SPIEGEL 21/02/2011
http://www.spiegel.de/international/zeitgeist/0,1518,747251,00.html
Ảnh: AFP/ IBM
Cuộc chiến thắng của Watson trong trò chơi Jeopardy nói với chúng ta điều gì? Không có gì nhiều, David Gelernter, nhà khoa học máy tính tiên phong và giáo sư đại học Yale nói. Spiegel trò chuyện với Gelernter về viễn cảnh của việc đạt được ý thức nhân tạo và niềm tin rằng có thể bảo toàn đời sống vĩnh cửu trong một ổ cứng.
SPIEGEL: Thưa tiến sĩ Gelernter nhà báo Mỹ Ambrose Bierce đã mô tả cái từ chúng ta đang tìm là “một chứng điên nhất thời có thể được chữa trị bằng hôn nhân.” Ông có biết điều ấy nghĩa là gì không?
Gelernter: Tôi không biết.
SPIEGEL: Đó là tình yêu. Nó là một câu hỏi từ show truyền hình Jeopardy, và siêu máy tính IBM Watson không khó khăn tìm được đáp án này. Vậy điều ấy có nghĩa là Watson biết tình yêu là gì không?
Gelernter: Anh ta không có những ý tưởng mơ hồ. Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo thậm chí chưa bắt đầu đề cập đến vấn đề những xúc cảm được biểu thị trong nhận thức ra sao, cái gì làm nên một tín ngưỡng và vân vân. Vấn đề là, tôi không chỉ suy nghĩ bằng trí óc. Tôi nghĩ bằng cơ thể tôi cùng với trí óc tôi. Không có những cái như tình yêu nếu không có nguồn vào, đầu ra, phản xạ và đáp ứng của cơ thể. Như vậy tình yêu vượt ra ngoài Watson.
SPIEGEL: Vậy tại sao Watson vẫn chơi tốt ở Jeopardy?
Gelernter: Bởi vì việc chơi Jeopardy không cần đến cơ thể. Anh không cần hàm ý gì hay tin vào một điều gì khi anh nói. Trò chơi này đủ hời hợt để một thực thể không có cảm xúc, không cảm giác và không bản ngã có thể thắng được.
SPIEGEL: Tuy nhiên, các đấu thủ của Watson, các kiện tướng của mọi thời Ken Jennings và Brad Rutter nói trong cuộc phỏng vấn rằng họ có cảm giác họ đang đấu với một con người. Làm sao chúng ta có thể đi đến chỗ coi Watson ngang tầm với chúng ta?
Gelernter: Tôi thậm chí coi con vẹt mà tôi yêu ngang tầm với tôi (Cười và chỉ vào con vẹt.) Nhưng nói nghiêm chỉnh, tôi thà chuyện gẫu với Watson còn hơn với một vài người trong khoa tôi ở Yale. Mọi đứa trẻ có con gấu nhồi bông ngay lập tức nhân cách hóa con gấu nhồi bông. Chúng ta muốn thấy hình ảnh của chúng ta, sự phản chiếu của chúng ta. Nhân cách hóa là một sức đẩy mạnh mẽ của con người. Bởi vậy chúng ta không thấy vướng víu gì khi gọi Watson là “anh ta” Đó là một đáp ứng bình thường của con người.
SPIEGEL: Watson đã đánh bại Jennings và Rutter trong cuộc thi gần đây dễ dàng một cách đáng kinh ngạc. Nếu không phải là giống như con người, liệu Watson có thể nào ít nhất nói với chúng ta điều gì đó về trí óc con người?
Gelernter: Watson không được chế tạo ra để nghiên cứu về trí óc con người. Và người của IBM không tuyên bố rằng họ đã giải quyết được mọi vấn đề về nhận thức. Wastson được chế tạo ra để thắng trò chơi Jeopardy. Có thế thôi. Để thực hiện mục đích đó, nó đang tiến đến chiến lược lập trình tương đương. Chiến lược này nói dứt khoát: quên bộ não đi. Vấn đề là chúng ta có thể khai thác năng lượng thô của máy tính theo cách sao cho chúng ta có thể tạo ra một cái gì đó có khả năng tranh đua với một con người không? Kết quả là một vật thể công nghệ phi thường mà - không giống máy tính chơi cờ IBM Deep Blue - có những hàm ý chủ yếu về trí tuệ nhân tạo ứng dụng.
Kỳ sau:
Bài liên quan: Năm 2045: năm con người trở thành bất tử (5)
http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=15207&LOAIID=34&TGID=1303