Một cái nhìn từ bên trong vào những cuộc thương lượng gay go với Julian Assange
Marcel Rosenbach và Holger Stark, SPIEGEL, 28/01/2011, Hiếu Tân dịch
Nguồn: http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,742163,00.html
Ảnh: AFP
Sự công bố những bức mật điện ngoại giao Hoa kỳ là một điểm nhạy cảm báo chí đối với WikiLeaks và các đối tác truyền thông của nó, trong đó có SPIEGEL. Trong một đoạn trích từ một cuốn sách mới, Holger Stark và Marcel Rosenbach kể lại những cuộc thương lượng với Julian Assange trong khoảng thời gian lấy đà để công bố những bức mật điện ngoại giao.
Sự công bố chung các bức mật điện ngoại giao Hoa Kỳ tháng 11 năm 2010 trong một số tờ báo và tạp chí lớn đã làm rung chuyển thế giới ngoại giao. Trong một cuốn sách mới xuất bản, các nhà biên tập của SPIEGEL và the New York Times đã chứng minh bằng tài liệu quan hệ giữa người sáng lập WikiLeaks và những sự công bố khá bừa bãi vào lúc đó, trong khi đang chuẩn bị để tung ra các lài liệu.
Trong một thời gian Julian Assange thường xuyên cãi cọ với Thường trực Biên tập New York Times Bill Keller. Assange trách các báo không đăng đầy đủ các tài liệu và quá nhân nhượng đối với Nhà Trắng trước khi in.
Bây giờ Keller đã quật lại. Hôm thứ Hai, New York Times sẽ xuất bản một cuốn sách với đầy đủ chi tiết về việc công bố các tài liệu WikiLeaks. Trong Lời nói đầu của mình, Keller đã mô tả quan hệ sóng gió với người sáng lập WikiLeaks, so sánh người Australia này với nhân vật thẳng thắn bộc trực của nhà viết truyện Stieg Larsson “Một người có thể xem như một anh hùng hay một tên côn đồ.” Keller kể rằng những nhà báo làm việc với Assange không bao giờ thấy ông ta như “một nguồn tin” trái lại thấy ông ta như một con người “rõ ràng có chương trình riêng của mình” và không phải là một “đối tác hay người cộng tác.”
Keller tiếp tục mô tả Assange là “hay thoái thác, lôi cuốn và dễ thay đổi.” Ông cũng viết rằng quan hệ giữa Assange với New York Times trở nên “thù địch công khai” và cuối cùng thì người Australia này muốn loại tờ báo ra khỏi việc công bố thêm bất kỳ tài liệu WikiLeaks nào nữa trong tương lai.
Tuy nhiên, sự thật là hai tờ báo New York Times và Guardian đã quyết định rằng họ sẽ công bố các bức mật điện ngoại giao mà không cần WikiLeaks cho phép. Assange dọa kiện và tình hình lên đến cực điểm trong những cuộc họp gay gắt. Đồng tổng biên tập SPIEGEL Georg Mascolo, và các biên tập viên SPIEGEL Marcel Rosenbach và Holger Stark đại diện cho tạp chí này trong những cuộc họp khủng hoảng đó.
Trong một đoạn trích từ quyển sách của họ “"Staatsfeind WikiLeaks"” ("WikiLeaks, Kẻ thù chung số 1" Stark và Rosenbach mô tả cuộc đụng độ của họ với Assange.
(Còn tiếp)