Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.129
123.140.214
 
Những người Islamists từng bị đàn áp đang nổi lên lại như thế nào
Hiếu Tân

Rania Abouzeid / Tunis, TIME. 21/01/ 2011, Hiếu Tân dịch

Nguồn: http://www.time.com/time/world/article/0,8599,2043839,00.html?xid=newsletter-daily


 

Tín đồ Hồi giáo đang cầu nguyện tại một nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Masra, Bắc Tunisia

Ảnh: FETHI BELAID / AFP / Getty Images

 

Seif al-Aam, với cặp kính không gọng, bộ áo quần lính thủy sọc nhỏ, cà vạt đen và áo choàng len dài đến đầu gối, trông giống một ông chủ nhà băng hơn là một người Islamist[1] tự nhận khi anh bước ra khỏi nhà thờ [Hồi giáo] Al-Quds sau buổi cầu nguyện tối trong vùng LaFayette Belvedere lân cận Tunis. Những người Islamist Tunisia, từ lâu đã bị đánh đến phải qui thuận hoặc bị đẩy đi khỏi quê hương bởi nhà độc tài nay đã bị hạ bệ Zine El Abidine Ben Ali, không phải thuộc mẫu râu dài, mặc dishdasha [áo dài của người Hồi giáo A rập] thường thấy khắp vùng Trung Đông. Nhưng anh là một tín đồ đích thực.

 

“Tôi là một người Islamist. Tôi sinh ra đã là Islamist và bây giờ vẫn là Islamist. Nhưng tôi không phải là kẻ khủng bố,” Aam nói, bên ngoài thềm nhà thờ khi một nhóm đàn ông tụ tập quanh anh và xô đẩy nhau để được nói. Aam là một kỹ sư xây dựng, bị tù từ năm 1995 đến 2001 vì là thành viên của Ennahdha, đảng Islamist bị cấm bởi Ben Ali với cáo buộc cố gắng thành lập nhà nước Hồi giáo chính thống trong nước Tunisia hoàn toàn thế tục. Aam nói hôm nay là lần đầu tiên anh được cầu nguyện tự do ở nhà thờ địa phương của anh, mà không sợ bọn công an mặc thường phục có mặt khắp nơi, tai mắt của chế độ chuyên quyền bạo ngược.

 

Khi người Tunisia đang say sưa trong tự do mới tìm được, những người Islamist bị đàn áp từ lâu, giống như mọi người khác, đang cố gắng hình dung xem họ có thể và muốn có vai trò gì trong nước Tunisia mới. Các lãnh tụ của Ennahdha - kể cả người sáng lập đảng này là Rachid Ghannouchi, lưu vong và đang đợi trở về từ London -  đã nhanh chóng vứt bỏ những nỗi sợ hãi đeo đẳng, nói chi đến áp đặt một quan điểm Islamist cực đoan.

 

Nhiều người Tunisia được TIME phỏng vấn trong tuần lễ từ sự sụp đổ ngoạn mục của Ben Ali, nói rằng có chỗ cho tất cả mọi người, chừng nào chương trình nghị sự chính trị của họ rõ ràng.

 

“Chúng tôi không muốn sống dưới một chế độ độc tài mới cho dù nó tuyên bố được tín nhiệm như trời,” Amene một sinh viên đại học 22 tuổi nói, cô đã đi biểu tình phản đối trên đại lộ Habib Bourguiba hàng ngày trong nhiều tuần. Chiếc khăn keffiyeh xọc đen trắng, biểu tượng của người kháng chiến Palestin, quấn quanh cổ, cô sinh viên chuyên ngành Hoa ngữ này nói cô không muốn những người Islamist đứng bên lề. “Trái lại, tôi nghĩ mọi người có thể được đại diện, nhưng chúng tôi muốn có những cuộc bầu cử thật và công bằng.” (Ý tưởng mới bắt đầu và không có gì ràng buộc, được củng cố ngày Thứ Sáu khi Thủ tướng Mohamed Ghannouchi nói ông sẽ ra khỏi chức vụ và ròi bỏ chính trị ngay khi những cuộc bầu cử mới được tổ chức.)

 

Trong một bài thuyết giáo 30 phút, thầy tế của nhà thờ [Hồi giáo] Al-Quds hối thúc các tín đồ hãy lợi dụng “thay đổi đang diễn ra này” và đi bầu cử. Ông không nói ông sẽ bầu cho ai, những nhắc nhở rằng cơ hội này không nên phí phạm. “Tương lai của chúng ta nằm trong tay chúng ta,” ông nói. Các chế độ [A rập] không muốn chúng ta thắng lợi, họ muốn chúng ta thất bại để họ có thể nói với nhân dân họ rằng “hãy nhìn xem Tunis thất bại như thế nào.” Chúng ta phải chấp nhận nhau và đoàn kết, vì trong đoàn kết có sức mạnh. Đây là đất nước của chúng ta.”

 

Hàng trăm người từ Nhà thờ Al-Quds tràn ra hôm thứ Sáu, nhiều người mày râu nhẵn nhụi trong những bộ com lê là thẳng cứng, những người khác với những bộ râu cằm dài và không ria mép, tất cả đều hăm hở nhấn mạnh đoàn kết dân tộc, và cảnh báo chống những âm mưu gây chia rẽ. “Tunisia cần mọi người con của nó, ngay cả những người ở RCD,” Rida, 32 tuổi, gọi tên đảng cầm quyền Tập hợp Dân chủ Hợp hiến (Constitutional Democratic Rally) bằng những chữ tắt. “Chúng ta không có chủ nghĩa cực đoan, người ta cứ thích chụp mũ làm người khác sợ” Shawki, 34 tuổi nói. Tuy nhiên, anh nói tiếp với một quan điểm có thể khiến một số người Tunisia phải suy nghĩ. “Thượng đế đã cho chúng ta hiến pháp của chúng ta, kinh Koran. Hãy cho tôi Koran và Sunna [những lời dạy của đấng Tiên tri],” anh nói.

 

Các tín đồ kêu rằng trong một mưu toan kiềm chế ảnh hưởng của các nhà thờ Hồi giáo, Ben Ali đã hạn chế thời gian hoạt động của các nhà thờ này xuống 30 phút mỗi ngày, năm lần trong một ngày trong những thời gian cầu nguyện. Abdel Kouki, 57, nói ông muốn “giải phóng các nhà thờ Hồi giáo.” Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush chịu trách nhiệm về việc gieo rắc nỗi sợ đối với đạo Hồi, ông nói, một quan điểm mà Ben Ali đã nhiệt tình quảng bá để kìm các đối thủ của ông ta. “Chúng tôi không phải là những kẻ khủng bố lạc hậu.” Kouki nói. Những người Hồi giáo không cần phải có đôi mắt xanh để là hiện đại.”

 

Chính phủ lâm thời đã công bố lệnh đại xá cho các tù chính trị, lệnh này sẽ cho phép những người lưu vong chính trị trở về, Aam, kỹ sư xây dựng, nói những người Isalmist cũng phải tha thứ cho những kẻ đã hành hạ họ. “Tôi đã bị tra tấn và phải ngồi tù, nhưng tôi xin nói với anh là có rất nhiều người tốt trong lực lượng cảnh sát,” anh nói, nhắc đến bộ máy an ninh được coi như một cánh tay của chế độ. Những kẻ phạm tội thì cần bị xử lý, nhưng cũng có những người tốt. Chúng ta không được quên điều đó.”./.

 


[1] Islamism: Phong trào chính trị Hồi giáo chủ trương rằng đạo Hồi không nên chỉ tác động đến đời sống riêng tư của các tín đồ, mà phải kiểm soát cả các hệ thống chính trị ở những nơi có cộng đồng dân cư Hồi giáo.

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2254
Ngày đăng: 24.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tự do báo chí bất ngờ ở Tunisia - Hiếu Tân
Loại bỏ Từ- N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt. hết - Hiếu Tân
Loại bỏ Từ- N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt. tiếp - Hiếu Tân
Hồ Cẩm Đào gặp báo chí tự do - Hiếu Tân
Loại bỏ Từ-N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt. tiếp - Hiếu Tân
Tunisia: không phải hiệu ứng Domino, mà là một thế lưỡng nan của Hoa Kỳ - Hiếu Tân
Các nhà hoạt động mạng ảo đã giúp hạ bệ một nhà độc tài. - Hiếu Tân
“Tunisia đã trở thành một Belarus Bắc Phi” - Hiếu Tân
Vết rạn nguy hiểm trên vai Trung Hoa - Hiếu Tân
Loại bỏ Từ-N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt. tiếp theo - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)