Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.135
123.140.382
 
Tunisia: không phải hiệu ứng Domino, mà là một thế lưỡng nan của Hoa Kỳ
Hiếu Tân

Tunisia: No Domino Effect, but a U.S. Dilemma over Arab Democracy

Tony Karon, TIME. 18/01/ 2011, Hiếu Tân dịch

 

Nguồn:

http://www.time.com/time/world/article/

0,8599,2042936,00.html?xid=newsletter-daily

 

 

Một người Tunisi thất nghiệp hạ một bức ảnh cựu tổng thống Zine el Abidine Ben Ali ngày  1701/2011.Ảnh: Fethi Belaid / AFP / Getty Images


 “Vâng, chúng tôi có thể!” một áp phích do một người phản kháng mang tuần trước nói thế, nhiều giờ trước khi anh và những người bạn dành được một thắng lợi tưởng chừng không thể có, buộc tổng thống độc tài Zine el Abidine Ben Ali chạy trốn khỏi đất nước. Niềm tin của những người phản kháng rằng đứng lên chống lại nhà cầm quyền xơ cứng có thể đem lại những thay đổi chính trị đã gửi một thông điệp ớn lạnh đến các lãnh đạo của Ai cập, Libya, Jordan, Syria và các chính phủ A rập khác thống trị bởi các nền độc tài kéo dài nhiều thập kỷ. Giống như tất cả các chế độ này, Tunisia từ lâu đã dựa vào lực lượng an ninh của nó để làm khiếp sợ những ai có khả năng thách thức nó, nhằm bắt họ khuất phục, và sự sụp đổ của nó đã cho thế giới một thí dụ giật nảy người đầu tiên về một cuộc nổi dậy A rập thành công trong thời hiện đại, khiến ta suy đoán một hiệu ứng đôminô trong khắp khu vực này.

 

Ngay cả trước sự sụp đổ nhanh như chớp của Ben Ali - mặc dầu không nhất thiết là cả chế độ của ông ta - đã có những cuộc biểu tình về giá thực phẩm tăng ở Ai cập, JordanAlgeria. Những sự kiện Tunisia đã được kích thích bởi những cuộc biểu tình nhỏ nhưng sôi động ở Ai cập. Và thậm chí đã có những báo cáo về những người tự thiêu ở Algeria, Mauritania và Ai cập để phản đối các chính phủ của họ, theo gương hành động của một người Tunisia thất nghiệp mà sự hy sinh của anh tháng trước đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy trong nước anh. Tuy vậy, cho dù nhiều công dân ở những nơi khác nữa có thể làm theo, thì một sự sụp đổ đôminô của các nền độc tài A rập vẫn có vẻ sẽ không xảy ra.

Sự sụp đổ của các chế độ chuyên quyền có xu hướng đến như một sự ngạc nhiên - một tính toán sai của những kẻ trong chính quyền về quy mô cơn giận dữ của dân chúng; việc toàn thể công dân sẵn lòng chống lại các phương pháp kiểm soát từ trước đến giờ; và, quan trọng hơn cả, việc các lực lượng an ninh sẵn lòng giết đồng bào mình để bảo vệ chế độ. Tunisia, nếu có  đặt những chế độ như Ai cập, JordanSyria trong tình trạng báo động tăng cao về những nguy cơ do những bất bình về kinh tế lan rộng, làm cho chúng sớm hành động để tháo ngòi nổ tình trạng căng thẳng ấy. Các quan chức Ai cập trong cuối tuần qua đã nói về tăng tiền trợ giá thực phẩm để giảm nhẹ gánh nặng cho người nghèo. Và các lực lượng an ninh Ai cập, JordanSyria có lẽ ý thức hơn đồng nghiệp của họ ở Tunisia về chuyện họ đang ngồi trên thùng thuốc nổ.

Quả thật tuần này đúng là một thời điểm cơ hội cho những yếu nhân trong các lực lượng an ninh của các chế độ độc tài A rập tìm kiếm tăng lương thăng cấp. Thành phần chủ chốt trong bước ngoặt tuần qua ở Tunisia là các lực lượng an ninh, hay phần lớn họ, đã từ chối bắn vào đồng bào để bảo vệ chế độ gia đình trị. Các chế độ độc tài vốn yếu một khi những thất vọng về kinh tế khiến các công dân của nó vượt qua nỗi sợ đối mặt chính quyền. Khi các binh lính được đưa đến các đường phố để bắn vào dân chúng, họ nhận ra những hàng xóm láng giềng của họ, thì lòng trung thành còn đâu chắc chắn nữa. Và điều đáng sợ là ở Tunisia, tầng lớp sĩ quan đã sẵn sàng tìm một chỗ đứng trong chính phủ mới một khi chủ nghĩa cánh hẩu của kẻ thống trị đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy của quần chúng. Kịch bản ấy nên dành cho tổng thống Ai cập một khoảng lặng để suy nghĩ, nếu, như nhiều người đoán, nhà độc tài 82 tuổi này đang mưu mô đặt Gamal con trai ông ta làm người kế vị - một động thái sẽ phá vỡ truyền thống của chế độ độc tài này thường chọn các lãnh đạo của nó từ hàng ngũ những sĩ quan cao cấp trong quân đội.

Mặc dù vậy, Tunisia không có vẻ kéo theo những cuộc nổi dậy bắt chước, vì nhiều lý do khác nhau có thể phân nhóm theo nguyên tắc là tình hình chính trị ở mỗi nước, cho dù có nhiều chỗ giống nhau, vẫn có những điều kiện đặc thù tạo dễ dàng hay ngăn cản một cuộc nổi dậy thành công. Nhưng ngay cả trước cuộc nổi dậy Tunisia, các điềm báo là khắc nghiệt cho sự tồn tại của trật tự chính trị độc tài trong thế giới A rập  - cả những chế độ có liên hệ mật thiết với Mỹ, như Ai cập và Jordan, cũng như những chế độ trước nay vẫn thù địch, như Syria và Libya.

Cảnh báo rằng sẽ là qúa sớm nếu nhìn Tunisia như một thời điểm của bức tường Berlin đối với thế giới A rập, nhà phân tích Rami Khouri gốc Beirut so sánh nó với sự nổi dậy chống chế độ cộng sản Ba lan do phong trào công đoàn Đoàn kết lãnh đạo năm 1980. Trong khi chế độ Ba lan sống sót, rung chuyển, trong chín năm nữa, cuộc khởi nghĩa Đoàn kết bắt đầu đếm ngược thời gian cho những năm cuối cùng của các chế độ vệ tinh của Liên xô ở Đông Âu. “Như đã xảy ra với một công đoàn thợ điện không ai biết đến ở một nhà máy đóng tàu ở Gdansk năm 1980, một thập kỷ sau đó vẫn còn cần nhiều năm nữa để chuyển hóa hoàn toàn một hệ thống chính trị hoàn chỉnh.” Khouri viết trên tờ Financial Times hôm thứ Hai, “Tôi ngờ tác động của Tunisia lên thế giới A rập cử nhạc tiễn đưa chính nó một cách tương tự …Sự chuyển đổi của phần lớn trong những nước A rập còn lại rất có thể theo sau, một cách ít kịch tính hơn - nhưng nhất định sẽ xảy ra.”

 

Và điều đó chắc chắn biểu hiện một cuộc khủng hoảng chính sách của Hoa Kỳ đối với thế giới A rập. Trong khi tổng thống Obama chào mừng sự can đảm của nhân dân Tunisia, chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ ở Trung Đông tiếp tục dựa vào các nền độc tài thiếu tính hợp pháp phổ cập. Mặc dù thúc đẩy cải cách, Washington đã bộc lộ một thái độ do dự rất dễ thấy đối với vấn đề dân chủ của A rập, nền dân chủ trong phần lớn các nước A rập tạo ra các chính phủ ít liên hệ mật thiết với Washington hơn nhiều nước độc tài. Năm 2006 chính quyền Bush đã ép nhà cầm quyền Palestin tổ chức những cuộc bầu cử dân chủ, nhưng khi lực lượng Hamas thắng một cách thuyết phục, thì bản thân Washington trái ngược với chính mình, vẫn khăng khăng rằng tổng thống Mahmoud Abbas không đếm xỉa đến phán quyết của cử tri và áp dụng nhiều thủ đoạn độc tài mà Hoa Kỳ lấy đó để trừng phạt Yasser Arafat.

 Nhiều nhà phân tích cho rằng sự thiếu vắng một phần tử Hồi giáo công khai trong các sự kiện ở Tunisia đã làm cho chúng có vẻ ít đe dọa hơn với Hoa Kỳ. Có thể, nhưng cái ý tưởng cho rằng nền dân chủ Tunisia có thể thoát khỏi dòng Hồi giáo cực đoan cũng là quá sớm, vẫn còn cần chờ xem điều gì sẽ xảy ra khi một chế độ mới cởi mở hơn dành cho các phần tử Hồi giáo cực đoan một không gian chính trị mà Ben Ali đã từ chối họ. Nhưng ở những nước như Ai cập và Jordan, được coi là chủ chốt đối với các mối quan tâm về an ninh của Hoa Kỳ ở khu vực này, bất kỳ cuộc nổi dậy nào của dân chúng - hay những thách thức bầu cử dân chủ thực sự - sẽ có thể bị dẫn dắt bởi các phần tử Hồi giáo cực đoan, và  Hoa Kỳ có thể sẽ đóng một vai trò tiên phong hơn trong việc tìm cách đảm bảo cho những chế độ đó làm những gì cần thiết để sống còn.

Ngoại trưởng Hillary Clinton tuần trước đã trách các đồng minh độc tài của Hoa Kỳ về yêu cầu cải cách khẩn cấp, cảnh báo rằng “Ở quá nhiều nơi, bằng quá nhiều cách, các tổ chức khu vực đang rúc đầu vào cát.” Nhưng những nhà lãnh đạo này đang trông mong ở việc Hoa Kỳ tiếp tục hậu thuẫn họ dựa trên sự ủng hộ của họ đối với chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ trong khu vực này. Dù sao, ngay cả ở Iraq, nơi hàng nghìn mạng sống và hàng trăm tỉ đô la đã được đầu tư vào việc thay đổi chế độ, dẫn đến chính phủ được bầu ra một cách dân chủ gần gũi với Iran hơn với Washington. Điều mà Tunisia nhấn mạnh hơn hết mọi thứ, là tình trạng yếu kém nghiêm trọng về cấu trúc của một trật tự A rập độc tài đã tỏ ra tin cậy về chính trị vào chiến lược khu vực của Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ, đang để cho Washington rơi vào thế kẹt giữa sức đẩy tới dân chủ và nỗi sợ những hậu quả của nó.

 

 

Bài liên quan: Hiệu ứng Tunisia: Liệu cuộc “Cách mạng Đói” có lan rộng không?

http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=14832&LOAIID=34&LOAIFID=5&TGID=1303

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2266
Ngày đăng: 20.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
“Tunisia đã trở thành một Belarus Bắc Phi” - Hiếu Tân
Vết rạn nguy hiểm trên vai Trung Hoa - Hiếu Tân
Loại bỏ Từ-N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt. tiếp theo - Hiếu Tân
Hiệu ứng Tunisia: Liệu cuộc “Cách mạng Đói” có lan rộng không? - Hiếu Tân
Tunisia báo động những kẻ chuyên quyền. - Hiếu Tân
Loại bỏ Từ- N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt - Hiếu Tân
Loại bỏ Từ- N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt - Hiếu Tân
Làn sóng phi Stalin hóa thứ ba ở Nga. Tiếp theo - Hiếu Tân
Làn sóng phi Stalin hóa thứ ba ở Nga (Tiếp theo) - Hiếu Tân
Làn sóng phi Stalin hóa thứ ba ở Nga - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)