Một nhóm thanh niên Tunisia đã giúp tổ chức những cuộc biểu tình phản đối hạ bệ một nhà độc tài bằng cách tích cực tuyên truyền trên mạng
The Cyberactivists Who Helped Topple a Dictator
Newsweek 15/01/ 2011, Mike Giglio, Hiếu Tân dịch
Nguồn: http://www.newsweek.com/2011/01/15/
tunisia-protests-the-facebook-revolution.html
Trong vòng hơn một tháng, những cuộc biểu tình phản đối đã quét qua Tunisia. Nhưng “Àli,” một nhà tổ chức chủ chốt, ít khi rời khỏi nhà anh tại một thành phố cỡ trung bình cách xa thủ đô. Nói đúng ra, anh ít khi rời khỏi bàn viết. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại, Àli, yêu cầu giấu tên để tránh bị bắt, nhẩm tính anh tiêu ít nhất khoảng 18 giờ mỗi ngày ngồi trước máy tính chạy một trang Facebook đã trở thành nguồn cung cấp chủ yếu tin tức về những cuộc phản kháng.
Àli lãnh đạo một nhóm 15 người hoạt động trên mạng, họ thu thập những bản báo cáo gửi nhanh, những bức ảnh và video từ các nguồn trên khắp đất nước, post nó lên Facebook, và gửi cập nhật qua Twitter.
Đối với Àli, chỉ mấy giờ sau khi tổng thống Zine el-Abidine Ben Ali bỏ trốn khỏi nước bằng máy bay, những kết quả này đã khiến cho những cố gắng của anh bõ công mạo hiểm.
“Vâng, tôi lo lắng,” anh nói. “Nhưng tôi sẵn sàng hy sinh. Không chỉ để xóa sổ Ben Ali. Mà còn để cảm thấy tự do - và được nói lên những gì tôi tin.”
Sau khi các cuộc biểu tình khởi đầu vào tháng trước, chính phủ bắt đầu chặn những site tin tức phê phán và các trang Facebook do những người phản kháng lập ra. Site hiện nay là cái thứ 6
mà SBZ đã đưa lên, Àli nói. Theo Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo, chính phủ thậm chí đã bóc các password khỏi Facebook và các tài khoản e-mail, còn tổ chức Phóng viên Không Biên giới thì báo cáo rằng ít nhất năm blogger đã bị bắt.
Tuy nhiên giới trẻ Tunisia vẫn liên tục phát ra những bản tin như trước - chính sách kiểm duyệt lâu dài của chính phủ đã huấn luyện một thế hệ những người như Àli để tồn tại trong cái nghệ thuật phá hoại mạng..
Các nhà phân tích nói rằng khả năng cảnh sát mạng của chính phủ Tunisia chỉ chịu sau có Trung Hoa và Iran và nếu dùng mẹo đánh lừa các nhà kiểm duyệt sành sỏi ấy có thể bạn phải nản lòng. Àli dùng các proxi, các mật mã và các mạng cá nhân ảo để giúp đánh lừa các nhà kiểm duyệt. “Chúng tôi kết nối qua những cái tên nặc danh,” Àli nói thêm rằng tình hình bất ổn chính trị trong nước anh khiến anh phải hết sức thận trọng. “Ngay lúc này, cuộc điện đàm này - chính phủ cũng có thể ghi âm được.”
Anh cũng làm những việc mà các nhà báo được đào tạo để làm - cố gắng kiểm tra các thông tin anh nhận được. Khi nào có thể, anh lái xe đến hiện trường để xác nhận. Nhà hoạt động và blogger Lina Ben Mhenni, về phần mình, bắt đầu đi xuyên đất nước để chụp ảnh và quay video những cuộc biểu tình và những người mà chị nói bị giết trong những cuộc đàn áp thẳng tay của chính phủ.
Không có nhà báo nào làm công việc này. Và hơn nữa, truyền thông chính thức bắt đầu dối trá về những sự việc đang xảy ra. Ben Mhenni nói, thêm rằng chị đã chọn tiếp tục viết blog dưới tên thật. “Ngay cả anh dùng một nickname, họ cũng có thể lần tới anh,” chị nói. “Phải làm một tấm gương cho những người khác. Họ nói “Thấy chưa, cô ấy đâu có sợ.”
Như trong cuộc cách mạng xanh của Iran, chức năng chủ yếu của truyền thông xã hội là đánh lạc hướng gọng kìm thép của chính phủ trên luồng thông tin. Truyền thông quốc tế có thể rút những thông tin từ những site như của Àli, rồi phát lại vào Tunisia qua truyền hình vệ tinh, một quá trình trong đó Al Jazeera đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Truyền thông xã hội, cùng với tin nhắn SMS và kiểu truyền miệng truyền thống, đã thành một công cụ quan trọng để phối hợp những người dân thường phản kháng, họ thật ra chưa có ai lãnh đạo. Không có một chính đảng hay một nhân vật có khả năng đoàn kết đằng sau các cuộc biểu tình, đã diễn ra hàng tháng trước khi những người bên ngoài đất nước bắt đầu chú ý.
Sami Ben Gharbia, một người Tunisia lưu vong ở Berlin điều hành mạng Nawaat.org. nơi tập hợp thông tin chủ yếu từ những người phản kháng, nói rằng với một công chúng hiểu biết Internet và một nửa của 3,6 triệu dân dùng Internet trên Facebook, hoạt động trên mạng của Tunisia bổ sung cho hoạt động dưới mặt đất. “Nó rất dân dã, trong cả thế giới trên mạng và ngoài mạng “(offline), anh nói. “Trên mặt đất người ta tập hợp những bạn bè tin nhau. Và trên mạng người ta tin tưởng nhau.”
Bài này xuất hiện đầu tiên trên The Daily Beast.