Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.217
123.152.618
 
Sự khốn cùng của chế độ độc tài
Phạm Nguyên Trường

Dani Rodrik (Project Syndicate, Mĩ, 09/02/2011) – Phạm Nguyên Trường dịch

 

Bài này đã được Lâm Vũ dịch và vietnamnet công bố[1] với tiêu đề Thể chế chính trị phải hòan thiện cùng kinh tế và đã bị ông Trần Quốc Việt[2] (Dân Làm Báo) phản ứng quyết liệt. Đây là bản dịch của Phạm Nguyên Trường.

 

Ai cập và Tunisia vừa gởi một thông điệp đủ sức làm Trung Quốc và các chế độ độc tài trên thế giới tỉnh ngộ: Đừng hi vọng rằng sự tiến bộ kinh tế sẽ giúp các người nắm được quyền lực mãi mãi.

 

Có thể một trong những phát hiện gây chóang váng trong báo cáo nhân kỉ niệm lần thứ 20 ngày ra đời Human Development Report là kết quả nổi bật của các nước Hồi giáo vùng Trung Đông và Bắc Phi. Đấy là Tunisia, xếp thứ 6 trong số 135 nước có sự cải thiện về chỉ số phát triển con người (HDI) tốt hơn so với bốn thập kỉ trước đây, đứng trên cả Malaysia, Hong Kong, Mexico và Ấn Độ. Ai Cập đứng thứ 14, không xa Tunisia là mấy.

 

HDI là chỉ số phát triển bao gồm sự phát triển về y tế và giáo dục, được đánh giá ngang với sự phát triển về kinh tế. Ai Cập và (đặc biệt là) Tunisia phát triển khá tốt, nhưng họ thực sự tỏa sáng ở những chỉ số bao trùm hơn là giáo dục và y tế. Tuổi thọ trung bình của người dân Tunisia là 74, chỉ đứng sau HungaryEstonia, là những nước có thu nhập cao gấp đôi. Khỏang 69% trẻ con Ai Cập được đi học, một tỉ lệ cao ngang với Malaysia là nước giàu có hơn nhiều. Rõ ràng là những nước này đã thành công trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội và phân chia một cách rộng rãi lợi ích của quá trình phát triển kinh tế.

 

Nhưng cuối cùng thì đấy vẫn không phải là vấn đế. Nhân dân Tunisia và Ai Cập, nói theo Howard Beale, đã tức giận chính phủ của họ đến mức họ không chịu đựng nổi nữa. Nếu Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali của Tunisia hay Tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập từng hi vọng rằng lợi tức kinh tế sẽ mang lại cho họ sự ủng hộ chính trị thì hẳn bây giờ họ đang thất vọng sâu sắc.

 

Bài học mà năm đầy phép lạ của Arab cung cấp cho chúng ta là: một nền kinh tế tốt không phải lúc nào cũng có nghĩa là một nền chính trị tốt; hai cái đó có thể không song hành trong một thời gian dài. Đúng là hầu như tất cả các nước  giàu có trên thế giới đều là các nước dân chủ. Nhưng nền chính trị dân chủ không phải là điều kiện cần cũng không phải là điều kiện đủ cho sự phát triển kinh tế kéo dài trong vài chục năm.

 

Mặc dù đã thu được những thành tự trong lĩnh vực kinh tế, nhưng Tunisia, Ai Cập và nhiều nước Trung Đông khác vẫn là những nước độ tài do những nhóm “cánh hẩu” cai trị, cùng với sự hòanh hành của nạn tham nhũng, móc ngoặc. Thứ bậc trong bảng xếp hạng về tự do chính trị và tham nhũng của những nước này tương phản một cách rõ ràng so với thứ bậc trong bảng xếp hạng về các chỉ số phát triển.

 

Ở Tunisia, báo cáo mà tổ chức Freedom House đưa ra ba tháng trước khi xảy ra cuộc cách mạng Hoa Nhài có đọan viết: “các cấp chính quyền tiếp tục đàn áp, bắt bớ và bỏ tù các nhà báo và các bloggers, các nhà họat động nhân quyền và các nhà đối lập chính trị”. Trong năm 2009, Chính phủ Ai Cập được Tổ chức Minh bạch Quốc tế  (Transperancy International) xếp thứ 111 trên 180 quốc gia về chỉ số tham nhũng

 

Và tất nhiên, điều ngược lại cũng đúng: Ấn Độ là một nước dân chủ kể từ khi giành độc lập vào năm 1947, nhưng cho mãi đến đầu những năm 1980 quốc gia này vẫn chưa bắt đầu ra khỏi tình trạng tăng trưởng thấp của những nước theo Ấn Độ giáo.

 

Bài học thứ hai: tăng trưởng kinh tế nhanh tự nó không mua được ổn định chính trị trừ khi các định chế chính trị cũng có điều kiện phát triển và trưởng thành nhanh chóng như thế. Trên thực tế, phát triển kinh tế sẽ làm nảy sinh sự năng động về kinh tế và xã hội, mà đấy chính là nguồn gốc căn bản của những bất ổn về mặt chính trị.

 

Cách đây hơn 40 năm, nhà chính trị học đã quá cố người Mỹ, ông Samuel P. Huntington (1927-2008), đã chỉ ra rằng “các biến đổi xã hội và kinh tế – đô thị hóa, nâng cao dân trí và giáo dục, công nghiệp hóa và truyền thông đại chúng – sẽ làm gia tăng nhận thức chính trị, làm cho nhiều người có điều kiện tham gia họat động chính trị”. Hiện nay, nhờ có thêm các mạng xã hội như Twitter và Facebook, các lực lượng có thể tạo ra bất ổn - do sự thay đổi kinh tế nhanh chóng sinh ra - lại càng mạnh lên gấp bội.

 

Những lực lượng này sẽ trở nên mạnh mẽ nhất khi khoảng cách giữa sự năng động về mặt xã hội và chất lượng của các định chế chính trị ngày càng rộng thêm. Khi đã trưởng thành, các định chế chính trị của đất nước sẽ đáp ứng lại những đòi hỏi từ bên dưới bằng cách điều chính, hưởng ứng và phát ngôn thay cho họ. Nhưng khi các định chế chính trị còn chưa phát triển thì chúng thường ngăn chặn những đòi hỏi này với hi vọng là chúng sẽ tự biến mất hoặc sẽ bị những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế xóa bỏ. Những sự kiện ở Trung Đông chứng minh một cách rõ ràng tính mỏng manh của mô thức thứ hai.

 

Những người biểu tình ở TunisCairo không biểu tình vì không có cơ hội làm kinh tế hay dịch vụ công cộng nghèo nàn. Họ tập hợp lại nhằm chống lại chế độ chính trị mà họ cảm thấy là xa rời dân, độc đóan và tham nhũng, và không cho họ phát biểu ý kiến của mình.

 

Không cần phải là chế độ dân chủ theo cách hiểu của phương Tây vẫn có thể xứ lí được những áp lực như thế. Người ta có thể nghĩ đến các hệ thống chính trị có khả năng phản ứng nhưng không hoạt động theo các nguyên tắc bầu cử tự do và cạnh tranh giữa các đảng phái. Một số người có thể lấy Oman hay Singapore làm thí dụ về những chế độ độc tài nhưng vẫn đứng vững khi phải đối mặt với những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế. Có thể là như thế. Nhưng hệ thống chính trị duy nhất đã khẳng định mình trong một thời gian dài là hệ thống chính trị gắn bó với các nền dân chủ phương Tây.

 

Điều này làm ta liên tưởng đến Trung Quốc. Vào lúc cao trào của các cuộc biểu tình ở Ai Cập, những cư dân mạng Trung Quốc tìm kiếm các từ “Ai Cập” hay “Cairo” đều nhận thông báo nói rằng  không thể tìm thấy các từ này trên mạng. Rõ ràng là chính quyền Trung Quốc không muốn người dân của mình đọc các bài viết về các cuộc biểu tình ở Ai Cập và tiếp xúc với những tư tưởng xấu. Kí ức về phong trào phản kháng trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989 vẫn còn sống động như ngày nào, các nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết tâm không để cho nó lặp lại.

 

Tất nhiên, Trung Quốc không phải là Tunisia hay Ai Cập. Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm về “dân chủ cơ sở”, và đang cố gắng tiêu diệt nạn tham nhũng. Tuy vậy, phong trào phản kháng vẫn lan rộng trong suốt thập niên vừa qua. Trong năm 2005 có 87.000 vụ chính quyền gọi “các vụ lộn xộn có đông người tham gia”, đấy là năm cuối cùng chính quyền công bố những số liệu như thế, điều này gợi ý rằng số lượng các vụ phản đối đã tăng lênCác nhà bất đồng chính kiến hiện đang thách thức quyền lực tối thượng của Đảng Cộng sản dù phải hi sinh tính mạng.

 

Giới lãnh đạo Trung Quốc tin rằng sự gia tăng nhanh chóng mức sống và cơ hội có việc làm sẽ tiếp tục đè nén được những căng thẳng vế chính trị và xã hội đang sôi sục hiện nay. Đó là lý do tại sao họ hăng hái đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm lên tới 8% hoặc cao hơn đến như thế; đấy là một con số đầy ma lực mà họ tin là sẽ kiềm chế được xung đột xã hội.

 

Nhưng Ai cập và Tunisia vừa gởi một thông điệp đủ sức làm Trung Quốc và các chế độ độc tài trên thế giới tỉnh ngộ: Đừng hi vọng rằng sự tiến bộ kinh tế sẽ giúp các người nắm được quyền lực mãi mãi./.

 

Dani Rodrik là Giáo sư Kinh tế chính trị học tại Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvad, và là tác giả của cuốn sách: Một kinh tế học, nhiều phương thức: Toàn cầu hóa, Các định chế và Tăng trưởng kinh tế. (One Economics, Many Recipes: Globalization, Institutions, and Economic Growth)

 

Nguồn: http://www.project-syndicate.org/commentary/rodrik53/English

 

[2] http://danlambao2.wordpress.com/2011/02/15/v%e1%bb%81-m%e1%bb%99t-bai-d%e1%bb%8bch-lao-va-nguy-hi%e1%bb%83m/#more-39126

Phạm Nguyên Trường
Số lần đọc: 1730
Ngày đăng: 19.02.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Năm 2045: Năm Con người trở thành Bất tử. - Hiếu Tân
Báo cáo đặc biệt: Sau Trung Đông, Nga và Trung Quốc có lo lắng hay không? - Phạm Nguyên Trường
Sự cáo chung của một thời đại: hoàng hôn của chính sách chiến tranh lạnh ở Ai Cập và Cận Đông - Phạm Nguyên Trường
Diễn văn của tổng thống Obama sau thông báo từ chức của ông Mubarak - Phạm Nguyên Trường
Những người biểu tình đánh bại Mubarak - Hiếu Tân
Các nhà báo Ai Cập đang làm cuộc cách mạng của mình - Phạm Nguyên Trường
Cách mạng không có nghĩa là dân chủ - Phạm Nguyên Trường
Câu chuyện một nhà báo bị trục xuất khỏi Nga - Hiếu Tân
Những bãi chiến trường trong tương lai - Phạm Nguyên Trường
WikiLeaks: vai trò của the Guardian trong sự rò rỉ thông tin lớn nhất trong lịch sử thế giới. Tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Một vụ ám sát hụt (truyện ngắn)
Thiên tài (truyện ngắn)
Người (truyện ngắn)
Chết treo (truyện ngắn)
Bắc Phi, tiếp sau là gì? (nhìn ra thế giới)
Vì sao Gaddafi phải ra đi? (nhìn ra thế giới)
Bàn về chủ quyền quốc gia (nhìn ra thế giới)
Tầng lớp trí thức là gì? (nhìn ra thế giới)
Giờ hoàng đạo của NATO (nhìn ra thế giới)
Mùa xuân Miến Điện (nhìn ra thế giới)