Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.182
123.148.272
 
Mảnh vụn ký ức về Trần Phong Giao
Lữ Quỳnh

Khác với các chủ bút tạp chí khác như Bách Khoa của Lê Ngộ Châu, Phổ Thông của Nguyễn Vỹ, Khởi hành-Thời Tập của Viên Linh bao giờ cũng niềm nở, vui vẽ tiếp chuyện những nhà văn trẻ; thì ở  báo Văn, thư ký tòa soạn Trần Phong Giao rất lạnh lùng.

 

Anh thường tiếp khách mà không bỏ công việc, mắt vẫn nhìn vào máy chữ và những ngón tay không rời bàn phím.Có lẽ vì thế tôi ít ghé tòa soạn Văn mỗi lần về Sài Gòn.

Vậy mà qua những lá thư của anh thì bao giờ cũng rất tình thân.

 

Khoảng năm 1969 nhóm bạn ở sư đoàn 22 có in cho tôi một tập thơ phổ biến hạn chế, lấy nhan đề là Cho Bằng Hữu.. Tôi gửi tặng nhà văn Trần Phong Giao, được anh dành nửa trang quảng cáo và viết thư hỏi tôi anh muốn đăng hai bài trong tập này, nếu chưa gửi cho báo nào. Tôi viết thư cảm ơn anh và rất tiếc hai bài đó đã đăng rồi trên Bách Khoa. Tôi vui vì nhờ nửa trang quảng cáo trên Văn mà bạn bè biết đến, liên lạc thư từ, xin sách. Thì ra đằng sau vẽ lạnh lùng của anh là sự cẩn trọng, nhiệt tình.

 

Sau 1975 gặp anh ít lần ở Sài Gòn, nhưng chỉ hỏi thăm sức khỏe, chứ không nhắc gì chuyện chữ nghĩa. Anh thay đổi chỗ ở nhiều lần sau khi ngôi nhà ở hẽm Hai Bà Trưng (gần cầu Bông) đã cho thuê.

 

Lần cuối cùng gặp anh năm 2000, nhân lúc người cháu gái của anh Đặng Tiến ở Mỹ về  và muốn tôi đưa đi thăm một số người làm văn học miền Nam trước đây, trong đó có nhà văn Trần Phong Giao và gia đình thi sĩ Vũ Hoàng Chương. ( Tôi xin mở ngoặc cảm ơn nhà văn Thế Phong đã nhiệt tình đưa chúng tôi đến nhà bà Vũ Hoàng Chương trong con hẽm nhỏ bên Thị Nghè, mà tôi rất xúc động khi nhìn chân dung hai nhà thơ lớn Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng được đặt thờ trên nóc tủ với bát nhang đơn sơ.)

 

Sài Gòn đang mùa nắng nóng, tôi chở chị bạn tìm nơi ở của Trần Phong Giao.Thật vất vả, hỏi thăm nhiều bạn vẫn không tìm ra nhà. Cuối cùng rồi cũng gặp được anh khi chúng tôi vả mồ hôi vì trời đã quá trưa. Trên chiếc giường đặt trước hiên nhà, anh đang ở trần ngồi nhìn mông ra nắng. Chúng tôi chào anh và anh đáp lại mệt mỏi.

 

Tôi giới thiệu người bạn từ xa về muốn đến thăm anh. Anh nói cám ơn và định đứng dậy lấy áo mặc. Tôi đưa tay cản vì thấy anh cử động khó nhọc.Thôi anh à, được gặp anh như thế này là vui lắm rồi, chúng tôi cũng phải về để anh nghỉ trưa. Sau những lời thăm hỏi qua lại,  người bạn đặt chút quà biếu anh xuống cạnh giường. Anh không nói gì. Tôi chúc anh mau khỏi bệnh và hẹn, đã biết nhà rồi lần khác sẽ đến thăm anh. Anh nhìn chúng tôi ra về, ánh mắt xa xăm. Tôi cảm thấy ngậm ngùi giữ mãi hình ảnh cuối cùng đó của anh. Từ ngày rời báo Văn cho đến lúc qua đời anh không còn sinh hoạt văn học nữa, nhưng anh em luôn nhớ đến anh với sự trân trọng, quý mến.

 

Để ghi nhận về công lao của anh đối với nền văn học miền Nam, nhà thơ Du Tử Lê đã viết trong bài Trần Phong Giao,người gác cổng văn học, tạp chí Văn”  như sau :

Một đời tận tụy, hy sinh cho nền văn học miền Nam, 20 năm, nhưng tính từ năm 1971 (năm rời khỏi vai tròThư ký tòa soạn tạp chí Văn), tới năm 2005 (năm từ trần), trong suốt hơn 30 năm còn lại của mình, dường như định mệnh chưa một lần ngoái đầu, mỉm cười với Trần Phong Giao.

Tôi cho, định mệnh có thể vùi dập, xé nát một cá nhân, trong đời thường, nhưng nó vẫn bất lực trước những đóng góp trí tuệ, nếu có, của một người nào đó.

 

Trích dẫn trên đây có thể nói lên khá đầy đủ và ý nghĩa về sự nghiệp văn học và cuộc đời của anh, nhà văn, dịch giả Trần Phong Giao./.

 

Bắc Calif., Feb. 12-2011

Lữ Quỳnh
Số lần đọc: 2230
Ngày đăng: 17.02.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhớ Mai Thảo - Nguyễn Xuân Hoàng
Kỉ niệm một chuyến đi với Hà Ân - Nguyễn Hiếu
Giữ đất - Huỳnh Kim
Tưởng Nhớ Anh Hoàng Ngọc Hiến - Lại Nguyên Ân
Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường - Ban Mai
Ai Về Quê Cũ Cho Tôi Nhắn - Mây Ngàn Phương
Di Sản Nỗi Buồn - Nguyễn Hàng Tình
Gặp Lại Sài Gòn - Thụy Vi
Ngày của Mẹ, Cám Ơn Con - Nguyễn Xuân Tường Vy
Riêng Với Cù Lao - Lê Trâm
Cùng một tác giả
Bóng tối dưới hầm (truyện ngắn)
Sông sương mù (truyện ngắn)
Chỉ có kẻ còn lại (truyện ngắn)
Cõi yên nghỉ (truyện ngắn)
Cát vàng (truyện ngắn)
Cuộc Chơi (truyện ngắn)
Ngõ Cụt (truyện ngắn)
người tù (truyện ngắn)
Mùa Xuân Hư Vô * (truyện ngắn)
Cam Lâm (thơ)
Ngõ cụt (truyện ngắn)