Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.060
123.138.054
 
Tự do báo chí bất ngờ ở Tunisia
Hiếu Tân

Ulrike Putz, Tunis, SPIEGEL, 21/01/2011, Hiếu Tân dịch

Nguồn: http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,740820,00.html

 

 

Ảnh: AFP

 

Truyền thông Tunisian đã chứng kiến một thay đổi bất ngờ và sửng sốt: Sau nhiều năm kiểm duyệt ngột ngạt, tất cả các hạn chế bỗng dưng biến mất. các báo được tường thuật tự do, các nhà báo làm việc thâu đêm - và dường như mọi người dân Tunisa đều muốn nói chuyện chính trị.

 

“Những lâu đài ở Pháp, những Tài khoản Ngân hàng ở Thụy sĩ, Bất động sản ở Argentina!” Một đầu đề trên trang nhất một tờ báo Tunisia gào lên. “Chúng ta bắt đầu săn tìm tài sản của Ben Ali,” là phụ đề bài xã luận ngày thứ Tư của tờ Al Chourouk (“Rạng đông”).

 

Một tờ báo đua tranh muốn thu hút độc giả. Nó trưng bức ảnh một người đang bước đi trong lửa. Câu chuyện kể về một thanh niên có học nhưng thất nghiệp tự thiêu và châm ngòi cho một tháng biểu tình đường phố đã đánh đổ chính phủ Tunisia vào tuần trước - chỉ kích thích những hy sinh tương tự trong khắp thế giới A rập. Những cuộc tự sát ở nước ngoài đang có xu hướng khởi đầu những cuộc cách mạng, theo tờ báo As Sarih, có thể tạm hiểu là “không sơn phết” hay “sự thật trần trụi.”

 

Cả hai tờ báo lớn nhất Tunisia này đã trải qua một thay đổi triệt để từ Thứ Sáu tuần trước. Một bức chân dung của cựu lãnh đạo của đất nước, Zine Al Abidine Ben Ali, trước đây thường được dùng để tô điểm cho trang nhất của chúng. Hôm nay chúng thể hiện sự thù địch.

 

Mọi con đập đều vỡ

 

Việc Ben Ali chạy trốn khỏi đất nước vào cuối tuần trước là không giờ của nền tự do báo chí Tunisia. Bước quan trọng thứ hai do chính phủ lâm thời. “Bộ Thông tin sẽ không thay đổi nhân sự”, Ahmed Fria, bộ trưởng nội vụ mới của Tunisia tuyên bố. “Báo chí được tự do.” Tunisia nhảy vọt từ vị trí dưới cùng trong bảng xếp hạng hàng năm về tự do truyền thông trong thế giới A rập lên ngay hàng đầu. Lebanon - cho đến bây giờ - vốn là nơi tốt nhất cho các nhà báo hành nghề ở khu vực này.

 

“Tất cả các con đập đề đã vỡ,” Shekir Bísbes một người mắt mờ nói. Từ khi chế độ sụp đổ người phóng viên của Mosaique FM, đài truyền thanh tư nhân có nhiều thính giả nhất Tunisia, hiếm khi ở nhà. Đài này đã chuyển từ chỗ phát ba hay bốn bản tin mỗi ngày sang đưa tin sốt dẻo suốt ngày đêm. Các bài bình luận chính trị và tường thuật được thay bằng những hộp thư truyền thanh: Người nghe khao khát thông tin cũng như khao khát được trò chuyện. Sau 23 năm bị buộc phải im lặng, người Tunisia không mong muốn gì hơn là được nói chuyện chính trị.

 

Nhiều nhân viên đài Mosaique FM thậm chí không về nhà để ngủ. “Các nhân viên kỹ thuật của chúng tôi đã dọn đến đây ở.” Bisbes nói, chỉ cho tôi xem một gian phòng họp đầy những chiếc nệm.

 

Một người hạnh phúc

 

Mặc dầu thiếu ngủ, Bisbes là người hạnh phúc trong những ngày này. Cuối cùng anh đã được mang hết sức lực ra làm nghề của mình. “Khi tôi bắt đầu những bài tường thuật tại chỗ những cuộc biểu tình, tôi cảm thấy lần đầu tiên tôi được làm một nhà báo thật sự,” anh nói. Nhưng anh muốn giữ cho mình cái đầu điềm tĩnh. “Chúng tôi thận trọng tường thuật cho công bằng, bởi vậy chúng tôi không muốn chỉ nhào vào một phía,” anh nói. Nhưng trong một cuộc tranh cãi về tính hợp pháp của chính phủ lâm thời, chỉ có một lập trường đáng giá. “Chúng tôi đứng về phía nhân dân,” anh nói.

 

Bisbes thích thú với vai trò mới của anh nhưng anh cảnh giác với việc cường điệu quyền lực của các nhà báo Tunisia mới được giải phóng. Trong nhiều thập kỷ nhân dân đã quen với việc được biết mọi tình hình thực tế xảy ra trên mặt đất mà không có sự giúp đỡ của một phương tiện truyền thông đáng tin cậy. Bisbes than phiền rằng bây giờ mọi người đang bàn tán rằng đây là một “cuộc cách mạng Al-Jazeera”. “Nhưng điều đó đã bị thổi phồng không thể tin được. Facebook, Twitter và Al-Jazeera chỉ khuếch đại một xung lực đến từ bản thân nhân dân. Một thời gian ngắn sau khi các cuộc náo loạn bắt đầu, Al-Jazeera, kênh truyền hình có cơ sở ở nước vùng vịnh Qatar bắt đầu đưa tin dồn dập.

 

Nuredine Butar, tổng biên tập tại Mosaique FM, đã nhiều năm chịu áp lực nặng nề từ chính phủ. Những cuộc khám xét bất ngờ, những cuộc gọi đe dọa lúc nửa đêm, “một nỗi sợ thường trực về đi tù” anh nói. Chúng tôi cố gắng đào tạo ra càng nhiều nhà báo tốt càng hay, trong những giới hạn đặt ra cho chúng tôi. Đôi khi điều ấy không có tác dụng. Để cho một ví dụ, anh rút ra một tờ fax cũ.

 

Nó ghi tháng Mười, 2010, khi một vụ xì căng đan bắt cóc nổ ra. Cháu trai của tổng thống Ben Ali đang cãi cọ với một người cạnh tranh về một giấy phép xuất khẩu. Khi người cạnh tranh không chịu lùi, đứa cháu bố trí một vụ bắt cóc con trai của người ấy. Tin này đồn từ người nọ sang người kia và cuối cùng đài phát thanh nhảy vào câu chuyện. Sáng hôm sau một bức fax đến: một quan tòa cấm Mosaique FM tiếp tục theo đuổi câu chuyện ấy.

 

Vâng, nó đã từng là Tuyên truyền của Nhà nước.

 

Chỉ mới cách đây một tuần, chương trình tin tức chính của đài truyền hình nhà nước Tunisia là một thứ thuốc điều trị bệnh mất ngủ rất công hiệu. Mỗi buổi tối nó bắt đầu bằng những bài dài lê thê về ngày của Ben Ali: tổng thống gặp các bộ trưởng của ngài, đệ nhất phu nhân ăn tối với các phu nhân đại sứ. Dù sao cách đây 5 năm Walis Abdallah đã nhận một công việc ở kênh TV7. “Từ đó, gia đình tôi luôn luôn chửi tôi rằng đã bán linh hồn,” người phóng viên truyền hình nói.

 

Vì lý do này mà Thứ Bảy tuần trước là vô cùng đặc biệt đối với anh. Khi anh đi làm về sau khi Ben Ali đổ, mẹ anh quá đỗi vui mừng. “Bỗng nhiên bà trở nên đầy tự hào,” anh chàng 34 tuổi nói. Mấy giờ trước đó, đài truyền hình đã thay đổi lập trường chính trị của nó. Các đoàn viên công đoàn đến trước ống kính camera để thú nhận rằng trong nhiều năm họ đã chẳng làm gì khác ngoài tuyên truyền cho chính phủ. Bây giờ thì họ thôi làm chuyện đó rồi, họ nói. Họ cũng sẽ đổi tên của kênh truyền hình: thay vì TV7- nó nhắc nhở việc Ben Ali cướp chính quyền ngày 7 tháng Mười Một năm 1987 - kênh này sẽ được gọi là Truyền hình Quốc gia Tunisia.

 

Việc đổi tên đi ngược với ý muốn của các giám đốc công ty này. “Họ muốn mọi thứ cứ giữ như cũ.” Abdallah nói. Giống như nhiều ông chủ, các nhân viên cao cấp của đài cũng có nhiều liên hệ mật thiết với chế độ. “Bạn bè và họ hàng của các ông lớn trong đảng tất cả đều có những công việc nhàn hạ ở chỗ chúng tôi.” Abdallah than. Những ai đã trung thành với chính phủ bây giờ bỗng nhiên trở nên chịu thua thiệt. “Trước đây họ thường lên giọng dạy bảo ở đây, nhưng nay họ có vẻ nhu mì dễ bảo,” anh nói. Anh nghi ngờ họ sẽ chịu lâu. “Những người trung thành với chính phủ vẫn có công vệc ở đây.” Anh nói. “Vào lúc này.”

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2270
Ngày đăng: 23.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Loại bỏ Từ- N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt. hết - Hiếu Tân
Loại bỏ Từ- N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt. tiếp - Hiếu Tân
Hồ Cẩm Đào gặp báo chí tự do - Hiếu Tân
Loại bỏ Từ-N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt. tiếp - Hiếu Tân
Tunisia: không phải hiệu ứng Domino, mà là một thế lưỡng nan của Hoa Kỳ - Hiếu Tân
Các nhà hoạt động mạng ảo đã giúp hạ bệ một nhà độc tài. - Hiếu Tân
“Tunisia đã trở thành một Belarus Bắc Phi” - Hiếu Tân
Vết rạn nguy hiểm trên vai Trung Hoa - Hiếu Tân
Loại bỏ Từ-N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt. tiếp theo - Hiếu Tân
Hiệu ứng Tunisia: Liệu cuộc “Cách mạng Đói” có lan rộng không? - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)