Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.046
123.235.205
 
Một ý tưởng sắp "duy vật biện chứng"
Phan Huy Đường

http://biosphere.blog.lemonde.fr/2011/02/07/pour-les-humains-quel-collectif/

07 février 2011

pour les humains, quel collectif ? Cho loài người, đâu là điều chung họ cần ?

 

Ý thế này (xem bản gốc tiếng Pháp ở cuối bài) :

 

"Chúng ta tương thuộc với toàn bộ vũ trụ… thế mà có người muốn khiến chúng ta tin rằng con người cá thể là một đơn tử  lẻ loi hoàn toàn tự do làm theo sở thích. Những đại biểu  của những tôn giáo thờ người theo hình ảnh của Chúa  và những kinh tế gia tự do  tin tưởng vào năng lực tuyệt đối của con người quả kém khả năng quan sát.

 

Cha xứ Jean Meslier đã vứt bỏ tôn giáo của mình ngay trước năm 1729 để chủ trương một quan điểm duy vật rất hiện đại: "Trên cơ sở nào mà họ dám khẳng định hão rằng Chúa có thực ? Vẻ đẹp, trật tự, sự hoàn hảo của những sản phẩm của tự nhiên? Nhưng tại sao phải đi tìm một Chúa vô hình và không thể biết được để gán cho nó chức năng sáng tạo mọi thực thể, mọi sự vật, trong khi những thực thể, những sự vật là có thực và, do đó, đơn giản nhất là gán khả năng sáng tạo, tổ chức những gì chúng ta nhìn thấy, sờ thấy, cho chúng, nghĩa là cho chính vật chất. Tất cả những chất lượng và những tiềm năng mà ta gán cho một vị Chúa đặt ở ngoài tự nhiên, tại sao ta lại không gán cho chính tự nhiên vốn vĩnh cửu ?"

 

Làm sao có thể không tán thành quan điểm này ? Điều chung của chúng ta, chính là vật giới, chính là sinh giới, chính là tự nhiên. Chúng ta đã quên điều ấy và chúng ta đã tàn phá môi trường sống của chúng ta. Thế mà vẫn có những vị giảng đạo đi ngang dọc thế giới để phổ biến những lời lẽ điên rồ của họ và những người cầm quyền chỉ còn biết nói tới phát triển kinh tế để bào chữa cho những hành động phá hoại của họ. Loài người điên, càng ngày càng có nhiều người quan sát sự điên cuồng của chúng ta bắt đầu nói thế."

 

*

Rõ ràng là triết lý duy vật. Lại đi xa hơn chủ nghĩa duy vật kinh điển một bước: Thiên nhiên ở đây bao gồm vật giớisinh giới. Và sinh giới không đơn thuần máy móc quy về vật giới: matière và biosphère. Không khác triết lý của Marx bao nhiêu (11 Luận đề về Feuerbach), tuy triết lý của Marx rất mơ hồ về sinh giới và Engels đành không bàn tới nơi tới chốn vì chàng công nhận mình và loài người thời ấy chưa có đủ kiến thức trong lĩnh vực này, nên chàng không muốn lạm bàn cho sướng miệng  thôi.

 

Theo tôi, chỉ đi thêm một bước thì là triết lý "duy vật" biện chứng :

 

1/ Vật chất và thiên nhiên ở đây là những khái niệm chỉ có trong đầu của con người.

2/ Những khái niệm ấy do con người tạo ra, chỉ có trong nhân giới thôi. Chúng sẽ biến mất khỏi vũ trụ, kể cả sinh giới, khi nhân loại vong thân. Không có nghĩa là sinh giới vong thân nhe. Theo kiến thức của ta hôm nay, điều ấy ắt tới, tuy sớm muộn còn tùy tư duy và hành động của loài người.

3/ Con người có khả năng tạo ra chúng vì :

a/ Nó có khả năng tư duy bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ đó do chính nó sáng tác. Ngôn ngữ là nguồn gốc và tương lai của tư duy. Nó là sáng tác tập thể của loài người xuyên qua quan hệ chung giữa họ với thiên nhiên.

b/ Điều ấy khả thi vì con người là một vật thể, nó là một bộ phận của vật giới; do đó nó có khả năng trực tiếp hay gián tiếp tác động vào vật giới và qua đó mà hiểu vật giới. Nhưng nó cũng là một sinh thể, có khả năng cảm nhận, "ý thức" về vật giới và sinh giới ngoài mình và ở mình, cách này cách nọ, mức này mức kia, dưới hình thái này, hình thái nọ. Cuối cùng, là người, nó có khả năng nói cho nhau biết những điều ấy xuyên qua một ngôn ngữ có khả năng tồn tại sau khi nó chết, một cách rất đặc biệt : ngôn ngữ ấy lưu lại ở người còn sống tư duy và tình cảm của hằng hà sa số người đã chết và thấm vào bất cứ ai đón nhận nó, bất cứ ai học nói để nên người. Còn mỗi cá nhân học được gì thì… tuỳ, trước tiên là tuỳ hoàn cảnh nên người của riêng mình.

 

Tóm lại, thiên nhiên, vật giới và sinh giới, xét cho cùng, là những vấn đề văn hoá (trong đó có tư duy khoa học !) Vì thế, trong kích thước ấy, ai cũng có quyền bàn, và có không ít người tào lao. Nên bàn, nếu không sợ phải bàn, vì, bàn tới cùng sẽ phải bàn về… chính mình. Chẳng thích thú gì !

 

Ở Tây Âu, chủ nghĩa duy vật, duy sinh, duy lý, đã có và thành văn bản trong văn hoá Hy Lạp cổ. Không phải lúc nào cũng thuần nhất. Phải qua bao nhiêu thế kỷ suy ngẫm chúng mới từ từ kết tụ lại, đặt cho con người những câu hỏi đáng hỏi hóc búa. Có thể thế kỷ 21 sẽ chứng kiến và bước đầu giải quyết điều ấy. Nếu thế, triết học sẽ phải kinh qua một cơn khủng hoảng không thể chỉ ghẹo chữ nghĩa mà giải quyết được, và sẽ xúc phạm không ít truyền thống văn hoá của mọi nền văn minh còn ở đời ngày nay.

 

Cuộc khủng hoảng tư tưởng ngày nay trên thế giới, xét cho cùng, là một cuộc khủng hoảng văn hoá. Vì thế, ngày nay, ngoài khoa học đích thực thì triết lý, thơ văn và nghệ thuật rất cần thiết để làm người. Chán thật ?./.

 

2011-02-08

 

L’être humain n’est jamais seul, dès le départ il a besoin de sa mère et de son géniteur, d’un couple parental qui le socialise et l’ouvre sur les autres sinon il deviendrait un enfant sauvage, d’une famille élargie et d’un territoire d’appartenance, de gouvernance locale, nationale et internationale, de la biosphère et de la communauté des êtres vivants, d’une planète, d’un système solaire et d’une galaxie. Nous sommes interdépendants avec l’ensemble de l’univers… et certains veulent pourtant nous faire croire que l’individu est une monade isolée qui a toute liberté d’agir à sa guise. Ces représentants des religions de l’homme à l’image de dieu et ces économistes libéraux qui croient à la toute puissance de l’individu n’ont pas un très grand sens de l’observation.

 

L’abbé Jean Meslier* rejetait dès avant 1729 sa religion pour mettre à la place une conception matérialiste très contemporaine : « Sur quelles bases ont-ils fondé cette prétendue certitude de l’existence d’un Dieu? Sur la beauté, l’ordre, sur les perfections des ouvrages de la nature? Mais pourquoi aller chercher un Dieu invisible et inconnu comme créateur des êtres et des choses, alors que les êtres et les choses existent et que, par conséquent, il est bien plus simple d’attribuer la force créatrice, organisatrice, à ce que nous voyons, à ce que nous touchons, c’est à dire à la matière elle-même? Toutes les qualités et puissances qu’on attribue à un Dieu placé en dehors de la nature, pourquoi ne pas les attribuer à la nature même qui est éternelle ? »

 

Comment être en désaccord avec ce point de vue ? Notre collectif, c’est la matière, c’est la biosphère, c’est la nature. Nous avons oublié cela et nous avons saccagé notre milieu de vie. Pourtant les religieux parcourent encore ce monde de leurs paroles insensées et les gouvernants ne parlent que de croissance pour justifier leurs destructions. Homo demens, commencent à dire de plus en plus d’observateurs de nos folies.

 

* Mémoire des pensées et des sentiments de Jean Meslier (1729), publié après sa mort

 

Phan Huy Đường
Số lần đọc: 2049
Ngày đăng: 27.02.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nguyên Sa, Nhà Báo, Nhà Thơ - Nguyễn Vy Khanh
Ở Biên Giới Của Vô Biên Và Tương Lai - Hoàng Hưng
Đọc Lại Một Bài Phan Khôi Viết 80 Năm Trước - Lại Nguyên Ân
Thời Chiến Vùng Tam-Biên Qua Thơ Lâm Hảo Dũng - Trần Văn Nam
Nhân vật tiểu thuyết Thanh Tâm Tuyền - Nguyễn Vy Khanh
Khi Mê Tín Được Gắn Dấu Quốc Gia - Lại Nguyên Ân
Nietzsche Và Nhóm George - Hamvas Béla
Thơ – Cách Tân Và Cách Tâm. - Hoàng Hưng
Thơ Đẹp Là Một Vận Chuyển Toàn Bộ - Trần Văn Nam
Những Va Chạm Hai Mặt – Xét Từ Cảm Thức Thơ Hậu Hiện Đại - Hoàng Thụy Anh