Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.089
123.138.767
 
Vết rạn nguy hiểm trên vai Trung Hoa
Hiếu Tân

(The Dangerous Chip on China's Shoulder [1])

Fareed Zakaria, TIME, Thứ Tư,  12/01/ 2011, Hiếu Tân dịch

Nguồn: http://www.time.com/time/world/article/0,8599,2042164,00.html?xid=newsletter-weekly

 

Tại một bữa tiệc dành cho các quan hệ Hoa Kỳ-Trung Hoa, câu chuyện quay sang sự tranh chấp giữa Trung Hoa và Nhật bản về quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông, một nhà ngân hàng nổi tiếng sốt ruột gạt đi. “Trung Hoa và Hoa Kỳ có nhiều vấn đề quan trọng để nói hơn là mấy hòn đá ở giữa đại dương ấy,” ông ta nói và tiếp tục bàn về vấn đề thiếu hụt thương mại. Đấy là một sự hiểu sai nghiêm trọng về các quan hệ quốc tế, mặc dầu nó khá phổ biến trong một số giới kinh doanh. Lịch sử các cuộc xung đột quốc tế là một trong những sức mạnh lớn, kiến tạo - như sự trỗi dậy của Trung Hoa - gây ra sợ hãi, ghen tỵ và oán giận trong các quốc gia khác. Những sự kiện có vẻ nhỏ bé, thậm chí vụn vặt, có thể tăng dần lên thành cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc, thậm chí chiến tranh. Ai có thể đoán trước một cuộc khủng hoảng nhỏ ở Sarajevo lại có thể làm nổ ra Chiến tranh Thế giới Thứ nhất?

 

Châu Á đang phất lên vì nó đang hòa bình, với sự ổn định chính trị rộng lớn. Nhưng việc Trung Hoa trỗi dậy đang làm thay đổi cấu trúc địa chính trị châu Á. Washington vẫn là tay chơi chính trị quân sự mạnh nhất ở châu Á và như vậy có vai trò sống còn trong việc giúp xử lý cân bằng quyền lực đang thay đổi này. Làm đúng, thì đảm bảo được sự tranh cãi xung quanh “mấy hòn đá giữa đại dương” không biến thành một cuộc chiến tranh lạnh mới ở châu Á với những hiệp ước thương mại bị chính trị hóa, chạy đua vũ trang và những cuộc xung đột ủy nhiệm. Đó sẽ là một châu Á rất khác với cái châu Á mà chúng ta thấy hiện nay, một châu Á ít quan tâm đến các nhà băng.

 

Ở một mức độ, các quan hệ Hoa Kỳ - Trung Hoa đang tốt. Kể từ Richard Nixon, các tổng thống Mỹ đã cố gắng đưa Trung Hoa hội nhập vào hệ thống kinh tế và chính trị thế giới. Về phần mình Trung Hoa đã thấy sứ mệnh hàng đầu của nó là phát triển kinh tế và đã hợp tác, chứ không phải cạnh tranh, với Hoa Kỳ. Đặng Tiểu Bình, bố già của nước Trung Hoa hiện đại đã chỉ thị cho Bắc Kinh áp dụng một chiến lược nhún nhường và liên minh ngầm với Washington trong các quan hệ đối ngoại của nó. Những người-lớn ở cả hai bên dường như đã có óc thực tế.

 

Nhưng có những áp lực mới trong hai nước thúc đẩy một mối quan hệ hiếu chiến hơn. Bạn chỉ cần nghe một cuộc tranh cãi ở Quốc hội về Trung Hoa là có thể hiểu các sức mạnh đang tác động ở Hoa Kỳ. Tuy vậy nhưng chính là ở Trung Hoa, nơi có tiếng là có một hệ thống ra quyết định có tính chiến lược hơn, được kiểm soát hơn và có lý hơn, chính sách mới có vẻ khó đoán.

 

Trong hai năm qua Trung hoa đã giao thiệp với chính quyền Obama theo một cách hiểm hóc. Barack Obama lên nắm quyền nói về tầm quan trọng của những mối quan hệ giữa các cường quốc lớn, và tầm quan trọng tối cao của những mối quan hệ chiến lược với Trung Hoa. Ông sang thăm Trung Hoa và đánh dấu chuyến đi bằng cách làm thân với người Trung Hoa theo nhiều cách tượng trưng. Mặc dầu tất cả những cái đó, Trung Hoa rõ ràng gây hấn với Obama. Nó phản ứng dữ dội cuộc gặp mặt đức Đạt la Lạt ma và việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, cả hai đều đã được báo trước và là những việc thông thường. Nó làm bẽ mặt Obama ở cuộc hội nghị biến đổi khí hậu Copenhagen. Và ngày 10 tháng Giêng, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đang ở Trung Hoa, nó từ chối các quan hệ cao cấp quân sự giữa Bắc Kinh và Washington. Những hành động này có thể coi như là một loạt những sự hiểu nhầm, những tính toán sai, và là những sự kiện đơn lẻ. Nhưng khi đặt chúng bên cạnh sự quyết đoán mới của Trung Hoa ở châu Á, người ta mới ngờ ngợ rằng có một xu thế mới đang hoạt động.

 

Có nhiều suy đoán trong số những người quan sát Trung Hoa về điều gì gây ra bước ngoặt này. Có thể là sự thay đổi lãnh đạo sẽ diễn ra năm 2012, hay là sự vươn lên của một bộ khung mới, trẻ hơn của các quan chức cộng sản, hay tầm quan trọng của phái bảo thủ mới, hay sự lớn lên của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán. Dai Bingguo, người đang là Bộ trưởng ngoại giao Trung Hoa trong thực tế, gần đây đã viết một bài tiểu luận 9.000 từ đưa ra chính sách ngoại giao của Trung Hoa và dứt khoát bác bỏ bất kỳ cuộc đối thoại nào về việc thay thế hay thách thức uy quyền tối cao của Hoa Kỳ. Đây là một dấu hiệu cho thấy rằng Đảng Cộng sản vẫn gắn bó với đường lối hòa giải của Đặng.

 

Nhưng ở Trung Hoa có một trung tâm quyền lực khác có thể không nhìn sự vật dưới ánh sáng ấy. Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) đã luôn luôn là một lực lượng bên trong chế độ của Trung Hoa nhưng kiên quyết phục tùng đảng. Từ Mao Trạch Đông đến Đặng, các lãnh đạo đảng cao cấp của Trung Hoa đều có thêm chức vụ cao về quân sự. Trong mười lăm năm qua, điều này không đúng nữa, và PLA đã có được một ngân sách lớn hơn và quyền tự quyết nhiều hơn. Trong chuyến đi gần đây đến Trung Hoa, khi gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Gates đã nhắc đến việc quân đội Trung Hoa thử máy bay đánh lén mới. Hồ có vẻ không biết về chuyến bay thử này. Quân đội Trung Hoa, có lẽ vì những ngân sách ấy, nhưng cũng vì định kiến chiến lược và tư tưởng hệ của nó, có vẻ coi Hoa Kỳ là kẻ tử thù của Trung Hoa và tin rằng một cuộc xung đột giữa Bắc Kinh và Washington là không tránh khỏi. Bởi vậy vấn đề lớn cho quan hệ Mỹ -Trung ngay lúc này là, phải chăng những người-lớn đang thật sự phụ trách? Đặc biệt là, Đảng Cộng sản Trung quốc có kiểm soát quân đội của nó không?./.

 



[1] Thành ngữ Mỹ “to have a chip on shoulder”: sẵn sàng gây chuyện đánh nhau.

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2244
Ngày đăng: 19.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Loại bỏ Từ-N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt. tiếp theo - Hiếu Tân
Hiệu ứng Tunisia: Liệu cuộc “Cách mạng Đói” có lan rộng không? - Hiếu Tân
Tunisia báo động những kẻ chuyên quyền. - Hiếu Tân
Loại bỏ Từ- N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt - Hiếu Tân
Loại bỏ Từ- N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt - Hiếu Tân
Làn sóng phi Stalin hóa thứ ba ở Nga. Tiếp theo - Hiếu Tân
Làn sóng phi Stalin hóa thứ ba ở Nga (Tiếp theo) - Hiếu Tân
Làn sóng phi Stalin hóa thứ ba ở Nga - Hiếu Tân
“Công lý” Nga - Hiếu Tân
20 tác giả dưới 40 tuổi - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)