Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.131
123.140.950
 
Nền dân chủ có thể hoạt động như thế nào ở Trung Đông
Hiếu Tân

Fareed Zakaria, TIME, 03/02/2011

http://www.time.com/time/world/article/0,8599,2045888,00.html

 

 

 Những người biểu tình ném đá những người ủng hộ Mubarak tại quảng trường Tahrir, Cairo. 3/2/11

Ảnh: Goran Tomasevic / Reuters

 

Khi Frank Wisner, nhà ngoại giao Hoa Kỳ kỳ cựu và đặc phái viên của tổng thống Obamar gặp Hosni Mubarak hôm thứ Ba,1 tháng 2, quang cảnh này chắc đã quen thuộc với cả hai người. Trong 30 năm, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã đi vào một trong những nơi giàu có nhất ở Heliopolis, một vùng lân cận Cairo từ đó Mubarak thống trị Ai cập. Tổng thống Ai cập đã tiếp đãi người Mỹ nồng nhiệt, và hai bên bắt đầu bàn bạc về những quan hệ Mỹ Ai cập và số phận của nền hòa bình Trung Đông. Rồi sau đó người Mỹ có thể nhẹ nhàng nêu lên vấn đề cải cách chính trị. Tổng thống sẽ nóng mặt lên và độp lại, “Nếu tôi làm như các ngài muốn, bọn chính thống Islamist sẽ cướp chính quyền.” Cuộc đàm đạo sẽ quay trở về những khúc quanh mới nhất trong quá trình hòa bình.

 

Hoàn toàn có khả năng một phiên bản của cuộc trao đổi này đã diễn ra hôm thứ ba vừa qua. Mubarak chắc đã cảnh cáo Wisner rằng không có ông ta, Ai cập sẽ làm mồi cho chủ nghĩa cực đoan của Muslim Brotherhood, phong trào chính trị Islamist Ai cập. Ông ta đã thường xuyên nhắc nhở các vị khách của công trình toi tiền của Mỹ ở Iran năm 1979, khi nó hủy bỏ viện trợ cho một đồng minh trung thành, Shah, để rồi thấy chế độ ấy bị thay thế bới một chế độ chính trị thần quyền chống Mỹ tệ hại. Nhưng lần này, nhà ngoại giao đã có lời đáp khác đối với những lý lẽ của Tổng thống Ai cập. Đó là thời gian cho sự chuyển đổi bắt đầu.

 

Và đó là thông điệp mà Obama chuyển tới Mubarak khi hai bên nói chuyện qua điện thoại ngày 1 tháng 2. “Đó là một cuộc chuyện trò gay gắt,” một quan chức chính quyền (Mỹ) nói. Đội cận vệ kỳ cựu của an ninh quốc gia tụ tập xung quanh máy nói trong Văn phòng Bầu dục để nghe cuộc nói chuyện. Mubarak làm rõ cuộc nổi dậy đã gây khó khăn cho riêng cá nhân ông ta như thế nào. Obama ép nhà lãnh đạo Ai cập phải kiềm chế không được có bất cứ đối phó bạo lực nào với hàng trăm nghìn người trên các đường phố.Nhưng một ngày sau đó, những đường phố này, đã yên tĩnh một cách lạ thường kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu - chuyển sang bao lực. Ở Cairo, những người ủng hộ Mubarak-  trong số đó có những người xông vào đám đông trên lưng ngựa, bắt đầu đánh đập những người biểu tình.

 

Đó là một điều nhắc nhở rằng tiến trình chính xác mà cách mạng Ai cập sẽ đi theo trong những ngày những tuần sắp đến không thể nào biết được. Sự đụng  độ giữa các nhóm ủng hộ và chống đối chính phủ đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc xung đột này. Chế độ này có nhiều người sống nhờ sự bảo trợ của nó, và họ có thể chiến đấu để giữ gìn chính quyền của họ. Nhưng phái đối lập hiện giờ đầy nghị lực và có quyền hành động. Và thế giới - và Hoa Kỳ - đã đặt Mubarak vào tầm chú ý.

 

Cho dù điều gì xảy ra trong mấy ngày tới, thì câu chuyện  trung tâm của cách mạng A rập cũng sẽ khồng thay đổi. Các nhà sử học sẽ ghi chú rằng ngày 25 tháng Giêng đánh dấu bắt đầu của sự kết thúc 30 năm cầm quyền của Mubarak. Và bây giờ chúng ta sẽ thử nghiệm lý thuyết mà các nhà chính khách và các học  giả đã từ lâu tranh cãi. Một nước Ai cập dân chủ hơn có thể trở thành một nhà nước Islamic cực đoan không? Một nền dân chủ có thể hoạt động trong thế giới A rập hay không?

 

(còn tiếp)

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2109
Ngày đăng: 06.02.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ghen tị với Ai Cập: Đối lập Nga mường tượng thay đổi - Phạm Nguyên Trường
WikiLeaks: vai trò của the Guardian trong sự rò rỉ thông tin lớn nhất trong lịch sử thế giới - Hiếu Tân
Cuộc khủng hoảng Ai cập trong một Bối cảnh Toàn cầu: Một báo cáo đặc biệt. - Hiếu Tân
Ở Nga chắc chắn cũng sẽ xảy ra những sự kiện tương tự như ở Ai Cập và Tunisia - Phạm Nguyên Trường
Thế giới có thể học được gì từ Ai Cập? - Phạm Nguyên Trường
Bạo loạn ở Bắc Phi và Trung Đông có thể lan tới Syria - Hiếu Tân
Những vết rạn nứt trong chính quyền Nga - Phạm Nguyên Trường
Một cái nhìn từ bên trong vào những cuộc thương lượng gay go với Julian Assange (tiếp theo) - Hiếu Tân
Những “hăc cơ” mơ áp đặt nền dân chủ - Hiếu Tân
Bị lên án về vi phạm nhân quyền, lãnh đạo Uzbekistan vẫn được tiếp đón ở Brussels - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)