước Bắc Phi đàn áp. Các nhà bình luận Đức tranh cãi về sự thận trọng, nhưng nói cần phải lắng nghe những người phản kháng.

 

Hàng ngàn người dân biểu tình tuần hành qua thủ đô Tunis hôm thứ Sáu, một ngày sau khi tổng thống độc tài của đất nước, Zine El Abidine Ben Ali, đưa ra một nhượng bộ bất ngờ trong một bài diễn văn trên truyền hình để vỗ yên tình trạng náo loạn bạo lực đã làm ít nhất 23 người chết.

Một số người biểu tình hô vang “Ben Ali, cút đi!” hãng tin Anh Press Association tường thuật hôm thứ Sáu, và ít nhất có một áp phích viết “Chúng tôi sẽ không quên” - muốn nói đến những người biểu tình bị giết từ giữa tháng 12, nhiều người bởi cảnh sát nhà nước. Các nhóm đối lập nói con số người chết từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu vào cuối tháng trước có thể lên đến 70, nhiều hơn gấp đôi con số chính thức.

 

Công đoàn hợp pháp duy nhất của đất nước đã phát động một cuộc đình công hiếm hoi kéo dài hai giờ vào sáng thứ Sáu, nhưng những người biểu tình cũng phản ứng lại bài diễn văn đáng ngạc nhiên của tổng thống Ben Ali. Tối thứ Năm ông ta hứa “không có tổng thống suốt đời” và nói ông sẽ không tranh cử năm 2014 - đánh dấu một tiềm năng kết thúc hơn hai thập kỷ cai trị chuyên quyền. Press Association tường thuật “những đám đông sôi nổi” trên các đường phố sau khi ông ta nói.

 

Người dân Tunisia đã phản kháng từ Tháng Mười Hai đối với sự tăng vọt giá thực phẩm, những sự ngăn cấm truyền thông và thiếu việc làm. Trong diễn văn của mình Ben Ali còn hứa giảm giá đường, sữa và bánh mì. “Tôi đã hiểu những đòi hỏi về thất nghiệp, những đòi hỏi về nhu yếu phẩm, và những đòi hỏi chính trị có nhiều tự do hơn,” ông nói. Vào ngày thứ Tư ông sa thải bộ trưởng nội vụ để đối phó với cuộc bạo loạn này.

 

Bạo loạn dù có nhượng bộ chính thức.

 

Nhưng theo Press Association, cảnh sát đã giết ba người dân vào đêm thứ Năm trong khu Kram ngoại ô Tunis của dân lao động, và Bộ trưởng Ngoại giao Thụy sĩ đã xác nhận rằng một phụ nữ Thụy sĩ đã chết vì những vết thương do súng nổ trong một cuộc biểu tình hôm thứ Tư trong thành phố Dar Chaabane.

Website swissinfo.ch nói nạn nhân 67 tuổi này có cả quốc tịch Tunisia, bà chết tức khắc vì một viên đạn lạc trúng cổ. Được biết lúc đó bà đang đứng xem biểu tình trên một sân thượng gần đó cùng với nhiều người khác.

 

Trong khi đó, hướng dẫn viên du lịch người Anh Thomas Cook nói hiện đang sơ tán 1800 du khách khỏi Tunisia.

 

Phản ứng quốc tế về vụ náo động này còn chậm. “Lúc này chúng tôi chưa đứng về bên nào,” ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói hôm thứ Ba trong một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình al-Arabiya. “Chúng tôi nói chúng tôi hy vọng có thể có một giải pháp hòa bình. Và tôi hy vọng rằng chính phủ Tunisia có thể đem nó đến.”

 

Các báo Đức hôm thứ Sáu nhấn mạnh rằng những người phản kháng không phải là những người Hồi giáo cực đoan, mặc dầu chính phủ của Ben Ali đang cố gán họ là khủng bố. Một nhà bình luận người Đức kêu gọi một cuộc chuyển biến theo phong cách Tây Ban Nha, transición, từ độc tài sang dân chủ.

 

Tờ nhật báo khuynh tả Die Tageszeitung viết:

“Bình thường các tờ báo ở Tunisia đưa tin giống như các tờ báo ở Đông Đức cũ. Nhưng hôm qua tờ nhật báo Le Temps đăng một bức ảnh hai ngôi nhà đang cháy ở thành phố Sfax, với đầu đề: “Tổng bãi công ở Sfax: xung đột dữ dội và bắn nhau, một người chết, nhiều người bị thương do trúng đạn.” Trên trang năm có một danh sách chi tiết những sự kiện theo kiểu báo cáo thời tiết: “Cướp bóc tại các cửa hàng và nhà riêng; tất cả các cửa hàng đóng cửa và cả thành phố lại một lần nữa ngừng hoạt động.”

 

“Các tờ báo Tunisia khác cũng dành cho mấy tuần lễ bạo động một khoảng rộng. Nhưng chớ bị lừa. Truyền thông vẫn bị kiểm soát ngặt nghèo bởi chính phủ, và thông điệp đầu tiên vẫn là: “Tổng thống Ben Ali đang kiểm soát tất cả.”

 

Để có được sự sống động thật sự, người Tunisia cần phải quay sang các tờ báo của nước láng giềng Algeria, nơi bất ổn cũng đã trở thành những sự kiện hàng ngày. ..(một tờ báo Algeria ) so sánh tập đoàn Ben Ali với các gia đình Somoza và Pinochet. Giống như các chế độ Nam Mỹ này, chính phủ Ben Ali đã khích động giai cấp trung lưu của nó nổi loạn. Tất nhiên một sự phân tích như thế là một cách tuyên bố về các lãnh đạo Algeria, nếu không thì khó mà được tha thứ.”

Tờ báo trung hữu Frankfurter Allgemeine Zeitung viết:

 

Tunisia dưới chế độ Ben Ali đã trở thành một Belarus Bắc Phi. Các tổ chức nhân quyền báo cáo đều đặn về nhiều tù nhân chính trị của nước này, và sự đàn áp của chính phủ, mặc dầu những báo cáo ấy bị hòa tan đi trong nỗi lo lắng về nạn khủng bố xuyên quốc gia. Báo chí Tunisia chịu kiểm soát của chính phủ nhiều hơn bất kỳ phần nào khác của Maghreb[1].

 

“Ben Ali muốn tố cáo những người biểu tình như những kẻ khủng bố và Hồi giáo cuồng tín. Ông ta dựa vào hy vọng rằng phần còn lại của thế giới sẽ ôn hòa chấp nhận điều ấy. Nhưng những bộ râu dài và những chiếc áo chòang lụng thụng hiếm thấy trong số những người biểu tình, chủ yếu gồm thanh niên, sinh viên và công nhân đang cố biểu thị sự thất vọng của họ đối với tình trạng đói nghèo, thiếu việc làm, thiếu nhà ở, nạn tham nhũng, thói cậy thân cậy thế và sự cai trị độc tài … không thể hy vọng (Ben Ali) đem đến cải cách dân chủ”

 

Tờ báo bảo thủ Die Welt viết:

“Quan sát vấn đề kỹ lưỡng hơn: những người biểu tinh không biểu thị ảnh hưởng đang lên của chính trị Hồi giáo. Sự phẫn nộ của quần chúng đã được châm ngòi từ những vấn đề xã hội cụ thể hơn: sự tăng vọt giá thực phẩm, và thiếu việc làm. Với tất cả bạo động đường phố của họ, tuổi trẻ Tunisia cho thấy họ không ham thích một chế độ theo kiểu Hamas hay Hezbollah. Điều này đúng cho tất cả các nước Maghreb từ Tunisia đến Morocco.”

 

“Mặc dầu các vấn đề của Tunisia nghiêm trong như thế, có thể sẽ có nhiều tổn thất trong một cuộc đối đầu lớn (phương Tây) với chính phủ. Đã có những lời lớn tiếng kêu gọi tổng thống Ben Ali từ chức. Châu Âu nên tự kiềm chế không nên đứng về bên nào.”

 

“Nên nhớ lại trường hợp nền độc tài của Franco của Tây Ban Nha. (Châu Âu ) từng bước bỏ rơi Franco lại đằng sau, và xã hội Tây Ban Nha - với một cuộc nội chiến trong quá khứ gần đây - thận trọng tiến lên. Cho dù chịu sức ép của đói nghèo trầm trọng và đàn áp, dân tộc ấy cũng chưa bao giờ làm một cuộc bạo loạn cháy rực. Ngày nay thành công của sự chuyển biến ('transición') Tây Ban Nha không còn phải bàn cãi. Những phương pháp này ngày nay cần được phát hiện lại vào lúc mà thời gian đã hết cho các chế độ độc tài nằm trên bờ đông và nam Địa Trung Hải. Tunisia có thể là kiểu mẫu của một cuộc 'transición' A rập.”./.

 

 

 



[1] Maghreb (hay Maghrib): Một khu vực ở bắc Phi gồm 5 nước Morocco, Algeria, Tunisia, Libya, Mauritania, nhưng thường được dùng nhiều hơn để chỉ 3 nước bắc Phi thuộc Pháp (cũ) (Algeria, Morocco và Tunisia). Maghreb, tiếng A rập, có nghĩa là “phía mặt trời lặn” hay “phía Tây”, từ điểm nhìn của người A rập.

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2495
Ngày đăng: 19.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Loại bỏ Từ-N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt. tiếp theo - Hiếu Tân
Hiệu ứng Tunisia: Liệu cuộc “Cách mạng Đói” có lan rộng không? - Hiếu Tân
Tunisia báo động những kẻ chuyên quyền. - Hiếu Tân
Loại bỏ Từ- N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt - Hiếu Tân
Loại bỏ Từ- N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt - Hiếu Tân
Làn sóng phi Stalin hóa thứ ba ở Nga. Tiếp theo - Hiếu Tân
Làn sóng phi Stalin hóa thứ ba ở Nga (Tiếp theo) - Hiếu Tân
Làn sóng phi Stalin hóa thứ ba ở Nga - Hiếu Tân
“Công lý” Nga - Hiếu Tân
20 tác giả dưới 40 tuổi - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)