Lev Grossman, TIME, Thứ Năm10/2/2011
http://www.time.com/time/health/article/0,8599,2048138,00.html
Ảnh minh họa: Phillip Toledano
15/2/1965, một học sinh trung học nhút nhát nhưng bình tĩnh tên là Raymond Kurzweil xuất hiện như một vị khách mời trong một game show gọi là Tôi có một bí mật. Anh được giới thiệu bởi người dẫn chương trình Steve Allen, sau đó anh chơi một bản nhạc ngắn trên piano. Nội dung trò chơi là Kurzweil dấu một cái gì đó bất thường và mấy người cùng chơi - trong số họ có một diễn viên hài và một cựu hoa hậu Mỹ - phải đoán xem đó là cái gì.
Trong sô diễn đó (bạn có thể xem nó trên YouTube) nữ hoàng sắc đẹp hăng hái tra vấn Kurzweil, nhưng nhà hài kịch thắng: bản nhạc được soạn bằng một máy tính. Kurzweil được 200$.
Sau đó Kurzweil trình ra chiếc máy tính mà chính anh chế tạo - một vật to bằng cái bàn với những rơle kêu vù vù, liên kết với một máy đánh chữ. Những người cùng chơi phát chán, họ thật sự ấn tượng với tuổi của Kurzweil hơn bất cứ cái gì anh đã thật sự làm. Họ liền chuyển sang bà Chester Loney cúa Rough và Ready, California, cái bí mật mà bà giữ là: bà là cô giáo lớp một của Tổng thống Lyndon Johnson.
Nhưng Kurzweil đã tiêu phần lớn thời gian còn lại của sự nghiệp để tìm ra sự trình bày của anh có nghĩa gì. Sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật là một trong những hoạt động mà chúng ta chỉ dành riêng cho con người mà thôi. Nó là một hành động tự biểu hiện, anh khó mà có thể làm nó nếu anh không có bản ngã. Nhìn thấy tính sáng tạo, vốn là lĩnh vực độc chiếm của con người, nay bị tiếm bởi một máy tính do một cậu học sinh 17 tuổi chế ra, là nhìn một đường mờ không thể làm rõ ra được, đường ranh giữa trí tuệ hữu cơ và trí tuệ nhân tạo.
Đó là bí mật thật sự của Kurzweil, và năm 1965 không ai đoán ra. Có thể ngay cả anh cũng không, cũng chưa đoán ra. Nhưng nay, 46 năm sau, Kurzweil tin rằng chúng ta đang đến gần một thời khắc mà máy tính sẽ trở thành thông minh, và không chỉ thông minh, mà thông minh hơn con người. Khi điều đó xảy ra, con người - thân thể chúng ta, trí óc chúng ta, nền văn minh của chúng ta - sẽ biến cải hoàn toàn và không thể đảo ngược. Ông tin rằng thời khắc này không chỉ không tránh khỏi mà còn sắp xảy ra. Theo những tính toán của ông, kết thúc của nền văn minh loài người như chúng ta biết, là còn khỏang 35 năm nữa.
Máy tính đang ngày càng nhanh hơn. Mọi người biết điều đó. Hơn nữa, máy tính đang nhanh hơn trong sự nhanh hơn, nghĩa là, mức độ nhanh hơn của nó đang tăng lên.
Thật không? Thật.
Như vậy nếu máy tính đang nhanh lên nhiều đến thế, nhanh đến không tin nổi như thế, có thể hình dung sẽ đến một thời khắc mà chúng có khả năng sánh nổi với trí thông minh của con người. Trí thông minh nhân tạo. Và tất cả cái sức mạnh ấy có thể được đưa vào phục vụ cho sự cạnh tranh với bất cứ cái gì những bộ não của chúng ta đang làm khi chúng tạo ra ý thức - không chỉ làm toán rất nhanh hay soạn những bản nhạc cho piano mà còn lái xe, viết sách, ra những quyết định đạo đức, thưởng thức những bức họa tuyệt vời, đưa ra những lời bình phẩm dí dỏm trong những bữa tiệc.
Nếu bạn có thể nuốt trôi cái ý tưởng ấy, và Kurzweil và nhiều người khác rất thông minh có thể, thì mọi cuộc cá cược tắt. Từ thời khắc ấy trở đi, không còn lý do để nghĩ máy tính sẽ thôi không tiếp tục mạnh thêm. Chúng sẽ cứ mãi phát triển đến khi chúng thông minh hơn chúng ta rất xa. Tốc độ phát triển của chúng cũng sẽ tiếp tục tăng lên, bởi vì sự phát triển của chúng sẽ tiếp quản từ kẻ sáng tạo ra chúng là con người suy nghĩ chậm hơn chúng. Hãy tưởng tượng một nhà khoa học máy tính bản thân là một máy tính siêu-thôngminh. Nó sẽ làm việc nhanh đến không thể tin nổi. Nó có thể xử lý một lượng dữ liệu khổng lồ không cần chút cố gắng nào. Thậm chí nó không cần tạm nghỉ để chơi Farmville.
Có thể. Không thể đoán trước hành vi của những trí thông minh hơn-con-người này, mà chúng ta một ngày nào đó sẽ phải sống chung trên hành tinh này với chúng (với ai/cái gì), bởi vì nếu bạn có thể đoán trước, thì bạn đã thông minh ngang với chúng. Nhưng có nhiều lý thuyết về vấn đề này. Có lẽ chúng ta sẽ hợp nhất với chúng để trở thành những cyborg siêu-thông-minh, dùng các máy tính để mở rộng các khả năng trí tuệ theo cách mà ô tô và máy bay mở rộng các khả năng thể chất của chúng ta. Có thể các trí thông minh nhân tạo sẽ giúp chúng ta xử lý các tác động của tuổi già và kéo dài tuổi thọ của chúng ta ra vô hạn. Có thể chúng ta sẽ quét (scan) ý thức của chúng ta vào các máy tính và sẽ sống trong đó như một phần mềm, hầu như vĩnh cửu. Có thể máy tính sẽ bật lên tính người và sẽ tiêu diệt chúng ta. Có một điều mà tất cả các lý thuyết đó đều thống nhất là: sự biến chuyển của loài (người) chúng ta thành một thứ gì đó không còn có thể nhận ra như loài người nữa, diễn ra vào khoảng 2011. Sự chuyển đổi này có một cái tên: cái Kỳ dị.
Khi bạn nói về cái Kỳ dị, một điều khó giữ trong tầm mắt là mặc dù nghe nó như là khoa học giả tưởng, nó không phải khoa học giả tưởng, cũng như dự báo thời tiết không phải là khoa học giả tưởng. Nó không phải là một ý tưởng lập dị, nó là một giả thuyết nghiêm túc về tương lai của cuộc sống trên Trái Đất.
Có một phản xạ trí tuệ khiến bạn bật phì cười bất cứ khi nào bạn cố nuốt trôi cái ý tưởng liên quan đến những cyborg bất tử siêu-thôngminh, nhưng hãy chặn nó lại nếu bạn có thể, vì mặc dù cái Kỳ dị bề ngoài có vẻ phi lý, nhưng nó là một ý tưởng đáng được đánh giá thận trọng và nghiêm túc./.