Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.084
123.138.632
 
Luật sư ngôi sao Alan Dershowitz: Assange là một Nhà báo Kiểu mới.
Hiếu Tân

“Nếu họ cố tình truy tố Assange chỉ vì đã công bố các tài liệu, chúng tôi sẽ có lời biện hộ rất mạnh”. SPIEGEL phỏng vấn.  22/02/2011

 

 

Ảnh: AFP

Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange.

 

Alan Dershowitz gần đây đã tham gia vào đội ngũ luật sư của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange. Ông nói với Spiegel về Tu chính án số Một sẽ phải nói gì về WikiLeaks và những đòi hỏi pháp lý về vai trò của các mạng xã hội trong các cuộc nổi dậy ở Ai Cập.

 

SPIEGEL: Ông đã tham gia tốp biện hộ cho Julian Assange để phụ trách “các khía cạnh Hoa Kỳ” về những khả năng tiềm tàng buộc tội chống lại ông ấy. Loại điều tra hình sự nào mà ông chờ đợi ở Mỹ?

 

Dershowitz: Tôi được Geoffrey Robertson, luật sư trưởng của Assange ở Anh và luật sư trưởng của Wikileaks mời tham gia vụ này. Ông ấy yêu cầu tôi tư vấn cho ông ấy về các khía cạnh Mỹ của vụ án và những khía cạnh này kéo theo điều xuất hiện như một cuộc điều tra tội phạm do Bộ Tư pháp khởi xướng. Các quan chức chính phủ Mỹ tuyên bố rằng họ mới đang ở giai đoạn sơ khai của việc điều tra tội phạm. Mặc dầu họ không nói ai là mục tiêu điều tra của họ, chúng tôi vẫn phải sẵn sàng. Nếu họ cố truy tố Assange chỉ vì đã công bố các tài liệu, chúng tôi sẽ có lời biện hộ rất mạnh, bởi vì trong vụ hồ sơ của Lầu Năm góc, mà tôi cũng tham gia cách đây 40  năm, có quyền công bố loại tài liệu này.

 

SPIEGEL: Trường hợp nổi tiếng ấy đã cho những phương tiện truyền thông như the New York Times quyền công bố những báo cáo rất gay cấn về Chiến tranh Việt Nam mặc dù chính quyền thấy chúng là một đe dọa đối với an ninh quốc gia. Assange có thể được coi như một nhà báo và có sự bảo hộ tương tự không?

 

Dershowitz: Chắc chắn. Ông ấy là một nhà báo, một nhà báo kiểu mới. Đây là vụ hồ sơ Lầu Năm góc của thế kỷ 21 liên quan đến truyền thông và nhiều dạng báo chí quốc tế hơn nhiều. Internet không biết đến các biên giới quốc gia. Hoa Kỳ cổ võ việc sử dụng các phương tiện truyền thông trong các nước như Iran và Ai Cập, và chúng ta phải làm cho chính phủ thấy rõ rằng không thể áp dụng những tiêu chuẩn nước đôi vào việc sử dụng những phương tiện truyền thông khi nó ảnh hưởng đến quyền lợi của Hoa Kỳ. Dù sao chúng tôi cũng không tin rằng Hoa Kỳ có quyền xét xử những cá nhân và thực thể nước ngoài như WikiLeaks, [những quyền] trước đây chưa bao giờ thực thi ở Hoa Kỳ.

 

SPIEGEL: Như vậy vấn đề then chốt trong vụ này có lẽ là liệu việc post những thông tin bí mật mà Assange nhận được có được bảo vệ dưới quyền tự do phát biểu, hay, như chính phủ Mỹ lập luận, nó là một đe dọa an ninh quốc gia?

 

Dershowitz: Nó có thể là cả hai. Nó có thể bị chính phủ nhận thức như một đe dọa và tuy vậy nó là tự do ngôn luận. Trong trường hợp vụ hồ sơ Lầu Năm góc, chính phủ đã quả quyết tước Tòa án Tối cao rằng việc công bố những tài liệu này là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. [Cuối cùng] hóa ra nó không phải là đe dọa an ninh của Mỹ. Nhưng ngay cả nếu nó là mối đe dọa, cũng không có nghĩa là nó không thể được công bố. Ở Hoa Kỳ chúng ta không có Đạo luật Bí mật Công chức như các nước khác. Theo Tu chính án số Một, tự do báo chí và tự do lập hội là quan trọng hơn việc bảo vệ các bí mật.

 

SPIEGEL: Chính quyền Mỹ đã yêu cầu truy cập vào các tài khoản Twitter của Assange và những người khác. Việc này đặt ra tiền lệ gì trong bối cảnh mạng trực tuyến?

 

Dershowitz: Nó nêu lên một vấn đề rất rộng về quyền lập hội. Người ta hội họp trên Internet và một số người muốn nhập hội bằng cách dấu tên, tức là đơn giản chỉ là người nhận tài liệu. Quyền nhập hội ẩn danh phải được bảo hộ. Có nhiều trường hợp tương tự: Trở lại năm 1960, các chính phủ tiểu bang cố gắng lập các danh sách thành viên của NAACP - Hiệp hội Toàn quốc vì Tiến bộ của người Da màu - lúc đó tổ chức này đang gây những ý kiến trái ngược nhau. Tòa Án Tối cao Hoa Kỳ ngăn cản các chính phủ tiểu bang lập những danh sách đó bởi vì chúng cản trở quyền tự do lập hội, hoặc làm ngã lòng những ai muốn tham gia hoặc liên kết với NAACP. Ở đây sự việc cũng đúng như thế. Nếu chính phủ có thể lập danh sách tất cả những ai có liên lạc với WikiLeaks, thì nó sẽ làm nản lòng những người muốn sử dụng các mạng thông tin xã hội theo cách đó. Khi đó điều này có thể hàm ý đối với Iran Ai Cập và thế giới nói chung. Cách mạng Tunisia bắt đầu với những rò rỉ trên Internet và các mạng Ai Cập bắt đầu với những bài post nặc danh trên Facebook. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng quyền này cũng được bảo vệ cả ở Hoa Kỳ nữa./.

 

Cuộc phỏng vấn được thực hiện bới Gregor Peter Schmitz

HT 22021011

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2290
Ngày đăng: 23.02.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Năm 2045: Năm Con người trở thành Bất tử. tiếp phần 4 - Hiếu Tân
Nga và Trung Quốc nhận thức về cách mạng Ai Cập như thế nào? - Phạm Nguyên Trường
Năm 2045: Năm Con người trở thành Bất tử. tiếp phần 3 - Hiếu Tân
Năm 2045: Năm Con người trở thành Bất tử. tiếp phần 2 - Hiếu Tân
Các nhà điều tra truy lùng Những kẻ Nặc danh hoạt động trên Internet - Hiếu Tân
Báo cáo đặc biệt: Sau Trung Đông, Nga và Trung Quốc có lo lắng hay không? (tiếp theo và hết) - Phạm Nguyên Trường
Sự khốn cùng của chế độ độc tài - Phạm Nguyên Trường
Năm 2045: Năm Con người trở thành Bất tử. - Hiếu Tân
Báo cáo đặc biệt: Sau Trung Đông, Nga và Trung Quốc có lo lắng hay không? - Phạm Nguyên Trường
Sự cáo chung của một thời đại: hoàng hôn của chính sách chiến tranh lạnh ở Ai Cập và Cận Đông - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)