Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.048
123.137.875
 
Ai cập: Internet sập, cảnh sát dàn quân
Hiếu Tân

AP / HAMZA HENDAWI và SARAH EL DEEB, TIME, 27/01/ 2011, Hiếu Tân dịch


Nguồn: http://www.time.com/time/world/article/0,8599,2044885,00.html

 

 

Những người biểu tình Ai cập đụng độ với cảnh sát chống bạo loạn ở Suez, Ai cập, ngày thứ Năm, 27/01/2011.

(AP)

 

Hoạt động Internet ở Ai cập bị phá vỡ và chính phủ đã triển khai một lực lượng cảnh sát đặc nhiệm ở Cairo hôm thứ Sáu, nhiều giờ trước một đợt sóng mới các cuộc biểu tình chống chính phủ đã biết trước.

 

Tình hình này chứng tỏ chế độ của tổng thống Hosni Mubarak đang siết chặt sự đàn áp thẳng tay của nó sau những cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều năm chống ách thống trị gần 30 năm của ông ta.

 

Lực lượng chống khủng bố, hiếm khi thấy trên đường phố, đã chiếm các vị trí tại các địa điểm chiến lược, kể cả quảng trường Tahrir, nơi có cuộc biểu tình lớn nhất tuần này.

 

Facebook và Twitter đã giúp phát động các cuộc biểu tình tuần này. Nhưng tối thứ Năm, những website này đã bị phá vỡ, cùng với tin nhắn điện thoại di động và các dịch vụ nhắn tin BlackBerry Messenger. Sau đó mạng Internet sập. Trước đó, phong trào rộng rãi của dân thường này được hai lần tiếp sức - sự trở về của người đoạt giải Nobel Mohamed ElBaradei và sự ủng hộ của nhóm đối lập lớn nhất, Muslim Brotherhood.

 

Sau nửa đêm, các lực lượng an ninh bắt giữ ít nhất năm nhà lãnh đạo của Brotherhood, và năm cựu nghị sĩ, theo luật sư của nhóm, Abdel-Moneim Abdel-Maksoud và người phát ngôn, Walid Shalaby. Họ nói các lực lượng an ninh cũng đã bắt một số lớn thành viên Brotherhood trong một cuộc càn quét ở Cairo và nhiều nơi khác.

 

Phép thử thật sự đối với phong trào phản kháng là liệu phe đối lập rời rạc của Ai cập có thể tập hợp lại hay không, với cuộc tập hợp ngày thứ Sáu được mong đợi sẽ là một trong những cuộc lớn nhất từ trước đến nay.

 

Các trang mạng xã hội đang xì xầm rằng những cuộc tập hợp sau buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu có thể thu hút số lượng khổng lồ những người chống đối đòi trục xuất Mubarak. Hàng triệu người tập hợp tại các nhà thờ Hồi giáo trong khắp thành phố ngày thứ Sáu, cho các nhà tổ chức một bể dân chúng khổng lồ để rót vào.

 

Mubarak 82 tuổi không thấy xuất hiện hay nghe nói gì từ khi có những cuộc biểu tình phản đối bắt đầu hôm thứ Ba với hàng nghìn người diễu hành ở Cairo và một loạt thành phố khác. Trong khi ông ta có thể vẫn có cơ hội để thoát khỏi thứ thách cuối cùng này, lựa chọn của ông ta là hạn chế, và tất cả đang có vẻ như dẫn đến nới lỏng sự nắm quyền của ông ta

 

Bạo lực leo thang hôm thứ năm trong các cuộc biểu tình bên ngoài thủ đô. Trong thành phố Suez sôi sục, dọc theo con kênh đào chiến lược Suez, những người biểu tình đốt một trạm cứu hỏa và cướp vũ khí quay lại chĩa vào cảnh sát. Bộ Nội vụ nói trong một tuyên bố rằng hơn 90 cảnh sát đã bị thương trong những cuộc đụng độ ấy. Không có những con số trực tiếp về số người biểu tình bị thương.

 

Trong vùng bắc Sinai của Sheik Zuweid, hàng trăm người Bedouin và cảnh sát đấu súng, giết chết một người 17 tuổi. Khoảng 300 người biểu tình bao vây một đồn cảnh sát từ trên nóc những tòa nhà xung quanh và phóng hai quả lựu đạn vào đó, làm hư hại các bức tường.

 

Băng video cảnh bắn cậu bé, Mohamed Attef, được đưa cho một nhà báo địa phương và AP Television News đã có được. Attef ngã gục xuống sau khi bị bắn trên đường phố. Khi những người biểu tình đưa cậu đi, cậu còn sống nhưng sau đó đã chết.

 

Nước Mỹ, hậu thuẫn chủ yếu của Mubarak ở Phương Tây, đã công khai khuyên cải cách và chấm dứt dùng bạo lực chống lại những người biểu tình, báo hiệu nhà lãnh đạo Ai cập có thể không còn được ủng hộ hoàn toàn của Washington nữa.

 

Trong một cuộc phỏng vấn phát trực tiếp trên Youtube, tổng thống Barack Obama nói những cuộc biểu tình chống chính phủ tràn ngập các đường phố chứng tỏ những nỗi thất vọng của các công dân Ai cập. “Điều hết sức quan trọng là nhân dân có những cơ chế để thể hiện những nỗi bất bình của mình,” Obama nói.

 

 

Lưu ý rằng Mubarak đã từng là “một đồng minh của chúng ta trong nhiều vấn đề quan thiết,” Obama nói thêm: “Tôi đã luôn luôn nói với ông ấy rằng việc đảm bảo chắc chắn họ đang tiến tới cải cách, cải cách chính trị và cải cách kinh tế, là vô cùng quan trọng đối với tình trạng tốt đẹp lâu dài của Ai cập.”

 

“Và bây giờ các bạn có thể thấy những thất vọng dồn nén đang đươc phô bày trên các đường phố,” Obama nói.

 

Trong một động thái dường như để giúp làm tăng số lượng người trên các đường phố, Muslim Brotherhood chấm dứt những ngày bất động bằng cách tung lực lượng trợ giúp của nó đằng sau những cuộc biểu tình. Trên website của nó, nhóm hoạt động ngoài luật pháp này nói nó có thể sẽ gia nhập với “tất cả các lực lượng dân tộc Ai cập, nhân dân Ai cập, sao cho ngày Thứ Sáu tới đây sẽ là ngày nổi giận chung của đất nước Ai cập.”

 

Tuy nhiên, sự đứt gãy của Internet được báo cáo là bởi một nhà cung cấp dịch vụ chính cho Ai cập. Seabone có cơ sở ở Italy nói sau 12 giờ 30 giờ địa phương sáng thứ Sáu không còn lưu thông Internet vào và ra khỏi đất nước này.

 

Đối với Brotherhood, vẫn còn nhức nhối về thất bại gần đây trong cuộc bầu cử nghị viện ô nhục vì gian lận, những cuộc biểu tình cho họ một dịp hiếm hoi để chộp lấy trong tình hình đang ngày càng hình thành rõ nét như một cơ hội tốt nhất để thay đổi chế độ  từ khi Mubarak lên cầm quyền 1981.

 

Brotherhood đã tìm cách tự  vẽ nó thành một lực lượng thúc đẩy thay đổi dân chủ trong chế độ độc tài của Ai cập, và đang cố gắng xóa bỏ hình ảnh trong số những người phê phán nó rằng nó nhằm cướp chính quyền và áp đặt các luật Hồi giáo. Nhóm này đã dính liu vào các cuộc bạo lực chính trị trong nhiều thập kỷ, cho đến khi nó từ bỏ bạo lực trong những năm 1970.

 

Sự ủng hộ của Brotherhood và sự trở về của ElBaradei dường như có khả năng tiếp thêm sinh lực cho một phong trào phản kháng rộng lớn do thanh niên dẫn đầu, bằng sự bất ổn kéo dài nhiều ngày, đã làm lung lay cái giả định rằng bộ máy an ninh của Mubarak có thể kiểm soát được sự nổi loạn của quần chúng.

 

ElBaradei, nguyên đứng đầu cơ quan kiểm soát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc và là đối thủ chủ yếu của Murabak, đã tìm cách tái tạo bản thân như một người hoạt động dân chủ lão luyện trong đất nước mình. Ông được một số người ủng hộ coi như một gương mặt có khả năng đoàn kết các lực lượng đối lập cứng cổ của đất nước và mang đến cho đất nước một bản đồ đường lối cho tương lai.

Đối với Elbaradei, đây là một cơ hội để rũ bỏ hình ảnh của ông như một người trong giới tinh hoa, không còn liên lạc [với trong nước] sau nhiều năm sống ở nước ngoài, lúc đầu như một nhà ngoại giao Ai cập, và sau làm việc với Liên Hiệp Quốc.

 

Elbaradei nói với các nhà báo hôm Thứ Năm trước khi lên đường về Cairo: “Nếu nhân dân, đạc biệt là những người trẻ,… muốn tôi lãnh đạo cuộc chuyển biến này, tôi sẽ không để họ thất vọng. Ưu tiên của tôi ngay bây giờ là … thấy một chế độ mới và thấy một Ai cập mới thông qua chuyển biến hòa bình.”

 

Ngay khi vừa đặt chân lên đất Ai cập, ông đánh một nốt nhạc hòa giải.

“Chúng tôi vẫn giơ tay ra với chế độ để làm việc với họ cho quá trình thay đổi. Mọi người Ai cập không muốn thấy đất nước rơi vào bạo lực,” ông nói. Bàn tay của chúng tôi đang chìa ra.”

 

“Tôi mong rằng chúng ta không cần phải xuống đường để áp lực với chế độ rằng họ cần phải thay đổi.” ElBaradei nói. “Không có đường lui. Tôi hy vọng chế độ chấm dứt bạo lực, chấm dứt bắt người, chấm dứt tra tấn người.”

 

Không có Mubarak, đảng Dân tộc Dân chủ cầm quyền nói hôm thứ hai rằng nó sẵn sàng đối thoại với công chúng nhưng không đưa ra nhượng bộ nào để thảo luận những đòi hỏi về một giải pháp cho tình hình thất nghiệp và nghèo khổ đang tăng lên và thay đổi chính trị.

 

Safwat El-Sherif, tổng bí thư của đảng này và một người thân tín của Mubarak, bị một nhân vật kỳ cựu của đảng cầm quyền chỉ trích về những cuộc biểu tình,  tại một cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi cuộc náo loạn bắt đầu.

 

“Chúng tôi tự tin về khả năng lắng nghe. Đảng NDP đã sẵn sàng cho một cuộc đối thoại với công chúng, tuổi trẻ và các đảng hợp pháp,” ông nói. “Nhưng dân chủ có những quy tắc của nó và có quá trình. Thiểu số không thể ép buộc ý chí của nó lên đa số.”

 

Lời bình luận của El-Sharif dường như củng cố nềm tin của nhiều người chống đối rằng chế độ Mubarak không thể, hay không sẵn lòng đưa ra những cải cách đáp ứng được yêu cầu của họ. Điều đó có thể cho các đảng đối lập một thuận lợi để giành được sự ủng hộ của dân chúng nếu họ síế chặt hàng ngũ và hứa những thay đổi mà lớp trẻ tìm kiếm trên tuyến đầu của cuộc nổi loạn.

 

Mubarak vẫn chưa nói liệu ông ta có ứng cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ sáu năm nữa trong những cuộc bầu cử trong năm nay hay không. Ông ta chưa bao giờ chỉ định một người phó, và được cho là đang chuẩn bị cho con trai ông ta là Gamal kế vị ông ta bất chấp sự phản đối của nhân dân. Theo những biên bản Hoa Kỳ bị tiết lộ, sự kế thừa cha truyền con nối này không được sự đồng thuận của quân đội mạnh.

 

Mubarak đã trù liệu để không một kẻ nào có khả năng thay thế ông ta được phép nổi lên. Những thay đổi về Hiến pháp thông qua năm 2005 bởi nghị viện trong đó đảng NDP chiếm đa số áp đảo, đã khiến những nhân vật độc lập như ElBaradei thực chất không thể tranh cử tổng thống.

 

Tiếp tục các phương pháp nặng tay của các lực lượng an ninh trong ba ngày qua có lẽ đã cho chế độ của ông ta thêm một ít thời gian nhưng có thể làm mạnh thêm quyết tâm của những người biểu tình và giúp họ giành được sự đồng tình của quần chúng.

 

Phương án đưa ra một gói cải cách chính trị và kinh tế có thể chấm dứt việc độc chiếm chính quyền của đảng ông ta và đảm bảo rằng các chính sách tự do hóa kinh tế do Gamal con trai và người thừa kế của ông ta thiết kế ra trong thập kỷ qua có lợi cho đa số nghèo khổ của đất nước.

 

Ông ta cũng có thể dỡ bỏ các luật khẩn cấp có hiệu lực từ 1981, nới lỏng những hạn chế trong việc thành lập các chính đảng và tuyên bố công khai liệu ông ta có ra ứng cử thêm một nhiệm kỳ sáu năm nữa trong cuộc bầu cử năm nay không.

 

Chế độ Mubarak chịu một đòn nặng nề nữa ngày Thứ Năm khi chỉ số điểm chuẩn của thị trường chứng khoán sụt giảm 10 phần trăm vào giờ đóng cửa, sự giảm lớn nhất trong vòng hơn hai năm, trong khi trước đây chỉ sụt giảm 6 phần trăm mỗi ngày.

 

Tình hình Ai cập tương tự với cuộc vận động của Internet ở Iran trong những cuộc bầu cử gây tranh cãi năm 2009, Craig Labivitz , thủ trưởng khoa học của Arbor Networks, một công ty an ninh có cơ sở ở Chelmsford, Massachusetts, nói.

 

Ngăn chặn Internet ở những nước áp dụng kiểm soát mạnh đối với các nhà cung cấp Internet của nó thì không khó, ông nói, bởi vì các công ty sở hữu cáp quang và các công nghệ khác thường phải theo sự cấp phép khắt khe của chính phủ.

 

“Tôi không nghĩ có một nút đỏ lớn - có lẽ chỉ một cú điện thoại gọi ra cho khoảng năm sáu người thân thuộc,” ông nói.

 

Các phòng viên AP Hadeel al-Shalchi và  Tarek al-Tablawy đã đóng góp cho bài này

HT 280111

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2309
Ngày đăng: 29.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Phải chăng tiếp theo là Ai cập? - Hiếu Tân
Hiệu ứng Tunisia thu hút Ai cập - Hiếu Tân
Những cuộc cách mạng màu kiểu mới - Phạm Nguyên Trường
Say sưa với Tự do. - Hiếu Tân
Tự do bừng nở trên đất nước Tunisia, tiếp theo - Hiếu Tân
Tự do bừng nở trên đất nước Tunisia - Hiếu Tân
Nguy cơ của quá trình dân chủ hóa ở Nga - Hiếu Tân
Lukashenko nhìn sang phía Đông tìm bạn mới. - Hiếu Tân
Những người Islamists từng bị đàn áp đang nổi lên lại như thế nào - Hiếu Tân
Tự do báo chí bất ngờ ở Tunisia - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)