Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.122
123.139.711
 
Tự do bừng nở trên đất nước Tunisia, tiếp theo
Hiếu Tân

Sudarsan Raghavan, Ban nước ngoài - Washington Post - 24/01/ 2011; 12:36 AM

Nguồn:  http://www.washingtonpost.com/wpdyn/content/article/

2011/01/23/AR2011012304126_3.html?wpisrc=nl_headline

 

Trong nhiều năm, Mohamed Nasrallah, người đã từng bị tù vì ủng hộ một nhóm đối lập, bị buộc phải treo một tấm ảnh lớn của Ben Ali trong tiệm ăn của ông gần đại lộ Habib Bourghiba, trung tâm bão tố của các cuộc biểu tình, đại lộ này chạy vòng qua khu thương mại sầm uất của thành phố Tunis. Dỡ tấm ảnh xuống có nghĩa là các thanh tra của thành phố sẽ ghé thăm, sẽ có các khoản phạt nặng, thậm chí bị cảnh sát mật đánh đập.

 

Nhưng sau khi Ben Ali chạy trốn sang Saudi Arabia, Nasrallah lấy tấm ảnh ra khỏi khung và quẳng nó vào lửa. “Giống như tôi được sinh ra một lần nữa,” anh nói.

 

Cách đó một khối nhà, Radhiya Mishirsi trước đây lo sợ rằng cảnh sát sẽ mắng chửi cô khi cô đội một chiếc khăn trùm đầu. Hôm thứ Sáu, cô đứng gần một nhóm cảnh sát và tuyên bố rằng cô sẽ trùm kín mặt, chỉ để lộ ra hai con mắt. Những người cảnh sát gật đầu và mỉm cười.

 

Trong khắp thủ đô, những mẩu chuyện tiếu lâm về Ben Ali trước đây bị cấm thì bây giờ lan

truyền công khai. Có một chuyện thế này: Ben Ali trở về Tunisia và ghé vào một tiệm giày. Người bán hàng đem cho ông ta một đôi: “Sao ông biết cỡ của tôi?” Ben Ali hỏi.

“Chúng tôi đã nằm dưới gót giày của ông 23 năm rồi” người bán giày trả lời. “Nên tất nhiên tôi biết cỡ chân ông.”

 

Trên Đại lộ Bourghiba, Mohamed Dhakar mang một biểu ngữ nêu một khẩu hiệu mới cho dân tộc: “Trước hết là nhân dân. Tự do. Các quyền con người. Công bằng.”

“Tôi không theo đảng nào cả” Dhakar hét lên. “Tôi vì Tunisia.”

Sự xuất hiện của anh thu hút một đám đông người và gây ra một cuộc tranh luận ngẫu hứng.

“Chúng tôi phản đối công an mật. Tất cả chúng tôi muốn họ mặc đồng phục vào,” một người gào lên.

“Nếu chính phủ đang đóng trò, nhân dân sẽ tống họ đi như đã làm với chính phủ cũ.” Một người khác hét.

Những người cộng sản, những người xã hội chủ nghĩa và những người vô thần đang dàn dựng những cuộc biểu tình ở khu thương mại trong ngày hôm nay. Các nhóm đối lập trước đây bị cấm và bị chính phủ cũ quấy nhiễu. Hôm thứ Sáu, hơn 1000 người Islamist đã biểu tình tuần hành qua đại lộ, kêu gọi thành lập một chính phủ đại nghị. Một nhóm người từ một vùng nông thôn nghèo nàn cằn cỗi ở nam Tunisia đi phân phát những cuốn sách mỏng đòi có nhiều công việc hơn và phát triển ở địa phương họ.

Một số người tung những lời chửi bới vào mặt cảnh sát mà trước đây họ vẫn sợ hãi.

“Đúng là có Trời,” một người đàn ông quát vào mặt mấy người cảnh sát. “Đúng là có Trời để bảo vệ sự thật. Làm sao các người có thể giết chính nhân dân của mình?”

 

Sueda Guesmi cũng đang hỏi câu hỏi đó. Bà nói con trai bà bị kết tội bán rượu lậu và bị bỏ tù mà không xét xử. Mấy tuần sau, người ta bảo bà rằng anh ấy đã chết trong trại giam.

“Tôi muốn biết vì sao con tôi bị giết,” Guesmi nói, “Tôi đòi công bằng cho nó.”

 

 

Viết không sợ hãi

 

Tại bộ Thanh niên và Thể thao, khoảng hơn 300 nhân viên yêu cầu bộ trưởng, một tay chân của Ben Ali, phải cuốn gói cùng với bộ sậu của ông ta. Ông ta chấp hành. Khi người đứng đầu bộ máy điều hành của ông ta rời khỏi tòa nhà, các nhân viên vỗ tay rầm trời.

“Cách mạng muôn năm! Tunisia muôn năm!” họ hô.

 

“Chúng tôi đang bác bỏ chính phủ mới này,” Rauda Assel, một nhân viên đứng bên ngoài tòa nhà nói. “Đây không phải là lúc anh ngồi lên chiếc xe bộ trưởng của anh và thi hành trách nhiệm của anh, mà là lúc sát cánh với nhân dân vì sự nghiệp chính nghĩa.”

 

Các nhân viên chỉ định một ủy ban ba người từ trong hàng ngũ của họ để điều hành bộ cho đến khi, họ nói, hình thành một chính phủ mới thỏa mãn họ.

 

Tại tòa báo La Presse, tổng biên tập của nó, người được chính phủ cũ bổ nhiệm, cũng phải từ chức. Một ủy ban biên tập tiếp quản. Cách đây mười ngày, họ đăng những tuyên truyền chính thức do hãng thông tấn của nhà nước phát. Trên trang nhất, họ luôn luôn đăng một bức ảnh Ben Ali. Họ viết những bài báo xu nịnh về Besma -Nụ cười - một quỹ từ thiện do vợ ông ta, Leila Trabesi, điều hành.

 

“Nó là một màn khói che đậy tham nhũng của đệ nhất gia đình này,” Hmida Ben Romdhane, một biên tập viên nằm trong ủy ban hiện đang điều hành tờ báo, nói. Trước cách mạng, chúng tôi không đăng tin tức. Chúng tôi chỉ đăng những tin giả. Chế độ ngăn cấm mọi mưu toan viết sự thật.”

 

Bây giờ, lần đầu tiên trong đời họ, 50 nhà báo của tờ La Press đang viết mà không sợ hãi.

Ảnh của Ben Ali không còn đăng trên trang nhất nữa - trừ khi nó đi kèm một bài báo chỉ trích về những quá quắt của chế độ. Tuần trước, la Press đăng một câu chuyện về việc Thụy sĩ đóng băng các tài sản của Ben Ali.

 

Ben Romdhane nói các phóng viên của ông sẽ sớm lập kế hoạch điều tra về tham nhũng và đàn áp của chế độ cũ. “Chúng tôi đã biết thế nào là tự do và làm việc trong không khí tự do này,” ông nói.

 

Giọng nói của ông đầy cảm xúc khi ông nói về thay đổi sâu xa trong phòng tin tức và trong cuộc đời ông.

 

“Tôi năm nay 59 tuổi, và tôi đã thấy chỉ một tổng thống duy nhất. Tôi đã trải qua hai nền độc tài,” ông nói. “Tự do mà chúng tôi giành được là một thứ tự do mà nhân dân áp đặt lên hệ thống chính trị. Tự do này, tôi nghĩ, sẽ lâu dài.””

“Đây là một kỷ nguyên mới.”

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2274
Ngày đăng: 26.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tự do bừng nở trên đất nước Tunisia - Hiếu Tân
Nguy cơ của quá trình dân chủ hóa ở Nga - Hiếu Tân
Lukashenko nhìn sang phía Đông tìm bạn mới. - Hiếu Tân
Những người Islamists từng bị đàn áp đang nổi lên lại như thế nào - Hiếu Tân
Tự do báo chí bất ngờ ở Tunisia - Hiếu Tân
Loại bỏ Từ- N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt. hết - Hiếu Tân
Loại bỏ Từ- N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt. tiếp - Hiếu Tân
Hồ Cẩm Đào gặp báo chí tự do - Hiếu Tân
Loại bỏ Từ-N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt. tiếp - Hiếu Tân
Tunisia: không phải hiệu ứng Domino, mà là một thế lưỡng nan của Hoa Kỳ - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)